Home Sự kiện Những suy tư sau này

Những suy tư sau này

Đăng vào
0

Suy tư cho thời Hậu Corona

Thông tin từ Viên Goethe

Một con virus mở mắt cho ta thấy cuộc sống xã hội của chúng ta được kết mạng toàn cầu ra sao, đồng thời cũng mong manh nhường nào. Đại dịch này có ý nghĩa gì đối với mỗi người trong chúng ta, và đối với xã hội? Trí thức và nghệ sĩ toàn thế giới trả lời câu hỏi trên – trong khi soi xét ngày hôm nay và giai đoạn sau này.

Romila Thapar – Sử gia, từ New Delhi

Romila Thapar nguyên là giáo sư Sử học tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, dạy môn Lich sử Ấn Độ cổ từ 1970 đến 1991. Tổng giám đốc Hội đồng Sử học Ấn Độ năm 1983. Thành viên Viện hàn lâm Anh. Tiến sĩ danh dự của các Đại học Kolkata, Oxford và Chicago.

Chẳng phải định hướng của toàn cầu hoá là nâng cao mức sống, xoá đói nghèo, bảo đảm chăm sóc y tế và giáo dục cho mọi người, bảo vệ quyền con người và công bằng xã hội sao? Nhưng cái gì đã xảy ra? Liệu trong tương lai chúng ta vẫn kiên định toàn cầu hoá? Các hy vọng của chúng ta mỗi ngày lại tan rã thêm thành tro bụi, và chúng ta chuẩn bị đối đầu với sự huỷ hoại thế giới.

Đọc thêm

Michael Zichy – Triết gia, từ Salzburg

Michael Zichy, Triết gia người Áo. Học Triết tại Đại học Salzburg, tốt nghiệp năm 1997. Trọng tâm nghiên cứu: Triết lý nhân học với trọng tâm là “Lý thuyết các quan niệm khác nhau về Người và Luân lý”. Làm việc trong lĩnh vực Triết lý ngôn ngữ. Quan tâm đến các chẩn đoán thời hiện tại qua triết học.

Cuộc khủng hoảng Corona đã tạm làm ngừng trệ hệ thống kinh tế được kết nối toàn cầu và qua đó chỉ ra gót chân Achilles của nó. Corona đẩy các quốc gia vào các khoản nợ lớn và lùi trở về biên giới nhà nước dân tộc của họ, không chỉ thế, nó còn đẩy con người vào cảnh bất an, lo sợ sống còn, khiến họ chịu áp lực tâm lý cùng cực; nhưng cuộc khủng hoảng cũng chỉ rõ rằng các quốc gia và xã hội có thể phản ứng bằng hành động chung quyết liệt.

Đọc thêm

Oleg Nikiforov – Xuất bản sách, từ Moscow

Oleg Nikiforov làm xuất bản và sống ở Moscow. Ông là tổng biên tập nhóm nhà xuất bản LOGOS và điều phối viên dự án cho lettera.org (ví dụ: “Off-University“; SloWar.tv; post-babel.ru; #100Revolution(s)). Ông là tiến sĩ Triết, chuyên môn sâu là Liệu pháp Ý nghĩa của Martin Heidegger và Triết lý Truyền thông. LOGOS tập trung phát triển tiềm năng phân tích và thực dụng của tri thức nhân đạo ở nước Nga hiện tại.

Tôi đặt hy vọng vào sự đồng tâm mới giữa mọi người, bỏ qua mọi dị biệt ngôn ngữ “quá khứ“ giữa hàng trăm dân tộc, tẩy chay sự phân bạch hình thức giữa các chủng tộc, giai cấp, quốc gia và điều kiện lịch sử. Chẳng phải đối thủ của chúng ta, bây giờ có tên COVID-19, cũng không hề đếm xỉa đến các biên giới nói trên đó sao?

Đọc thêm

Anne Weber – Nhà văn, dịch giả, từ Paris

Sinh 1964 ở Offenbach, sống ở Paris từ 1983 Sáng tác của bà mang nhiều thể loại khác nhau: từ “tiểu thuyết thần bí“ Tal der Herrlichkeiten (Thung lũng thế giới tráng lệ) đến tiểu luận mang tính tiểu sử “Ahnen“ (Tổ tiên) – một nhật ký lội ngược ngược thời gian, tiếp cận với lịch sử gia đình mình. Cuốn nào bà cũng viết ở hai ngôn ngữ: tiếng Đức và tiếng Pháp. Anne Weber còn là dịch sách sang tiếng Pháp và tiếng Đức.

