Triển lãm sắp đặt “Bức tường”
Khai mạc: 18:30, thứ sáu 14/12
Triển lãm: 15/12/2012 – 07/01/2013
Viện Goethe
Thông tin từ Viện Goethe:
Trong lịch sử loài người có rất nhiều bức tường đã được dựng lên rồi lại bị phá bỏ. Trên đó hằn lên dấu vết của máu và nỗi buồn nhân loại. Không chỉ có những bức tường bằng thép và bê tông, mà còn cả những bức tường ảo như những định kiến, phân biệt hay như sự thiếu hiểu biết tồn tại trong suy nghĩ của xã hội.
Ngay cả cuộc sống của nghệ sỹ Lê Huy Hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng của chế độ Pol Pot tại biên giới Campuchia. Từ đó, người nghệ sỹ đã chuyển tải đề tài này vào nghệ thuật của mình. Lần đầu tiên, Viện Goethe trưng bày dự án nghệ thuật Bức tường của Lê Huy Hoàng như một thông điệp về sự vô nghĩa và tàn bạo của chiến tranh.
Tiểu sử Lê Huy Hoàng (PDF, 79 KB)
Phát biểu về dự án của tác giả
Bức tường là một phép ẩn dụ nhằm ám chỉ sự ngăn, chặn, khu biệt, ly cách, giam cầm một cá nhân hay một cộng đồng nào đó. Ngay trong mỗi nội tâm của con người cũng có những bức tường vô hình biến con người thành rô-bốt vô cảm.
Trên thế giới cũng có những bức tường đã sụp đổ hoặc còn đang tồn tại ở dạng này hay dạng khác, chia cách các quốc gia, các cộng đồng như bức tường Berlin, Bắc và Nam Triều tiên, dải Gaza, hay dòng sông Bến Hải trước 1975 giữa Bắc và Nam Việt Nam, những bức tường đó đã và đang chồng chất biết bao xương máu con người.
Sau 2 năm suy nghĩ và phát triển dự án, khởi điểm chỉ là lấy ý tưởng từ nạn Diệt chủng tại Campuchia mà chế độ Pol Pot đã gây ra cho nhân dân nước này trong đó có cả gia đình tôi, và một số người dân Việt Nam. Câu chuyện ban đầu chỉ mang tính cá nhân và gói gọn trong một đất nước vừa đi qua điều đau thương đó. Sau này tôi đã nghiên cứu sâu hơn, dựa vào thực tế lịch sử và thực tại trên thế giới, thấy rất nhiều nơi cũng tồn taị những nỗi đau tương tự, và tôi đã phát triển tác phẩm mang ý nghĩa toàn cầu hơn.
Tác phẩm với một mục đích duy nhất là chỉ thẳng ra tội ác của con người qua Bức Tường Xương như một vật chứng được cụ thể hóa mà khán giả tự tìm thấy phần chìm ý nghĩa lịch sử của nó.
Vào cửa tự do.
![]() | Viện Goethe Hà Nội 56-58 Nguyễn Thái Học Ba Đình, Hà Nội Tel.: +84 4 37342251 Fax: +84 4 37342254 [email protected] website |
Will be there an art talk?
Hi Natalia, pity that there’s no art talk for this exhibition.