Khúc ngoặt giáo dục trong thực hành giám tuyển tại Việt Nam...

Khúc ngoặt giáo dục trong thực hành giám tuyển tại Việt Nam gần đây

Đăng vào
0

Bài viết đã được đăng trên Singapore Biennale Blog.

Khúc ngoặt giáo dục trong thực hành giám tuyển tại việt nam gần đây
(Tác giả: Nguyễn Như Huy)

I: Cuối những năm 90: Giám tuyển với vai trò là một nhà tổ chức sự kiện

Vai trò của một giám tuyển độc lập chỉ được giới thiệu ở môi trường nghệ thuật Việt Nam sau những năm 90, cùng với “chính sách mở cửa” của chính phủ Việt Nam. Lần đầu tiền, nghệ sĩ Việt Nam có thể tổ chức triển lãm một cách độc lập. Đây là một điều rất khác so với trước đây, khi chỉ có hội mỹ thuật (có thể coi là cánh tay nối dài trong việc quản lý văn hóa của chính phủ) mới có thể đứng ra làm chuyện này.

Tuy nhiên, phải chờ đến sự nổi lên của các không gian phá cách thì những giám tuyển độc lập mới xuất hiện. Hai người nước ngoài là Natalia KraevskaiaVeronika Radulovic là những người đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của những vai trò này.
Nguyen Nhu Huy article 1

Nguyen Nhu Huy article 2
Natalia Kraevskaia, vợ của cố nghệ sĩ Việt Nam Vũ Dân Tân, sống cùng chồng tại số nhà 30 Hàng Bông, Hà Nội. Cùng với chồng mình, cả hai đã biến ngôi nhà riêng của họ thành một bệ đỡ cho những nghệ sĩ trẻ Hà Nội thể nghiệm những hình thức nghệ thuật mới. Bất cứ nghệ sĩ nào có ý muốn làm điều gì đó không bình thường đều có thể đến với Natasha (Là tên của thường gọi của Natalia Kraevskaia) để yêu cầu một không gian dành cho việc thực hiện tác phẩm của họ.

Người thứ hai có ảnh hưởng mạnh mẽ về khái niệm giám tuyển độc lập vào thời gian đó ở Hà Nội là Veronika Radulovic. Nghệ sĩ này, vào lúc đó, đã được mời làm giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học mỹ thuật Việt Nam thông qua chương trình trao đổi văn hóa giữa DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst Dienst) và trường mỹ thuật Việt Nam. Vai trò chính của bà là giúp những sinh viên Việt Nam biết đến những thực hành nghệ thuật mới từ phương Tây. Trong thời gian ở tại trường, Veronika đã sử dụng văn phòng của mình để giảng dạy về những hình thức nghệ thuật phương tây mới cũng như tổ chức những hội thảo. Có thể cho rằng, Veronika Radulovic chính là người tạo nên nhóm nghệ sĩ trẻ Hà Nội đầu tiên làm việc với những phương tiện mới của nghệ thuật đương đại như nghệ thuật sắp đặt và đặc biệt là trình diễn.

Đặc tính quan trọng của những sự kiện được Natalia Kraevskaia và Veronica Radulovic giám tuyển tại thời điểm đó là; chúng hầu như diễn ra trong một môi trường khép kín và thiếu sự tham gia của công chúng rộng rãi. Nói cách khác, khán giả của những sự kiện này hầu hết chỉ bao gồm những nghệ sĩ hoặc bè bạn của họ, những người đến hoặc là vì tò mò, hoặc để cổ vũ cho bạn của họ.

Bởi không phải đối phó trực tiếp với công chúng công cộng, công việc của những giám tuyển độc lập (những người thường là chủ của những không gian nơi họ thực hành công việc giám tuyển) thời đó hầu hết giới hạn trong việc cung cấp không gian, liên lạc với các những nghệ sĩ, và tổ chức các sự kiện diễn ra trogn phạm vi hẹp, chứ không cơi nới công việc giám tuyển của mình vào lãnh địa của việc tạo ra các triển lãm hay sự kiện có khả năng xây dựng nên các diễn ngôn chính trị, văn hoá hay xã hội, hay thậm chí “chơi đùa” với mối quan hệ giữa nghệ thuật và công chúng.

