KVT – Thế giới Sơn mài Tuyệt diệu của Vũ Đức Trung
Một lần nữa, KVT lại rơi vào bùa chú của một họa sĩ sơn mài tài ba và Đông Phong.
Khi bạn bước vào Phòng tranh Đông Phong siêu nhỏ bé nhưng thân thiện trên phố Lý Đạo Thành để chiêm ngưỡng những tác phẩm sơn mài hình tròn tinh tế của họa sĩ Vũ Đức Trung, trí óc của bạn có thể bắt đầu quay mòng mòng, nhất là khi bạn thích nghệ thuật trừu tượng của mình có một vài điểm tham chiếu.
Một vài người xem ngay lập tức liên tưởng đến phong cảnh (mặc dù họa sĩ đã khẳng định chúng không hẳn là phong cảnh).
Và một người mua bức tranh đẹp đẽ này chắc chắn rằng anh ta đã sở hữu được bức tranh đẹp nhất triển lãm.
Một vài người xem lại nhìn thấy những hành tinh trong các hệ mặt trời khác.
Những người khác lại nhìn thấy sự phản chiếu của các hồ nước sâu tĩnh lặng.
Trong khi đó, một vài người khác, ví dụ như người mua tranh đến từ Thụy Sĩ đã ngắm tranh qua mạng và chọn cho mình một bức rất đẹp từ triển lãm hay hai người mua đến từ Thái Lan đã nhìn thấy được một món tuyệt vời với giá rất hời để chộp ngay, lại chỉ muốn khám phá xem những câu chuyện có bao giờ thay đổi trong chiều sâu của những tác phẩm sơn mài này.
Một phòng tranh bán hàng trên mạng – không hề có liên quan với phòng tranh Đông Phong – nhận ra rằng rất nhiều người mua cần một điểm tham chiếu và do đó đã đặt tên cho bức tranh đẹp này (hiển nhiên, nó không có trong triển lãm lần này) là “Cỏ hoang xanh dương”.
Tôi đã là một fan hâm mộ họa sĩ Vũ Đức Trung từ hơn 7 năm nay và bất cứ khi nào tôi ngắm tác phẩm của anh, tôi lại ca ngợi chúng hết lời. Triển lãm lần trước của anh tại Phòng Tranh Mai và tôi cũng đã đánh giá cao nó. Giờ tôi lại nhắc lại câu chuyện từ bài viết cảm nghĩ lần đó vì tôi không thể không nhắc lại câu chuyện này mỗi khi tôi viết cảm nghĩ về những tác phẩm sơn mài của Trung, dù chúng lớn hay chúng nhỏ.
Năm 2007, một phòng tranh nhỏ và phi lợi nhuận tại cửa hàng đầu tiên của Bookworm tại phố Ngô Văn Sở đã quyết định tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên cho họa sĩ 26 tuổi đầy tiềm năng Vũ Đức Trung và anh đã ngần ngừ và lo lắng mang những tác phẩm của mình đến phòng tranh, đặt chúng lên tường để ngắm xem chỗ nào thích hợp treo chúng.
Một phụ nữ người Na Uy đã nhìn thấy những bức tranh đang được mang vào và quyết định bà phải mua một bức to. Ngay lập tức!
“Bức tranh này bao nhiêu tiền?” Bà ấy hỏi bằng giọng tiếng anh âm nặng.
“Bà hãy hỏi họa sĩ.” Chủ gallery nói. “Chúng tôi để họa sĩ tự định giá tranh cho mình”
“BBức tranh này bao nhiêu tiền?” bà ý đến trước một Trung đang bị bối rối và hỏi.
“Ah ah ah ah… 400 đô la” họa sĩ lắp bắp tiếng anh âm nặng… đưa ra một cái giá vừa chợt nảy sinh trong đầu.
“Đồng ý!” bà khách nói, “Nhưng tôi cần nó ngay bây giờ. Lái xe của tôi đang ở ngay bên ngoài nên cũng không cần phải đóng gói nó”. Khi nói thế, bà đưa tiền trả và rời phòng tranh.