Tổng thống Pháp Macron nhắc đến chiến tranh, một cuộc chiến mà tôi chủ yếu lấy xà phòng và thuốc sát trùng làm vũ khí và cố thủ trong nhà. Ở đó một cuộc chiến khác chờ tôi: cuộc chiến chống lại chính mình và những nỗi sợ hãi của mình mà chẳng xà phòng hay thuốc sát trùng nào có tác dụng cả.

Đọc thêm

Eva Illouz – Giáo sư xã hội học ở Jerusalem và Paris

Eva Illouz sinh ở Fès (Ma rốc), lớn lên ở Pháp, sau này ở Israel và Hoa Kỳ. Hiện là giáo sư tại khoa Xã hội học ở Đại học Hebrew của Jerusalem và giám đốc đào tạo tại Trường khoa học xã hội cao cấp Pháp (EHESS). Trọng tâm lĩnh vực nghiên cứu: xã hội học văn hoá, xã hội học cảm xúc, xã hội học chủ nghĩa tư bản, tác động của văn hoá tiêu thụ và truyền thông đại chúng vào các hình mẫu cảm xúc.

Thế hệ chịu tác động của virus corona – lớp tuổi trẻ từng tận mắt chứng kiến và đích thân trải nghiệm như thế nào là sự sụp đổ tiềm năng của thế giới – sẽ biết là họ phải để mắt quan sát thế giới tốt hơn. Nếu họ không làm thế thì sẽ không còn lợi ích công hay tư nào nữa để mà bảo vệ.

Đọc thêm

Urvashi Butalia – Viết sách và chủ xuất bản, từ Delhi

Urvashi Butalia là một nữ nhà văn nữ quyền và chủ xuất bản, đồng sáng lập viên của Kali for Women, nhà xuất bản nữ quyền đầu tiên của Ấn Độ và hiện là giám đốc của Zubaan, một Imprint của Kali, đấu tranh từ lâu trong phong trào nữ quyền ở Ấn Độ, viết và xuất bản nhiều bài luận về vấn đề phụ nữ và giới tính. Tác phẩm quen thuộc nhất đã công bố là The Other Side of Silence, một câu chuyện về chia cắt được giải thưởng. Hiện đang viết một cuốn sách phi hư cấu về cuộc đời một phụ nữ chuyển giới. 2017: Huy chương Goethe-Medaille

Trong khi tôi viết những dòng này, hàng trăm ngàn người làm công trong lĩnh vực phi chính thống (là những người mà chúng ta ở tầng lớp trung lưu và giàu có đều phụ thuộc vào họ trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống – bất kể là thợ xây dựng, thợ thủ công, giao hàng, sửa điện thoại, rửa ô tô và nhiều hơn nữa) chen nhau ra khỏi Delhi, thành phố quê hương tôi, để quay về làng mình. Ở thành phố họ không tìm ra việc làm nữa, vì tất cả đã đóng cửa. Chủ nhà đẩy người thuê nhà ra đường, chủ lao động chuồn mất tiêu, nói cho cùng là chẳng ai quan tâm đến họ cả. Họ không có cơm ăn nước uống, phải trần trụi đối mặt với mọi nguy hiểm, vì sự giãn cách xã hội hay thậm chí việc đeo khẩu trang không phải là sự lựa chọn đối với họ. Cấm ra khỏi nhà là một sự xa xỉ mà chỉ người giàu mới có được. Người nghèo đứng trước một con số 0 to tướng.

Đọc thêm

Georg Seeßlen – Nhà báo, từ Munich

Georg Seeßlen sinh năm 1948 ở Munich. Học hội họa ở Học viện Mỹ thuật Munich. Chuyên làm báo tự do và sáng tác văn học.

Cuộc khủng hoảng không thể kéo dài mãi được, vì nếu thế nó không phải là khủng hoảng, mà là dấu chấm hết. Khủng hoảng là một sự gián đoạn, rồi ta sẽ thấy liệu nó có phải là một sự đứt gãy. Trong cuộc khủng hoảng có nhiều lực khác nhau được vận hành; khủng hoảng là một chu kỳ mà trong đó một mặt có vài khả năng hành động bị hạn chế hoặc thậm chí hoàn toàn bị ngăn chặn, nhưng mặt khác sẽ có một số khả năng được mở rộng.

Đọc thêm

Dan Perjovschi – Họa sĩ, từ Bucharest

Dan Perjovschi sống ở Bucharest và Sibiu. Tính hài hước trực tiếp của ông thể hiện qua nét vẽ trên tường bảo tàng khắp thế giới, qua đó ông bình luận sinh hoạt chính trị, xã hội và văn hoá thường nhật của xã hội toàn cầu. Tác phẩm của ông là tổng hợp từ hình họa truyền thông, graffiti, commix và “art brut“ (nghệ thuật được tạo ra bởi những người bên ngoài dòng chính thống).