Nói cách khác, vai trò của giám tuyển độc lập thời đó chưa được cấu trúc bằng phương pháp học giám tuyển theo nghĩa công việc giám tuyển phải được định nghĩa như một thực hành chuyên biệt của việc xây dựng ý niệm/ý đồ cho một triển lãm hoặc sự kiện, chọn lựa những nghệ sĩ với ý thức để cho triển lãm được giám tuyển có thể thị giác hoá hay tạo nên các diễn ngôn văn hoá, chính trị, xã hội tường mình nhắm tới sự trải nghiệm của công chúng

II: Cuối những năm 90 và đầu những năm 2000: nghệ sĩ địa phương với vai trò giám tuyển

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, nghệ sĩ địa phương ở Việt Nam bắt đầu đảm nhận vai trò của những giám tuyển độc lập.

Có rất nhiều lý do cho hiện tượng này, nhưng lý do quan trọng nhất, theo tôi, là sau khoảng mười năm được biết đến nghệ thuật đương đại phương tây từ những giám tuyển và nghệ sĩ nước ngoài, nghệ sĩ địa phương đã trưởng thành và muốn đảm nhận vai trò tạo ra diễn ngôn nghệ thuật của chính họ. Đối với họ, thời gian cho sự bắt chước thuần tuý các hình thức nghệ thuật phương Tây đã kết thúc. Giờ đây họ muốn tự tìm lấy con đường riêng để xây dựng nên những câu chuyện mang tính bản địa hóa cao.

Một cách lo-gic, những câu chuyện mới này sẽ đòi hỏi các không gian hoặc môi trường mới để có thể tự thể hiện hoặc được lắng nghe. Những không gian được ra đời thời gian đó gồm có Hanoi’s Nha San Duc (thành lập năm 1998), Ryllega (thành lập năm 2004), và Himiko Coffee (thành lập năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh), và New Space Arts Foundation (thành lập năm 2008 tại Huế).

Không gian nghệ thuật Ryllega.
Nguyen Nhu Huy article 3

Chính lúc này, nhiều nghệ sĩ địa phương cũng đã đảm nhận vai trò của những giám tuyển độc lập. Trong số đó có thể kể tới Trần Lương, Nguyễn Minh Phước, Hoàng Himiko, Lê Brothers Thanh và Hải, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Như Huy, Phương LinhBill Nguyễn, v.v.

Nhìn từ góc độ phát triển công chúng nghệ thuật, những thực hành giám tuyển mới do các giám tuyển-nghệ sĩ địa phương thực hiện đã phong phú hơn thực hành do những nghệ sĩ hay những nhà thực hành nghệ thuật nước ngoài thực hiện ở Salon Natasha hay ở trường đại học mỹ thuật Việt Nam. Giờ đây, trong thực hành của mình, các giám tuyển-nghệ sĩ địa phương đã bắt đầu dành ra không gian cho công chúng số đông có thể tham gia cùng. Những sự kiện/triển lãm của họ đã không còn chỉ diễn ra trong những không gian khép kín và riêng tư, mà trong những không gian công cộng. Các ví dụ ở dây bao gồm các sự kiện do Himiko Coffe, một quán coffe tại khu trung tâm TP HCM, hay do Ryllega, một không gian triển lãm nhỏ ở trung tâm Hà Nội tổ chức.

Nhìn từ góc độ phát triển công chúng nghệ thuật, những thực hành giám tuyển mới do các giám tuyển-nghệ sĩ địa phương thực hiện đã phong phú hơn thực hành do những nghệ sĩ hay những nhà thực hành nghệ thuật nước ngoài thực hiện ở Salon Natasha hay ở trường đại học mỹ thuật Việt Nam. Giờ đây, trong thực hành của mình, các giám tuyển-nghệ sĩ địa phương đã bắt đầu dành ra không gian cho công chúng số đông có thể tham gia cùng. Những sự kiện/triển lãm của họ đã không còn chỉ diễn ra trong những không gian khép kín và riêng tư, mà trong những không gian công cộng. Các ví dụ ở dây bao gồm các sự kiện do Himiko Coffe, một quán coffe tại khu trung tâm TP HCM, hay do Ryllega, một không gian triển lãm nhỏ ở trung tâm Hà Nội tổ chức.

III: từ năm 2005 đến nay: Giám tuyển với vai trò là thông dịch hay nhà giáo dục

Bắt đầu khoảng năm 2005, một hiện tượng mới đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn biến thực hành giám tuyển thành điều gì đó nhiều hơn việc chỉ là đứng ra tổ chức sự kiện hay triển lãm, hoặc ở nơi các phòng triển lãm cá nhân, hoặc ở nơi các hình hộp trắng (white-cube) của các gallery công cộng.

