TP HCM – Hội thảo “Kafka – Vì một nền văn học thiểu số”
18:00, thứ tư 18/09/2013
IDECAF
Thông tin từ nhà tổ chức:
Nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của Gilles Deleuze và Félix Guattari, “Kafka – Vì một nền văn học thiểu số”, mời các bạn đến với buổi hội thảo về chủ đề này với sự tham gia của tiến sỹ văn học Nguyễn Thị Từ Huy, dịch giả tác phẩm.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức (1883 – 1924), Franz Kafka là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ 20.
Các tác phẩm nổi tiếng như “Vụ án” và “Lâu đài” cũng như “Hóa thân”, Franz Kafka sử dụng những chủ đề và nguyên mẫu về sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, mâu thuẫn cha-con, những nhân vật trong những cuộc truy tìm đáng sợ, và những sự biến đổi kỳ bí. Tác phẩm của ông là một sự lột tả con người bị chối bỏ trong thời điểm hiện tại.
Những nghiên cứu của Gilles Deleuze và Félix Guattari giúp mở ra những cách hiểu về Kafka và các sáng tác của ông.
Chính vào lúc mà ông trưng chúng ra và sử dụng chúng như một cái bình phong, Kafka hầu như không tin vào luật pháp, vào cảm giác tội lỗi, nỗi sợ hãi, tính nội tâm. Ông cũng ít tin các biểu tượng, các ẩn dụ hay các hoán dụ. Ông chỉ tin vào những kết cấu và những kết chuỗi được vạch ra bởi mọi hình thái của ham muốn. Những đường lẩn trốn của ông không bao giờ là một nơi ẩn náu, một lối thoát ra khỏi thế giới. Trái lại đó là một phương tiện để dò tìm những gì đang được chuẩn bị, và để báo trước những « thế lực hắc ám » của tương lai gần. Kafka thích tự xác định mình về phương diện ngôn ngữ, về phương diện chính trị và về phương diện cộng đồng, bằng các khái niệm thuộc về một nền văn học được gọi là « thiểu số ». Nhưng văn học thiểu số là bộ phận của mọi cuộc cách mạng trong những nền văn học lớn.
Ngôn ngữ: Tọa đàm bằng tiếng Việt
Vào cửa tự do.
IDECAF 28 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM |