Hội thảo và Chiếu phim với Nhà làm phim Nguyễn Trinh Thi...

Hội thảo và Chiếu phim với Nhà làm phim Nguyễn Trinh Thi ở London

"Letters from Panduranga", 2015, video, 2m x 3m. Image courtesy of Trinh Thi Nguyen
“Những lá thư Panduranga”, 2015, video, 2m x 3m. Bản quyền ảnh thuộc về Nguyễn Trinh Thi

Nhà làm phim người Hà Nội Nguyễn Trinh Thi sẽ tổ chức một buổi hội thảo về làm phim phi hư cấu, được tiếp nối bởi buổi chiếu ba bộ phim của cô – ‘Jo Ha Kyu’, ‘Bài ca Ra trận’, and ‘Những lá thư Panduranga (Trong Khói và Mây)’ – vào ngày 10/03/2016 tại Đại học Goldsmiths tại London (Goldsmith University of London.

Trong buổi hội thảo, Nguyễn Trinh Thi sẽ giới thiệu các tác phẩm và quá trình làm phim của cô, sử dụng các đoạn clip từ các tác phẩm. Buổi hội thảo sẽ nói về chủ đề thử nghiệm trong quá trình làm phim phi hư cấu, bao gồm việc sử dụng các đoạn phim, phần biểu diễn, nhật ký và cấu trúc luận.

Một giờ sau hội thảo, ba bộ phim của Nguyễn Trinh Thi sẽ được trình chiếu, bao gồm: Jo Ha Kyu (2012), Bài ca Ra trận (2011), và Những lá thư Panduranga (Trong Khói và Mây) (2015).

Khái niệm cơ bản của cấu trúc tường thuật trong nghệ thuật tuyến tính truyền thống của Nhật Bản, jo-ha-kyu, được hiểu mơ hồ ngược lại với kinh nghiệm chủ quan của nhà làm phim Tokyo ngay sau trận động đất Nhật Bản 2011. Một mặt, “Jo Ha Kyu” nói về cuộc xung đột và cùng tồn tại của thế giới cụ thể và trừu tượng, giữa tuân thủ mục tiêu và kinh nghiệm chủ quan, tường thuật và không tường thuật, phim tài liệu và hư cấu.

Image from Nguyen Trinh Thi's website
Ảnh từ website của Nguyễn Trinh Thi

‘Bài ca Ra trận’ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam từ năm 1973 làn trung tâm. Bằng cách biến tấu “Bài ca Ra trận” (Song to the Front) do Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFF thực hiện, nhà làm phim đã biến bộ phim đen trắng cổ điển thành một họa tiết nhỏ, mà qua đó thể hiện rõ hơn yếu tố thẩm mỹ và lãng mạn của bộ phim tình cảm xã hội hiện thực này.

Song to the Front Nguyen Trinh Thi

‘Những lá thư Panduranga (Trong Khói và Mây)’ kể về việc trao đổi thư bí mật giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Bộ phim lấy cảm hứng từ việc chính phủ Việt Nam có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước ở Ninh Thuận (trước đây gọi là Panduranga), ngay tại vùng đất tâm linh của người dân bản địa Chăm, đe dọa sự sống còn của chế độ văn hóa mẫu hệ Hindu trải dài gần hai ngàn năm. Bộ phim đã giúp Nguyễn Trinh Thi giành được Giải Nghệ sĩ Mới Xuất sắc nhất Sử dụng Digital/Video tại giải thưởng Prudential Eye Awards 2016.

Screenshot from "Letters from Panduranga". Image courtesy of Nguyen Trinh Thi
Ảnh chụp màn hình từ bộ phim “Những lá thư Panduranga”. Bản quyền ảnh thuộc về Nguyễn Trinh Thi

CHƯƠNG TRÌNH:
10/03/2016
14:00 – 16:00: Hội thảo
17:00 – 19:00: Chiếu phim

Nguyễn Trinh Thi là một nhà làm phim độc lập và nghệ sĩ video/media tại Hà Nội. Những sáng tác phong phú của cô liên tục nghiên cứu vai trò của trí nhớ trong những bí mật lịch sử bị ẩn giấu, thay thế hay nhầm lẫn, và xem xét vị trí của các nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam. Cô là người sáng lập và là giám đốc của Hanoi DOCLAB, một trung tâm độc lập dành cho phim tài liệu và thúc đẩy nghệ thuật hình ảnh ở Hà Nội từ năm 2009.

NO COMMENTS

Leave a Reply