Thời gian này, nhiều nghệ sĩ từ các thành phố như Huế, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã bắt đầu làm việc với những dự án nghệ thuật cộng đồng, đi từ những dự án đơn giản như trình diễn trong các không gian công cộng (1) đến những dự án phức tạp hơn, như mời những người dân bình thường làm việc chung (2). Thậm chí có người còn cố gắng thực hiện những dự án nghệ thuật theo kiểu nghệ thuật tạo quan hệ theo mô hình Bourriaud.

Những dạng dự án nghệ thuật này đòi hỏi những kỹ năng mới từ các giám tuyển. Tất cả chúng đều diễn ra trong một thời gian dài, và địa bàn làm việc của chúng bây giờ không phải những địa chỉ có tính chuyên biệt với công chúng được cấu thành từ các nhóm “tinh hoa”, mà là những địa chỉ hỗn tạp, nơi các thực tại chính trị, xã hội và văn hóa khác nhau của đời sống hàng ngày đang chồng lớp, và thường xuyên xung đột với nhau.

Chính bởi thực hành giám tuyển phải diễn ra trong các địa bàn mới ấy, mà rồi nó tự động buộc phải trở nên phải dấn thân vào các diễn ngôn xã hội, văn hóa và chính trị chứ không chỉ bị giới hạn trong tính biểu tượng và thử nghiệm thuần khiết của nghệ thuật (đương đại).

Thật vậy, bởi địa bàn làm việc cho những dự án đặt cộng đồng này là những không gian của đời sống hằng ngày, thực hành giám tuyển đã được trình bày trực tiếp cùng với những vấn đề phát sinh từ sự tương tác giữa nghệ thuật đương đại và công chúng địa phương, để không còn bị động và cứng nhắc nữa, mà chủ động hơn, năng động hơn, mở ra với mọi biến cố bất ngờ.

Bởi lý do này, vai trò của những giám tuyển đã tổ chức những dự án cộng đồng từ năm 2005 trở đi đã được chuyển đổi từ vai trò của người tổ chức các sự kiện có tính tiền phong và mang tính thể nghiệm trong một không gian đóng dành cho các công chúng chọn lọc, thành một người tìm cách “thông dịch” nghĩa của nghệ thuật vào không gian công cộng của đời thường, cho những công chúng bình thường. Kết quả của sự chuyển đổi này là việc mối quan hệ giữa những giám tuyển và công chúng địa phương, lần đầu tiên, đã cởi mở hơn bất kỳ lúc nào trước đây.

Chính mối quan hệ cởi mở này giữa các giám tuyển độc lập và công chúng địa phương, đến lượt nó, đã mở ra khả thể cho một sự chuyển hướng quan trọng trong thực hành giám tuyển ở Việt Nam, mà ở đây, tôi muốn gọi là “Bước ngoặt giáo dục”

Nói một cách vắn tắt, bước ngoặt giáo dục xảy ra vào khi vai trò của giám tuyển độc lập đã chuyển hoá thành các nhà giáo dục độc lập và khi thực hành giám tuyển đã chuyển hoá thành một hình thức của giáo dục nghệ thuật.

Có một vài dự án thú vị đã áp dụng những hình thái giáo dục hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là ở Huế và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,ở đây, tôi sẽ chỉ giới thiệu hai trong số các dự án đó, dự án “Làm thế nào để trở thành nghệ sĩ” của Tạ Mỹ Nhàn“CUCA du kích” của Phạm Diệu Hương.
Nguyen Nhu Huy article 4
Dự án của Tạ Mỹ Nhàn không đơn giản sử dụng thực hành giáo dục nghệ thuật như một cú pháp có tính truyền bá thông tin hay tri thức. Thú vị hơn, nghệ sĩ muốn sử dụng dự án nghệ thuật này như một công cụ để khảo sát một cách có phê phán thực tế của giáo dục nghệ thuật chuyên nghiệp ở Việt Nam. Dự án diễn ra trong tháng 10 năm 2011 và được chia làm hai phần.

Nguyen Nhu Huy article 5

Phần đầu tiên là triển lãm các tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng và thành công đã từng học tại trường đại học mỹ thuật Hồ Chí Minh cùng với các tác phẩm của những sinh viên nghệ thuật đang theo học tại trường, được giám tuyển bởi Tạ Mỹ Nhàn. Phần thứ hai của dự án là cuộc thảo luận bàn tròn về chủ đề “giáo dục nghệ thuật chuyên nghiệp tại Việt Nam”, do Nhàn đứng ra tổ chức, cùng với sự tham gia của các nghệ sĩ địa phương, các giám tuyển, nhà sưu tầm nghệ thuật, nhà báo, sinh viên nghệ thuật và khách mời là một sinh viên đã từng theo học trường nghệ thuật Hunter college, New York.

