Hòa nhạc cùng Ensemble Phoenix München
Hà Nội: 20:00, thứ sáu 29/11/2019
Nhà hát Tuổi trẻ
11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội
—
TP HCM: 20:00, thứ tư 27/11/2019
Nhạc viện TP HCM
112 Nguyễn Du, Quận 1, TP HCM
Thông tin từ Viện Goethe:
Mời các bạn đến với buổi hòa nhạc cùng Ensemble Phoenix München, tiết mục biểu diễn từ Đức trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc Châu Âu.
Hợp tấu PHOENIX MÜNCHEN (Phượng Hoàng Munich) gặt hái được tên tuổi quốc tế bởi phong cách diễn tấu theo lối canh chỉnh cùng thời để tái hiện trung thành cách âm nhạc từng được thể hiện khi xưa. Thể loại này đòi hỏi nhạc công biểu diễn trên chính nhạc cụ cổ xưa hoặc phiên bản tái thiết theo nhạc cụ gốc.
Phoenix München thường xuyên tham gia trình diễn với tư cách khách mời tại các sự kiện âm nhạc như: Liên hoan Cổ nhạc ở Innsbrucker (Innsbrucker Festwochen der Alten Musik), Những ngày Cổ nhạc ở Herne (Tage Alter Musik Herne), OdeGand tại Lễ hội Gent, Liên hoan Thánh cổ nhạc Quốc tế ở Madrid (Festival Internacional de Arte Sacro), Liên hoan Mùa xuân Prague và Liên hoan Mùa xuân Budapest. Nhạc mục trình diễn của hợp tấu bao gồm các tác phẩm từ thời Phục hưng và Baroque. Ngoài ra họ cũng thường trình diễn các tác phẩm soạn riêng từ các nhà soạn nhạc đương đại.
Từ lúc được Joel Frederiksen thành lập vào năm 2003, hợp tấu Phoenix Munich đã giành được nhiều giải thưởng thông qua những bản thu âm và các buổi biểu diễn cổ nhạc (các album nhạc đã phát hành: “Hiệp sĩ Tiên“, “Hoa hồng của Sharon“, “Khúc nguyện hồn Hường Nguyệt“.)
Sáu nghệ sĩ cùng với nhóm trưởng Joel Frederiksen sẽ biểu diễn cùng với sự đồng hành của giọng nữ cao Julla von Landsberg. Chương trình biểu diễn nằm trong khuôn khổ của chuyến lưu diễn “Fürchtet euch nicht!” (“Đừng sợ chi, vì ta loan báo tin lành!“) của nhóm hợp tấu với 17 tác phẩm âm nhạc thời kỳ Phục hưng và Baroque, gồm thánh nhạc và nhạc thế tục cũng như khí nhạc, trong đó có các sáng tác của Schütz và Monterverdi.
CÁC NGHỆ SĨ
Joel Frederiksen
Joel Frederiksen theo học về thanh nhạc và liễu cầm ở New York và Michigan, nơi anh tốt nghiệp thạc sĩ âm nhạc. Anh đã cộng tác cùng với các nhóm hợp tấu cổ nhạc hàng đầu của Mỹ như nhóm Boston Camerata và Thính phòng Waverly Consort. Ngoài ra anh cũng là một ca sĩ thính phòng, opera và truyền kỳ tích nhạc (oratorio).
Những dự án hợp tác quốc tế của anh bao gồm Liên hoan Âm nhạc mùa hè Vancouver danh tiếng, các Liên hoan âm nhạc tại Hồng Kông và Brisbane. Sau lần ra mắt biểu diễn thành công tại Liên hoan Âm nhạc Salzburg năm 1998, Joel Frederiksen từ đó định cư ở châu Âu. Từ Munich, anh thường xuyên lưu diễn trong nước và ngoài châu lục. Anh cũng tham gia trong vai trò nghệ sĩ độc tấu khách mời cùng với các nhóm hợp tấu cổ nhạc trứ danh khác trong cùng lĩnh vực (bao gồm với Jordi Savall, Hợp tấu Huelgas, Dàn nhạc thời kỳ Baroque thành Freiburg).
Ngoài ra, Joel Frederiksen dành nhiều thời gian phát triển phong cách diễn tấu cổ nhạc của riêng anh: các ca khúc và nhạc độc tấu cùng liễu cầm phong cách thời kỳ Phục hưng và tiền Baroque; vô số giải thưởng từ những nỗ lực trên đã chứng minh sự độc đáo và phong cách âm nhạc trưởng thành chắc chắn của nghệ sĩ.
Julla von Landsberg
Julla von Landsberg, giọng nữ cao, từng theo học tại Nhạc viện Munich; và sau đó, cô tiếp tục chương trình âm nhạc tại Học viện Âm nhạc cổ thuộc Đại học Âm nhạc Trossingen, nơi cô cùng với các khóa sinh đồng môn khác thành lập Hợp tấu Santenay – chuyên môn về âm nhạc thời kỳ Trung cổ, vào năm 2003.