Và cứ như vậy, giá tranh được định ra, thậm chí trước cả khi chúng được treo lên tường, một vài khách qua đường ghé thăm và mua từng bức một, một người bán tranh cho phòng tranh đã gặp Trung để yêu cầu được đại diện cho anh ở nước ngoài và một nhà báo đã quyết định viết bài về những tác phẩm của anh cho một tờ báo tiếng anh.
Đó chính là câu chuyện về những tác phẩm sơn mài của Trung đã được giới thiệu lần đầu tiên ra công chúng như thế nào.
Trong triển lãm cá nhân của anh năm 2012 tại Phòng tranh Mai, Trung đã giới thiệu hai tác phẩm hình tròn và cũng thu được nhiều lời thì thầm tán thưởng.
Những bức ảnh không chuyên của tôi không thể truyền tải được hết những phức hợp mỏng manh và những mầu sắc vốn chỉ có trong tất cả các tác phẩm sơn mài của Trung….chỉ những đôi mắt tinh tường mới có thể điều khiển để làm điều đó hay một nhiếp ảnh gia đại tài với một cái máy ảnh và ánh sáng chuyên nghiệp mới làm được điều đó.
Kể từ đây, những bức ảnh nghiệp dư chụp triển lãm của Trung tại phòng tranh Đông Phong sẽ chỉ ra những tác phẩm đang được trưng bày đẹp thế nào nhưng chỉ gián tiếp miêu tả được chiều sâu lung linh và bí ẩn ngọt ngào.
Nếu bạn muốn ngắm triển lãm với vẻ đẹp ngọt ngào của toàn bộ các tác phẩm trưng bày, bạn nên đến triển lãm thật nhanh bởi vì khi những du khách hay người đi ngang qua triển lãm bắt gặp bức tranh họ thích, họ sẽ mua và mang chúng về nhà ngay. Thậm chí, khi tôi đến lần thứ hai để ngắm tranh một ngày sau đó thôi, tôi đã thấy có chấm đỏ ở ngay dưới một bức tranh rồi.
Các bức tranh sơn mài bày trong triển lãm lần này có hai kích cỡ và chắc chắn là có giá hợp lý rồi (bao gồm cả phần hoa hồng mà phòng tranh xứng đáng được hưởng). Cụ thể là giá 1,400 đô la cho những bức nhỏ như dưới đây.
Và 2000 đô la cho bức lớn hơn, như ví dụ dưới đây:
Khi Trung vẽ tranh sơn mài, anh luôn sử dụng sơn mài truyền thống và vẽ cẩn thận chi tiết theo cách vẽ truyền thống nhưng anh luôn luôn đẩy chất liệu sơn mài theo xu hướng trừu tượng. Điều đó đã mang lại cho anh một nhóm những người ngưỡng mộ, giống như tôi có hai hoặc ba bức tranh của anh mà tôi thường xuyên ngắm nhìn chúng. Và giả sử nếu tôi mua một trong những bức tranh ở triển lãm lần này, hẳn là tôi sẽ ngắm chúng thường xuyên.
Triển lãm lần này quá hay để bị bỏ lỡ… và tôi hiểu rằng Vũ Đức Trung là một trong những gương mặt họa sĩ trẻ tiêu biểu trong quyển sách nghệ thuật mới sắp được giới thiệu ở Viện Goethe tối thứ năm này, vì thế chúc mừng anh lần thứ hai.
Chín họa sĩ: Nguyễn Huy An, Bàng Nhất Linh, Thái Nhật Minh, Nguyễn Phương Linh, Lê Hoàng Bích Phượng, Hà Mạnh Thắng, Phạm Huy Thông, Vũ Đức Toàn, Vũ Đức Trung. Tác giả cuốn sách quan tâm đến hành trình nghệ thuật của họ bởi vì tác giả nhận ra họ nổi bật và khác biệt với những họa sĩ khác cùng thế hệ với họ.
Dịch: Thanh Mai (Phòng tranh Đông Phong)
Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây. |