Đây là một sự kiện công khai cho mọi công chúng. Thảo luận bàn tròn đã được quay phim lại với phụ đề tiếng anh và được đăng lên website của ZeroStation, là nhà đồng tổ chức dự án này. Điều này cho phép tất cả mọi người đều có thể xem buồi thảo luận. Xem chi tiết tại đây.

Nguyen Nhu Huy article 6

Nguyen Nhu Huy article 7

So với dự án “Làm thế nào trở thành nghệ sĩ” của Tạ Mỹ Nhàn, dự án CUCA du kích của Phạm Diệu Hương lại có chút khác biệt. Hương không sử dụng giáo dục nghệ thuật như một chủ đề để thảo luận một cách phê phán, mà như một công cụ để cùng sản xuất kiến thức về nghệ thuật đương đại cho công chúng địa phương.

CUCA là viết tắt của “khóa học hiểu về nghệ thuật đương đại”, và từ “du kích” là để chỉ hình thức hoạt động của khóa học. Các buổi học đều diễn ra ở những quán cà phê hoặc phòng trà ở Hà Nội. Phạm Diệu Hương tốt nghiệp thạc sĩ ngành nghệ thuật tạo hình, mỹ học và triết học nghệ thuật tại trường Paris I Sorbonne, Pháp vào năm 2007. Hiện cô đang giảing dạy lịch sử mỹ thuật tại trường đại học mỹ thuật Việt Nam. Cho khoá học CUCA Du kích, Hương đã tổ chức một chuỗi những lớp học với nhiều vấn đề từ mỹ học nghệ thuật cổ điển cho đến đương đại. Dự án bắt đầu vào tháng 8 năm 2012, và vẫn đang tiếp diễn cho đến bây giờ. Tất cả những “học viên” của những lớp học này đều là những người khác nhau về độ tuổi, tầng lớp xã hội và nghề nghiệp. Để theo học, Mỗi người phải trả khoảng 100 đô la mỹ cho một khóa học hai tháng. Các lớp học này không chỉ có tính cố định ở một hình thức, mà còn được phát triển theo nhiều hình thức khác nhau, ví dụ đạp xe về nông thôn hoặc thăm các triển lãm hay các xưởng làm việc của nghệ sĩ. Tại các địa điểm ấy, các học viên đã cùng nhau thảo luận về những chủ đề nghệ thuật.

Cả hai dự án của Tạ Mỹ Nhàn và Phạm Diệu Hương, bất kể sự khác nhau về đối tượng khán giả và phương pháp thực hiện, đều cùng chung những đặc điểm về việc trình bày vài trò giám tuyển như một nhà giáo dục độc lập, tức người cố gắng sử dụng thực hành giám tuyển để nghiên cứu, tổ chức triển lãm, tổ chức những cuộc thảo luận bàn tròn, hội thảo hay các cuộc giới thiệu và nói chuyện. Họ làm những dự án này để chia sẻ thông tin và đem lại kiến thức cũng như sự hiểu biết về các vấn đề của nghệ thuật đương đại cho công chúng.

Điểm mấu chốt đầu tiển của những dự án nghệ thuật có kiểu giáo dục này là ý niệm mới về công chúng nghệ thuật đương đại. Nếu những công chúng của nghệ thuật đương đại trước đây đều là những nhóm người “tinh hoa” như người nước ngoài hoặc việt kiều, những người được cho là đã “hiểu” về nghệ thuật đương đại và là khán giả của nghệ thuật đương đại, thì nay, với các dự án nghệ thuật kiểu mới này, công chúng chính là tất cả những ai sẵn sàng tham gia vào những cuộc đối thoại ở mức độ sâu xa với những tác phẩm, nghệ sĩ và giám tuyển.

Điểm mấu chốt thứ hai của những dự án này là sự hiện diện của nhận thức sâu sắc nơi các nghệ sĩ và giám tuyển địa phương về mối quan hệ có tính diễn ngôn với công chúng địa phương. Giờ đây, họ đã đủ trưởng thành để hiểu rằng nếu tất cả những thực hành và tác phẩm chỉ nhằm mục đích nhắm tới các không gian hay các nhóm đặc quyền có tính tuyển chọn (loại trừ), họ sẽ không thể tiếp cận và tạo ra những mối quan hệ diễn ngôn với công chúng địa phương, những người có thể được coi là thành phần quan trọng nhất của mối quan hệ hai chiều cho việc đồng tạo ra giá trị cho mọi dạng thức nghệ thuật đương đại.