Tự do tư duy. Mất tự do dịch chuyển. Đó là một dạng tín hiệu cảnh báo sự suy giảm tốc độ và ngừng trệ. Chúng ta sẽ không và không bao giờ ngừng lại. Chỉ ngừng lại khi khi bắt buộc. Cách ly toàn cầu ư? Có ai trước đây nghĩ đến chuyện đó? Đóng biên giới nội bộ châu Âu? Cấm người dân châu Âu đi xuyên qua nước khác về nước mình? Trời ơi!

Đọc thêm

Nanjira Sambuli – Nhà khoa học chính trị, từ Nairobi

Nanjira Sambuli sinh ra ở Kenia, là nhà khoa học chính trị và nhà hoạt động internet. Là chuyên gia về bình đẳng giới trên bình diện kỹ thuật số, cô tư vấn cho các tổ chức như Liên hợp Quốc hay Diễn đàn kinh tế thế giới về Luật internet và Hợp tác kỹ thuật số, đặc biệt về chủ đề quyền bình đẳng của phụ nữ. 2016 bà được chọn vào nmhosm 100 cá nhân có ảnh hưởng mạnh nhất của châu Phi mới. Nanjira Sambuli hợp tác với Goethe-Institut năm 2017 trong kỳ bầu cử tổng thống ở Nairobi và 2019 tham gia Hội thảo văn hóa quốc tế ở Weimar.

Cho đến nay nhiều vấn đề của nước chúng tôi – mà nguyên nhân thường hoàn toàn do chính sách và cách lãnh đạo – bị quét xuống dưới thảm. Giờ thì tấm thảm đó bị lật lên, và chúng tôi phải dọn chỗ rác rưởi nằm dưới đó đi. Đã đến lúc chính phủ đương nhiệm phải đáp ứng trách nhiệm của mình.

Đọc thêm

Yudhanjaya Wijeratne – Nhà văn, từ Colombo

Nếu ngôn ngữ là phương tiện để diễn tả các khái niệm và quan hệ giữa chúng với nhau, thì virus corona đã trở thành khái niệm cho một tương lai mờ mịt mà ở đó kinh tế suy thoái tràn lan và những quyền tự do vốn được coi là tất yếu xưa nay mất hết sạch hiệu lực, trong một thế giới quay lưng lại với các quyền của cá nhân và quyền của tập thể chiếm vị trí tối thượng.

Đọc thêm

Génesis Alayón – Nghệ sĩ tạo hình, từ Caracas

Génesis Alayón (Villa de Cura, bang Aragua, 1995) đang học Nghệ thuật tạo hình ở học kỳ cuối tại Đại học Universidad de los Andes, trọng tâm sáng tác là các đề tài xã hội trong hội họa chân dung như trục xuất, vắng mặt và hướng nguồn.

Tôi có thể so sánh chuyện đó với một vở kịch dài vô tận mà trong đó tất cả chúng tôi biểu diễn tâm trạng và thể trạng khoẻ khoắn của mình. Ngay từ khi tôi chưa ra đời tất cả đã tự diễn với nhau: “Mọi chuyện rồi sẽ qua đi“, “rồi bạn sẽ thấy“, “thời của Chúa luôn hoàn hảo“ hay “mọi chuyện sẽ tốt lên “. Nhưng từ đó đến giờ nhiều diễn viên đã rời khỏi sân khấu, một số khác bị ép phải ra khỏi nhà hát. Đại dịch này đã làm cho sân khấu trở nên hoang mang

Đọc thêm

Dossym Satpayev – Chính trị học, từ Almaty

Tình trạng khủng hoảng hiện tại là một điều mới mẻ bắt chúng tôi phải quan tâm, một công trình nghiên cứu tình huống có thực cho công tác quản trị khủng hoảng của chúng tôi – và cho tâm lý con người trong hoàn cảnh ngoại lệ, vì nhiều người phải rời không gian an toàn quen thuộc của mình. Ở Kazakhstan cuộc khủng hoảng corona đặt nhà nước và xã hội trước những thách thức mới; có thể coi nó như một chỉ số, báo cho ta biết nhiều vấn đề tồn tại nhưng không hiện ra bề mặt.

DETACH – Giám tuyển, từ Athen

DETACH là tên của đôi giám tuyển Voltnoi & Quetempo. Cả hai là thành viên sáng lập của drog_A_tek-Kollektiv và giám tuyển cho các Liên hoan và Dự án nghệ thuật như Enter Afrofuturism, Blockchain: Utopia or U–turn?, The Death of Recorded Music, Movement 1920-2020, Beyond & Between Borders. CẢ hai sóng và làm việc ở thành phố quê hương mình ở Hy Lạp.

