Buổi chiếu video nghệ sĩ “Khi ta đương chờ đợi”
19:30, thứ năm 30/05/2019
DOCLAB
Số 11, ngách 12, ngõ 378 Thụy Khuê, Hà nội
Thông tin từ DOCLAB:
Trong phần tiếp theo của chuỗi “80 ngày vòng quanh thế giới: Artist Films / Moving Image”, chúng tôi hân hạnh giới thiệu buổi chiếu loạt art video do Kran Film Collective (Đan Mạch) tuyển chọn và giới thiệu.
“Hình ảnh đích thực của quá khứ lướt nhanh qua. Quá khứ chỉ có thể được nắm bắt khi một hình ảnh loé lên vào khoảnh khắc nó được nhận ra và không bao giờ có thể được nhìn thấy một lần nữa.” (Walter Benjamin, Về Khái niệm về Lịch sử)
Loạt art video do nghệ sĩ thực hiện này xem xét khả thể của sự thay đổi trong các xã hội. Cụ thể, mỗi tác phẩm xem xét cách thức mà các tiềm năng bứt phá khỏi hiện trạng (status quo) thường bị nuốt chửng bởi khoảng trống rỗng của thời gian, điều mà nhà triết học người Pháp Michel Foucault gọi là những gợn sóng trong vùng nước.
Trong bộ phim “Sound from the Hallways”, ta chờ đợi sự bứt phá ở bên trong Bảo tàng, trong khi Mùa Xuân Ả Rập diễn ra bên ngoài đường phố Cairo, và trong tác phẩm video “Years of Saturdays”, những nhà hoạt động chính trị ở địa phương tổ chức các buổi biểu tình đều đặn mỗi thứ Bảy trong một thập kỉ. Trong “The Wave” của Sarah Vanagt và Katrien Vermeire, ta theo dõi sự khai quật những ngôi mộ không tên, những hài cốt thuộc về những người đã chống lại tên độc tài Franco và bị thi hành vào năm 1939. Đến khi nào thì thời khắc của sự thay đổi mới đến? Ta đang đợi chờ điều gì? Những tác phẩm này nhìn lại những thời khắc đã qua.
Các phim sẽ chiếu trong chương trình:
1. “Years of Saturdays”
Benj Gerdes
Video / HD / 11’ /2015 / United States
Thi thoảng từ năm 1967 và đều đặn từ sau sự kiện 11/9/2001, một nhóm những nhà hoạt động xã hội gặp nhau mỗi sáng thứ Bảy, trước cửa một bưu điện và toà án liên bang cũ tại một thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn Pennsylvania, để tiếp tục biểu tình chống cuộc xâm lăng của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Vào đỉnh điểm của những cuộc biểu tình chống chiến tranh, sau đó vào giữa phong trào Occupy, người ta kể rằng đã từng có một đám đông lớn ở những cuộc biểu tình thứ Bảy này. Bây giờ thì cuộc biểu tình chỉ còn dăm ba người lớn tuổi tham gia, không ai trẻ hơn 70 tuổi, và một người đang trạc tầm 90 tuổi.
Nghệ sĩ trở lại khung cảnh nơi bắt đầu sự giáo dục về chính trị của mình, khi anh mới 13 tuổi và biểu tình chống chiến tranh vùng vịnh (Gulf War 1991). Thay vì đứng đằng sau máy quay, làm nên bức chân dung mà anh định quay ban đầu, nhà làm phim đối mặt với sự vụng về của việc quay một cuộc biểu tình chỉ có 4 người, và phút chốc trở thành một người tham gia.
2. Sound from the Hallways
Lasse Lau
Video / 16:9/ 25’/ 2012/ Denmark
Video này ghi lại không khỉ của một trong những bộ sưu tập kinh điển và dày đặc nhất còn đang được trưng bày trên thế giới trước khi toà nhà và cách thức hoạt động của nó đi vào dĩ vàng. Sound from the Hallways quay trở lại với lịch sử qua những bộ sưu tập của Egyptian Museum ở Cairo trong một cố gắng thách thức những khái niệm về tính lịch sử và bảo tàng học, từ cái thời đầu thế kỉ 20, khi lịch sử vẫn còn được coi là của chung, và người ta còn tin vào sự thật dồi dào của nó, đến cái thời mà nhiều lịch sử và tường thuật thách thức nhau tranh cái vẻ sự thật. Tác phẩm phim này đưa ta qua một series những bộ sưu tập đồ cổ của bảo tàng. Những đồ vật của đàn ông, đàn bà, pharaoh, động vật, và quân đội từ từ đi qua ánh mắt của người xem, và một thứ gì đó phiền toái sắp xảy ra.
3. The Wave
Katrien Vermeire và Sarah Vanagt
Video / 16:9 / 20’ / 2012 / Bỉ
Một cái nhìn mang tính khai quật khảo cổ học được tiến hành: một mộ tập thể từ thời Nội chiến Tây Ban Nha (1936-39) tự mở ra và đóng lại. Năm 2011, Katrien Vermeire và Sarah Vanagt đặt một chiếc máy quay ở trên địa điểm nơi 9 nạn nhân được chôn sau khi bị xử tử bởi những kẻ ủng hộ độc tài Franco vào tháng 6, 1939. Vào ngày kkhai quật, một chiếc máy xúc nhẹ nhàng tời ra lớp đất trên cùng, đến khi những nhà khảo cổ học tìm thấy một hộp sọ có lỗ đạn bắn. Rồi những nhà khảo cổ học tiếp tục công việc của mình một cách thủ công. Những bộ xương xuất hiện, rồi biến mất, như thế một ngọn gió lớn đã thổi đi lớp cát và dở ra cái chết, một sự thật nguyên thuỷ.
*Kran Film Collective có trụ sở tại Brussels và Copenhagen là một mạng lưới các nghệ sĩ thị giác và nhà phim từ nhiều nước, nằm ngoài cách thức làm phim truyền thống. Nhiệm vụ của Kran Film Collective là tạo ra một mạng lưới trao quyền cho các thành viên của mình để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, mở rộng khả năng sản xuất và phân phối và giới thiệu các tác phẩm của họ với công chúng.
Kran Film Collective khuyến khích những bộ phim có thể phát triển, trao đổi và cách mạng hóa. Nó thúc đẩy cho công bằng xã hội và nhận thức toàn cầu. Phá vỡ với những ảnh hưởng truyền thông bá quyền, Kran Film Collective muốn hợp nhất thông qua sự sáng tạo.
Trang web: kranfilm.net/
*Về chương trình:
Buổi chiếu phim / moving image của nghệ sĩ thuộc dự án “ImageLab 2018” của Hà Nội DocLab được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch – Việt Nam (CDEF).
Phim có phụ đề tiếng Việt
Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện
DOCLAB Số 11, ngách 12, ngõ 378 Thụy Khuê, Hà nội |