Chính từ hai điểm mấu chốt trên, ý niệm mới về “công chúng nghệ thuật” đã được ra đời. Giờ đây, công chúng nghệ thuật đã trở thành những người tham gia năng động tới một mức độ mà họ đã có thể trở thành một thành phần hữu cơ không thể tách rời của các dự án nghệ thuật, và vì thế, có thể cùng tạo ra kiến thức và diễn ngôn với các giám tuyển và nghệ sĩ, để rồi bắt đầu cùng nhau xây dựng một cộng đồng nghệ thuật đương đại đầu tiên ở Việt Nam.

Chú thích:

Nguyen Nhu Huy article 8

1-Ví dụ: Dự án Sneaky Week giảm tuyển bởi Phạm Đức Tùng ở Hà nội, Huế, và thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 gồm những nghệ sĩ từ ba thành phố trình diễn một cách “du kích” ở không gian công cộng và thu ghi tư liệu bằng cách chụp ảnh và quay phim. Cuối dự án, một triển lãm được tổ chức bao gồm những hình ảnh chuyển động và ảnh chụp của những màn trình diễn này. Chúng có thể được xem ở đây.

2-Dự án “Việt dã nghệ thuật” được tổ chức và giám tuyển bởi tác giả của bài viết này, Nguyễn Như Huy, vào năm 2008, diễn ra trong vòng ba tháng tại ba quán cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một dự án liên ngành. Trong dự án chính sẽ có nhiều hoạt động nhỏ được thực hiện. Đầu tiên là hoạt động Không gian có thể di chuyển, tại đó các nghệ sĩ được mời sẽ trình diễn trong các quán cà phê; thứ hai là Mỗi người đề nghị một đề xuất, ở hoạt động này khán giả sẽ được mời để cùng cộng tác với nghệ sĩ tạo ra một triển lãm nhiếp ảnh về chính cuộc sống của mình; và cái cuối cùng là dự án thế giới đa nguyên, dự án này bao gồm một triển lãm tương tác về chủ đề tình yêu đồng tính. Công chúng có thể truy cập trang web được những nghệ sĩ tạo ra để viết ý kiến của họ về tình yêu đồng tính. Cuối cùng, khán giả được mời để thiết kế những album với chất liệu (bao gồm văn bản và hình ảnh) được lấy từ trang web, và họ có thể chia sẻ những album này trong buổi gặp gỡ vào ngày cuối cùng của dự án.

Nguyen Nhu Huy article 9

3- Dự án Vào chợ được Ngô Lực tổ chức năm 2007. Trong mười ngày, nghệ sĩ đã thuê một không gian đủ tiêu chuẩn ở Hanoi dành cho việc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, nhưng không để trưng bày tác phẩm của anh ta. Thay vào đó, Lực biến không gian này thành một khu chợ. Anh mời một quán nước trên đường phố vào phòng triển lãm để thể bán cà phê và trà cho các nghệ sĩ được anh mời để làm bất cứ điều gì họ muốn trong không gian triển lãm Khán giả cũng được mời để vẽ, hoặc làm các đồ vật từ các vật liệu nghệ thuật ược để sẵn trong không gian.

Nguyen Nhu Huy article 10

Cuối dự án, một cuộc thảo luận được tổ chức để các nhà báo được mời có thể thảo luận với các nghệ sĩ về kết quả của dự án.

Về tác giả Nguyễn Như Huy

Nguyen-Nhu-HuyNguyễn Như Huy tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Anh hoạt động với nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau bao gồm nghệ thuật sắp đặt, hội họa, nhiếp ảnh, và nghệ thuật video. Anh cũng là một giám tuyển độc lập, nhà phê bình, và là một nhà thơ. Năm 2004, anh đồng sáng lập a little blah blah, không gian dành cho nghệ sĩ đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2003-2005, anh đồng sáng lập và biên tập cho tạp chí nghệ thuật độc lập trực tuyến Vnvisualart. Anh là giám tuyển của các triển lãm và các dự án như Việt dã nghệ thuật vào năm 1997 và Xin chào, My Darling tại Hàn Quốc vào năm 2008. Hiện anh là giám đốc nghệ thuật của Ga 0, một không gian nghệ thuật độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Như Huy cũng là đồng giám tuyển của Singapore biennale 2013.

Dịch giả: Tạ Mỹ Nhàn

Nguồn tiếng Anh: Singapore Biennale 2013 blog

NO COMMENTS

Leave a Reply