Home *Grapevine yêu thích* Trao đổi với giám tuyển Trần Lương tại Singapore Biennale 2013

Trao đổi với giám tuyển Trần Lương tại Singapore Biennale 2013

Nghệ sĩ Trần Lương trên
Nghệ sĩ Trần Lương trên “Ngón trỏ” của Trần Tuấn

Hanoi Grapevine hân hạnh được gặp và trao đổi với giám tuyển cấp cao, nghệ sĩ Trần Lương và một số nghệ sĩ Việt Nam tại Singapore Biennale. “Biennale lần này có rất nhiều thay đổi so với ý tưởng gốc. Các tác phẩm không tĩnh tại và “chỉ để ngắm” mà đòi hỏi tương tác rất nhiều với khán giả, buộc họ phải sử dụng hết cả các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm.

Việt nam có 10 tác phẩm và 11 nghệ sĩ tham dự, được bày ở nhiều điểm khác nhau như Bảo tàng Mỹ thuật (SAM), 8Q SAM, Bảo tàng quốc gia (NMS), Thư viện Quốc gia.

Hãy cùng bắt đầu hành trình nhìn lại các nghệ sĩ và tác phẩm Việt tại Singapore Biennale 2013 này.

Tới với Biennale, ngay trước sân Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, bạn có thể thỏa sức đùa nghịch với bộ năm tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Trần Nam.

Nguyễn Trần Nam

Sinh năm 1979 và hiện đang sống tại Hà Nội, Việt Nam, anh là một nghệ sĩ đa ngành luôn xây dựng tác phẩm qua việc khám phá tâm lý, hành vi và tương tác của con người. Tác phẩm của anh thường sử dụng sự hài hước như một công cụ để giải nghỉa sâu hơn về ảnh hưởng qua lại giữa con người với môi trường sống. Anh đã có nhiều triển lãm như ‘Hinterland’, Luggage Store Gallery, San Francisco (2012); ‘Kẽ’, Nhasan Studio, Hanoi (2010); ‘Indefinitely’, Ryllega Gallery, Hanoi (2008).

Chưa bao giờ vấp ngã, năm 2010* 5 tác phẩm điêu khắc làm từ sợi thủy tinh tổng hợp 140 x 50 cm (mỗi tác phẩm) Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
We never fell (Chúng tôi chưa bao giờ ngã), năm 2010
5 tác phẩm điêu khắc làm từ sợi thủy tinh tổng hợp
140 x 50 cm (mỗi tác phẩm)
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

We never fell (Chúng tôi chưa bao giờ ngã), năm 2010
We never fell – chuỗi năm tác phẩm điêu khắc trong triển lãm này thể hiện những thành viên – nền tảng cho một gia đình và trang phục của họ đại diện cho các giai cấp trong xã hội Việt Nam, từ người nông dân đến giai cấp công nhân. Họ tượng trưng cho một lịch sử phức tạp. Khi có tương tác, các tác phẩm có thể mất cân bằng bởi người xem, gợi lên quá khứ đầy biến động của Việt Nam và hậu quả của việc chuyển động liên tục và thay đổi. Các nghệ sĩ đứng giữa khả năng thích ứng của con người và năng lực sinh tồn khi đối mặt với những gián đoạn. Thách thức quan điểm về sự tồn tại của con người là sự mong manh, tác phẩm cho thấy khả năng phục hồi của con người và sự kiên trì: càng bị xô đẩy mạnh thì sự phục hồi và “bật lại” càng mạnh hơn.

We never fell (Chúng tôi chưa bao giờ ngã), năm 2010 5 tác phẩm điêu khắc làm từ sợi thủy tinh tổng hợp 140 x 50 cm (mỗi tác phẩm) Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
We never fell (Chúng tôi chưa bao giờ ngã), năm 2010
5 tác phẩm điêu khắc làm từ sợi thủy tinh tổng hợp
140 x 50 cm (mỗi tác phẩm)
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Nếu bạn đang tìm một nơi để ngồi xuống nghỉ chân, cẩn thận! Bạn có thể đang ngồi lên “ngón trỏ” của Trần Tuấn đấy. Thực tình phải gọi là “Những ngón trỏ” mới phải, bởi có đến bốn ngón trỏ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như da bò tót, sừng, tóc người, da cá sấu, v.v.

Ngón trỏ , 2013 Phương tiện truyền thông hỗn hợp, bộ 4 tác phẩm Kích thước đa dạng Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
Ngón trỏ , 2013
Phương tiện truyền thông hỗn hợp, bộ 4 tác phẩm
Kích thước đa dạng
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Trần Tuấn sinh năm 1981 và sống tại thành phố Huế , Việt Nam. Anh thường tranh đấu giữa việc tường thuật hiện tại với thực tế kế thừa của quá khứ để đi tới khái niệm về chiêm nghiệm và hòa giải. Một số triển lãm anh tham dự bao gồm “Mây biến thể”, UBND thành phố Huế (2012), Nặng bồng nhẹ tếch, Festival Huế (2010), Đối thoại, Viện Goethe, Hà Nội (2004).

