Trò chuyện cùng Pujita Guha: “Người lữ khách vào rừng”
18:30, thứ sáu 15/06/2018
DOCLAB
Thông tin từ DOCLAB:
Hanoi DocLab mời các bạn tham dự buổi nói chuyện #2 tại không gian mới của chúng tôi:
“Người lữ khách vào rừng”
Pujita Guha
Trường Nghệ thuật và Mỹ học, Đại học Jawaharlal Nehru
Trong tác phẩm qui mô 8 giờ đồng hồ đoạt giải tại Berlinale 2016, Hele Sa Hiwagang Hapis (Bài hát ru nỗi ẩn mật muộn phiền) tác giả người Philippines Lav Diaz cắt ghép 3 tuyến truyện diễn tiến trong khu rừng nọ, gợi nhớ tới Cuộc cách mạng Katipunan 1896-97. Tuyến truyện đầu tiên thuật lại Gregoria de Jeus tìm kiếm dấu tích của chồng mình là Katipunan Supremo Andres Bonafacio; tuyến truyện tiếp theo xoay quanh nhân vật hư cấu của Jose Rizal có tên Simoune tháo thân vào khu rừng; cuối cùng, các Tikbalang, ma ngựa, đùa bỡn những vị khách bất cẩn của khu rừng. Một lịch sử được nhuộm bằng huyền thoại, và một lịch sử ít biết, tôi muốn nói tới khu rừng hiện diện như nơi chốn cốt yếu để mường tượng ra những lịch sử của Philippines phơi lộ bên ngoài diễn ngôn đang tồn tại.
Gần gũi với lịch sử mờ đục và phân mảnh mà bộ phim xử lý, khu rừng cũng không tỏa vươn như một không gian khẳng khiu dễ dàng bị đưa cho khảo cứu của con người. Nó rậm rạp, rối rắm, một địa bàn quanh co chơi giữa đôi bờ ánh sáng và bóng tối, biết và không biết, hữu hình và vô hình. Khi đó, bằng việc đọc tứ phim, bài trình bày này đảm nhận hoạt động tái-cấu hình khu rừng theo lối định vị điển hình trong tính hiện đại. Có người coi khu rừng là một không gian trinh nguyên, chốn nao, lánh xa khỏi những xâm phạm bạo lực của lịch sử – cõi miền biệt lập hùng vĩ. Tôi tái-mường tượng khu rừng như không gian có sống, có va chạm, sống qua tất cả định mệnh mình. Vậy nên, khu rừng mở rộng khái niệm về lịch sử ra ngoài thổ ngơi trong khi xếp nếp những vết tích lịch sử của chính nó. Nó là nhân chứng cho bao lịch sử ẩn mật, thầm thĩ được vận hành ở đó, rốt cục lại trở thành tư liệu cho điều tương tự.
Khu rừng trở thành không gian quan trọng mà dự án này vắt ngang: một thế giới đóng cho các cuộc cách mạng chống thực dân gặp những nền văn hóa ngoại-duy linh giáo, pháp sư gặp quân binh, và các vật thể đạt đến đời sống huyền diệu tự nó. Là lãnh địa mịt mùng, dễ khơi gợi sâu xa, khu rừng cho phép người ta soi ngắm một vướng mắc bằng nhiều hình thái khác nhau, gia nhập thế giới mà vật thể, thực vật, động vật hoặc khoáng vật, bắt đầu nói giống nhau. Từ đó, bài trình bày phản tư mối tương tác giữa xã hội/ văn hóa, lịch sử và huyền ảo, rồi cả tự nhiên và văn hóa.
(Dịch: Ngô Thanh)
Xem trailer phim:
Về diễn giả:
Pujita Guha hiện đang theo đuổi chương trình Tiến sĩ ngành Nghiên cứu Điện ảnh, Trường Nghệ thuật và Mỹ học, Đại học Jawaharlal Nehru. Gần đây, cô đã hoàn thiện luận án MPhil (trước Tiến sĩ) tập trung vào giao điểm giữa nhận thức về môi trường và điện ảnh Đông Nam Á, với sự tập trung đặc biệt vào nhà làm phim người Philippines Lav Diaz. Cô đã được xuất bản trên nhiều tạp chí khác nhau, được giới thiệu trong các tuyển tập sắp xuất bản, và hiện đang dạy tại Đại học Delhi. Hiện cô đang phát triển cùng giám tuyển Abhijan Gupta một chương trình giảng dạy ‘The Forrest Curriculum’, một hệ thống sư phạm đề xuất làm việc với các viện nghiên cứu, các nhà làm phim, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà hoạt động, sinh viên và các bên liên quan tại địa phương để tạo ra các hệ thống chia sẻ kiến thức, được tổ chức xoay quanh các địa điểm cụ thể và lĩnh vực hoạt động liên quan đến rừng Đông Nam Á.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh, có phiên dịch tiếng Việt
Vào cửa tự do (Vì chỗ ngồi có hạn, mời các bạn tới sớm để đảm bảo có chỗ ngồi)
Chúng tôi không có chỗ để xe, mời các bạn tới sớm và để xe bên khu vực đền bên đường đối diện với Ngõ 378 Thuỵ Khuê, rồi đi bộ vào ngõ 376, tới ngách 12 bên tay phải các bạn rẽ vào, nhà 11 nằm ở 2 mặt ngách, có sơn chữ DocLab bên ngoài.
Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện
DOCLAB 376/12/nhà số 11 Thuỵ Khuê, Hà Nội |