Home Sự kiện Mĩ thuật Ilza Burchett – Ở giữa Hư cấu và Hiện thực: Triển lãm...

Ilza Burchett – Ở giữa Hư cấu và Hiện thực: Triển lãm ‘Tranh Bờ Hồ” của Lê Quảng Hà

Đăng vào
1

Ilza

Bằng một cử chỉ dị giáo, Lê Quảng Hà, đứa con bất trị của Nghệ thuật đương đại Việt Nam, mở cánh cửa xưởng vẽ của ông ta cho thiên hạ bước vào triển lãm gần đây của mình, nhan đề là “Tranh Bờ Hồ”.

Le Quang Ha 17

Sẽ là đúng, khi nói rằng hầu hết họa sĩ coi xưởng vẽ của mình như không gian cực kỳ thân thuộc, đầy trí tuệ, đậm cảm xúc, nơi họ đắm mình vào tìm kiếm những ý tưởng mới, chìm vào những cách hình dung mới trong chiêm nghiệm thế giới của riêng họ – một thế giới tưởng tượng, hoặc có thực – và dâng hiến những quãng đời mình cho sáng tác nghệ thuật.

Le Quang Ha 11

Hầu hết nghệ sĩ sẽ chỉ cấp quyền được thâm nhập vào không gian nói trên của họ cho những người thân nhất, và vào những lúc cần, cho các nhà sưu tập – những ai có thể hỗ trợ, thúc đấy quá trình sáng tạo của nghệ sĩ.

Nhưng chỉ có một số không nhiều nghệ sĩ – đặc biệt là các họa sĩ – bằng lòng mở triển lãm cho công chúng xem ngay trong xưởng vẽ của mình, cho phép những riêng tư của không gian sáng tác của họ, và dạng vật chất của thế giới riêng của họ, lan tỏa vào phạm vi công cộng.

Trong thời hạn 10 ngày, triển lãm “Tranh Bờ Hồ” của Lê Quảng Hả, với biểu hiện vật chất và phong cách của nó, cùng với nội dung chủ đề của nó, đã dẫn dắt tới khoảng không gian nằm giữa những giao tuyến được phác thảo sơ sài phân cách cái riêng và cái chung trong lòng xã hội.

Cách mà Lê Quảng Hà điều khiển từ xa thách thức sự tương phản giữa cái riêng và cái chung, thách thức sự trùng khớp các “bánh răng” riêng và chung, không chứa đựng điêu gì đơn giản hoặc ngây thơ: cả lập trường người nghệ sĩ Lê Quảng Hà – một cuộc biểu dương lực lượng táo bạo của chân thành và lương thiện, một tuyên ngôn của quả cảm và trung thực, lẫn việc ông bổ sung thêm sự bộc lộ về hình thể của môi trường sáng tác riêng của mình, nơi mà cái tưởng tượng, cái hư cấu trong tác phẩm của ông bắt đầu đạt tới một tính chất không hư cấu, và thay hình đổi dạng thành cái có thật.

Để thúc đấy hướng tư duy này, làm cho nó hiển hiện với những ai tới xem triển lãm của mình, Lê Quảng Hà mô phỏng dạng vật thể của phạm vi công cộng hiện tại, và “khớp bánh răng” nó với những gì là không gian riêng của ông, bằng cách trưng ra một mô hình thu nhỏ của Tháp Rùa trong ao của vườn cảnh của xưởng vẽ, nơi cũng đóng vai trò như một sắp đặt về hội họa/điêu khắc trong triển lãm của ông.

Le Quang Ha 14

Le Quang Ha 04

Le Quang Ha 06

Mang tính biểu tượng không thể phủ định, hành vi và ý tưởng như thế là trung tâm câu chuyện mà các tác phẩm của triển lãm của Lê Quảng Hà muốn kể: chúng tạo ra các giao điểm và các nút kết nối của tưởng tượng với thực tiễn của cuộc sống hiện tại.

Trong viễn cảnh này, triển lãm ‘Tranh Bờ Hồ” cãi cho tính có căn cứ và sự hợp lệ của cách thuyết minh về phong cách nghệ thuật của Lê Quảng Hà, nơi mà quan điểm hư cấu trong vườn cảnh dễ sợ và các nhân vật gớm guốc “khớp bánh răng” với hiện thực của thế giới, và với một hiện thực mà từ đó chúng sinh ra và hiện lên.

Cách mà người nghệ sĩ này bảo vệ bằng biểu tượng cho các niềm tin của mình, cách ông miêu tả, cho cách biểu hiện thị giác, và cho danh sách các hình thức và kỹ thuật diễn tả thị giác, chiếu rọi luồng ánh sáng cho thấy: sự châm biếm, sự pha trộn cái thật và cái tưởng tượng, và sự trào phúng, sự nhại người khác và tự nhại lại chính mình – là biểu hiện, là sản phẩm của hiện thực bị làm biến dạng đi.

Mỗi bức họa và mỗi tác phẩm điêu khắc trong triển lãm này có thể “đọc” được như ta đọc một tranh truyện trong cuốn sách tranh.

Triển lãm này – như một tập hợp của những truyện tranh làm nên một cuốn sách.

Không gian xưởng vẽ của Lê Quảng Hà chính là bìa của cuốn sách ấy.

Le Quang Ha 01

Le Quang Ha 02

Le Quang Ha 03

Le Quang Ha 07

Le Quang Ha 08

Le Quang Ha 09

Le Quang Ha 10

Le Quang Ha 13
Le Quang Ha 12

Le Quang Ha 15

Mở bung ra trên bờ hồ, triển lãm chào đón người qua đường vào xem ngẫm nghĩ.

Thực hay hư cấu đây?

Dịch: Lê Đỗ Huy

Ilza tin tưởng sâu sắc rằng không gì có hại hơn sự bàng quan lãnh đạm và rằng chỉ những bài phê bình dựa trên đánh giá bình đẳng về thực tiễn nghệ thuật đương đại mới là cách để mở mang và khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo cũng như những ý tưởng nghệ thuật độc đáo — từ đó bồi đắp cho sự am hiểu về nghệ thuật thị giác đương đại cũng như vai trò sáng tạo những giá trị văn hóa của người nghệ sỹ.
Ilza Burchett là một nghệ sỹ đã tham gia nhiều triển lãm trên thế giới, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam.

1 COMMENT

Leave a Reply