 Ngón trỏ , 2013 Phương tiện truyền thông hỗn hợp, bộ 4 tác phẩm Kích thước đa dạng Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Ngón trỏ , 2013
Phương tiện truyền thông hỗn hợp, bộ 4 tác phẩm
Kích thước đa dạng
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Ngón trỏ, 2013
Ngón trỏ – Được bọc chắc chắn bởi lớp vỏ là những chất liệu kỳ lạ – như xương động vật, da bò tót, tóc người và da cá sấu – ngón trỏ gợi lên hình ảnh những mảnh đồ nội thất xa hoa của những kẻ quyền lực và giàu có, trong khi tập trung chú ý tới sự hy sinh của các nạn nhân chưa thể vượt qua nỗi đau chiến tranh. Ngón trỏ là “ngón chỉ tay, ra lệnh”, nó quan trọng với mỗi người lính. Có những người phản đối chiến tranh cắt đứt ngón tay trỏ của mình để tránh nghĩa vụ quân sự quân sự. Tuy nhiên, việc cắt ngón trỏ được thế hệ trẻ nhìn nhận như một lời nhắc nhở không mong muốn những hậu quả tàn dư của chiến tranh. Thứ mất đi của người này lại trở thành phụ kiện trang sức và niềm vui của người khác, Trần nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh lại quá trình đàm phán với quá khứ – sự thiếu vắng một ngón tay cần khẳng định rõ hơn sự hiện diện của cuộc chiến lớn hơn vì hòa bình. Trần Nam muốn nói đến sự dân chủ trong xã hội phát triển đi liền với thói quen tiêu dùng?

Trong thời gian khai mạc, nếu bạn vào phòng vệ sinh nào đó hay ra sân sau của SAM và có rửa tay thì chắc sẽ không thể quên những chú “tễu xà phòng”

“Tễu xà phòng” (Little Soap Boy)
phương tiện truyền thông hỗn hợp: chất liệu bọc ghế sofa và tóc người
160 x 140 x 200 cm
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Vũ Hồng Ninh

Đây là lần đầu tiên Vũ Hồng Ninh tham gia Biennale và lần đầu tiên tới Singapore. Sinh năm 1982, Vũ Hồng Ninh tìm cách thể hiện những quan sát tinh tế về xu hướng hành vi con người trong mối quan hệ với các giá trị xã hội và chuẩn tắc đạo đức. Triển lãm anh đã tham gia gồm ‘Bùm Bùm”, Festival Huế (2010), ‘LimDim’, Bảo tàng Stenersen, Oslo, Na Uy (2009) , ‘Phục hồi’, dự án Saigon Open City, Việt Nam (2007) .

“Tễu xà phòng” (Little Soap Boy)
phương tiện truyền thông hỗn hợp
160 x 140 x 200 cm
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

“Tễu xà phòng” (Little Soap Boy) 

“Tễu xà phòng” lấy cảm hứng từ một loạt các hình tượng: Manneken Pis, một bức tượng đá mang đậm tinh thần nổi loạn của Brussels, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người truyền dạy Phật giáo; và những bức tranh thời Phục hưng của các thiên thần. Ngón tay giữa giơ lên từ một cậu bé đáng yêu gây kích động tới khán giả phải chú ý. Phủ bên ngoài là hình ảnh chiếc lá cũng lấy cảm hứng từ việc nơi Phật ngồi xung quanh luôn có chín đầu rồng. Khán giả được yêu cầu lấy xà phòng từ chính người cậu bé để rửa tay. Tác phẩm đã được đi triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới và phản ứng rất khác nhau. Câu hỏi trong lần này sẽ là: Khán giả sẽ tương tác với cậu bé này thế nào? Họ sẽ “phá” phần nào trước? Còn bạn, bạn sẽ chạm vào phần nào trước?

Lên tầng 2, bạn có thể chiêm ngưỡng trong Chapel là tác phẩm Specula của Nguyễn Oanh Phi Phi. Hẳn bạn sẽ thấy rất quen phải không? Nhất là khi bạn đã từng tham dự triển lãm của cô ở L’Espace Hà Nội.

Specula, 2009 Nguyen Oanh Phi Phi Installation of Vietnamese lacquer on epoxy and fibreglass composite with iron frame Dimensions variable Photo Courtesy of Nguyen Ngoc Khanh
Specula, 2009
Nguyen Oanh Phi Phi
Installation of Vietnamese lacquer on epoxy and fibreglass composite with iron frame
Dimensions variable
Photo Courtesy of Nguyen Ngoc Khanh

Đọc thêm về Oanh Phi Phi và các nghệ sỹ khác của Việt Nam tại Singapore Biennale.

NO COMMENTS

Leave a Reply