Năm 2009 cô tốt nghiệp Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Leipzig. Kể từ đó, cô hoạt động nghệ thuật với tư cách nghệ sĩ thanh nhạc tự do ở Berlin. Các hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực cổ nhạc đem lại cho cô tiếng tăm quốc tế; các dự án hợp tác này và nhiều bản thu âm cũng đồng thời khẳng định vị trí của cô trong lĩnh vực sáng tạo cô theo đuổi..
Những ảnh hưởng nghệ thuật của cô cũng rất đáng chú ý, nhờ vào sự hợp tác gần đây nhất với đơn vị nhà hát sân khấu độc lập ở Berlin mang tên Nico and the Navigators.
NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN:
– Julla von Landsberg, Giọng nữ cao
– Joel Frederiksen, Giọng nam trầm, Liễu cầm, Chỉ huy
– Theona Gubba-Chkheidze, Violin thời kỳ Baroque (ghế nhất)
– Emily Deans, Violin thời kỳ Baroque (ghế nhì)
– Domen Marinčič, Đề cung cầm – Viol da Gamba
– Axel Wolf, Thác thiên cầm – Theorbo
– Michael Eberth, Chẩn cầm – Clavecin
Tham khảo màn trình diễn tác phẩm “Flaming Fire” của hợp tấu Phoenix Munich:
CHƯƠNG TRÌNH:
*Herr, wer wird wohnen in deiner Hütten
Lạy Ngài, ai được vào ngụ trong ngôi nhà của Ngài, Thánh vịnh 13:1
Christoph Bernhard (1628-1692)
*Eile mich, Gott, zu errette (SWV 282)
Hỡi Ngài, xin thương tình cứu rỗi, Thánh vịnh 40:14-17
Heinrich Schütz (1585-1672)
*Ich liege und schlafe (SWV 310)
Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, Thánh vịnh 3:5-8
Heinrich Schütz (1585-1672)
*Wann unsre Augen schlafen ein (SWV 316)
Khi bờ mi mắt khép lại an nghỉ
Heinrich Schütz (1585-1672)
Toccata Số 1 (Tập số 4) – Giovanni Girolamo Kapsberger (1580-1651)
*Herr, wenn ich nur dich hab (BuxWV. 38)
Không có Ngài, tôi còn ai khác chốn Thiên đàng, Thánh vịnh 73:25-26 – Dietrich Buxtehude (1637-1707)
Sonata số 2 cung Mi thứ dành cho song tấu violin và bè trầm liền – Johann Rosenmüller (1619-1684)
*Herr, nun lässest du deinen Diener im Friede fahren (SWV 352)
Lạy Ngài, giờ đây xin cho tôi tớ Ngài được ra đi bình an, Sách Kinh thánh Luca 2:29 -32 – Heinrich Schütz (1585-1672)
*Fürchtet euch nicht
Đừng sợ chi, vì ta loan báo tin lành, Sách Kinh thánh Luca 2:10-11 – Dietrich Buxtehude (1637-1707)
– NGHỈ GIẢI LAO –
* Fugge il verno dei dolori, SV 232 (Scherzi musicali No. 3, 1607)
Chạy trốn kìa đông của những âu sầu, SV 232 (Hí lộng nhạc sách Số 3, 1607 Claudio Monteverdi (1567–1643)
* Dalla porta d’oriente (Nuove Musiche e nuova maniera di scriverle, Florence, 1614)
Từ ngưỡng cửa phương Đông xa xôi (Tân nhạc và thủ pháp sáng tác mới, Florence, 1614) – Giulio Caccini (1551-1618)
* Maledetto sia l’aspetto, SV 246 (Scherzi musicali No. 1, 1632)
Nguyền rủa thay dung mạo này, SV 246 (Hí lộng nhạc sách Số 1, 1632) – Claudio Monteverdi
* Dolci miei sospiri, SV 242 (Scherzi musicali No. 13, 1607)
Những tiếng thở não ngọt ngào tôi ơi, SV 242 (Hí lộng nhạc sách Số 13, 1607) – Claudio Monteverdi
* Damigella tutta bella, SV 237 (Scherzi musicali No. 13, 1607)
Thiếu nữ kiều diễm ấy, SV 237 (Hí lộng nhạc sách Số 13, 1607) – Claudio Monteverdi
* Io che nell’otio nacqui e d’otio vissi (Madrigali guerrieri et amorosi, Book VIII, 1638)
Phận đây sinh ra trong nhàn rỗi và cứ thế qua ngày (Nhạc thơ thế tục madrigal về chiến tranh và tình yêu, Cuốn số 8, 1638) – Claudio Monteverdi
* Trio Sonata sopra “La Monica”, Op. 8 (Sonate, symphonie, canzonette, 1629) – Biagio Marini (1594-1663)
* O rosetta, che rosetta, SV 237 (Scherzi musicali No. 8, 1607)
Oh rose, what a rose, SV 237 (Hí lộng nhạc sách Số 8, 1607) – Claudio Monteverdi
Vé
Để nhận vé miễn phí tại Hà Nội, bấm vào đây
Để nhận vé miễn phí tại TP HCM, bấm vào đây