Voltnoi Brege là nghệ sĩ truyền thông đa phương tiện và thành viên sáng lập các nhóm nghe nhìn drog_A_tek và The Erasers, Trung tâm văn hoá BIOS và Nhóm nghệ sĩ DETACH. Hiện tại anh là giám tuyển độpc lập.

Makis Kentepozidis, được biết dưới tên Quetempo, là thành viên của drog_A_tek và DETACH, sáng tác Klang-Text-Leidenschaften trong không gian căng thẳng của cuộc sống hằng ngày.

Hình thức giải trí mà Covid-19 ép chúng ta phải sử dụng thông qua Zoom/ Skype/ Houseparty hay các diễn đàn video khác, phát triển thành kiểu selfie đa diện mới của chúng ta. Thành một con rồng mới nhiều đầu trong thời gian thực. Hãy kéo màn ra cho vở tác động đại chúng và tiêu dùng đại chúng thường thức chạy trên màn hình.

Đọc thêm

Sampson Wong – Nghệ sỹ, từ Hongkong

Sampson Wong là nghệ sĩ đương đại và nhà nghiên cứu đô thị ở Hongkong. Các dự án của ông tập trung phát triển một “Công luận“ và sáng tạo mang tính phê phán. Ông là đồng sáng lập của Hong Kong Urban Laboratory, EmptyScape và nhóm nghệ thuật Add Oil Team. Từ 6- 2019 ông tham gia tích cực vào phong trào phản kháng ở Hongkong và đem nội dung đó vào các sáng tác của mình.

Những người lãnh đạo trong bộ máy cai trị độc đoán của Trung Quốc đã đạt một sự phát triển quyền lực không sao cản nổi trong thập kỷ vừa qua, nay đối đầu với những thách thức toàn diện. Người dân toàn thế giới sẽ không quên chính quyền Trung Quốc đã góp phần quyết định ra sao vào nỗ lực che đậy và kiểm duyệt.

Đọc thêm

Paul Diamond – Nhà văn, từ Wellington

(Ngāti Hauā, Te Rarawa và Ngāpuhi) hồi năm 2011 được chọn làm giám tuyển của người Māori cho lễ khai trương Thư viện Alexander Turnbull. Sau 7 năm làm việc ở vị trí kế toán, năm 1997 ông chuyển sang làm báo. Năm 2017 ông hoàn thiện tài liệu hoá các bộ sưu tập nghệ thuật của người Māori trong khuôn khổ học bổng nghiên cứu tại Thư viện quốc gia ở Canberra. Paul đã viết ba cuốn sách (Savaged to Suit: Māori and Cartooning in New Zealand, 2018; Makereti: taking Māori to the World, 2007; A Fire in Your Belly — Māori Leaders Speak), đàm đạo với các nhân chứng thời đại và làm phát thanh viên trên radio. Năm 2017 ông được Creative New Zealand thưởng một kỳ lưu trú ở Berlin để hoàn thành cuốn sách về Charles Mackay, một thị trưởng ở Whanganui bị sát hại hồi 1929 ở Berlin.

Liệu người New Zealand sau một tháng buộc phải dừng tiêu thụ hàng hoá như không biết có ngày hôm sau, sẽ tiếp tục làm những việc mà họ đã làm trong khi không bận bịu mua sắm? Trong một diễn biến khác: sẽ có một khuôn khổ trật tự mới cho toàn bộ cơ sở cho nền kinh tế của chúng ta bắt buộc phải liên can tới đại dịch này.

Đọc thêm

Bence Fliegauf – Nhà văn và đạo diễn, từ Budapest

Bence Fliegauf là nhà văn, đạo diễn, họa sĩ sân khấu và thiết kế âm thanh, sống luân chuyển giữa Budapest và Berlin, có hai con. Phim của ông thể hiện các cảnh tượng toàn cầu của đại dịch.

Đại dịch covid là một cơ hội hoàn hảo để làm mới thang giá trị của chúng ta. Thiếu tôn giáo và thiếu khái niệm Thượng đế thì thế giới của chúng ta không phải là một mạng lưới lạnh lẽo và trống rỗng. Nó là một xứ sở thần kỳ vô cùng phức hợp. Chúng ta có thực sự viện đến “nghiệp“ để xử sự cho phải đạo? Chúng ta có thực sự cần con quỷ để hiểu tác động của hàm lượng của một thông tin?

Đọc thêm

Rachida Lamrabet – Nhà văn , từ Brussel

Rachida Lamrabet là nữ nhà văn và luật sư Maroc-Bỉ, sinh năm 1970 ở Maroc và di cư cùng cha mẹ sang bỉ năm 1972. Tiểu thuyết đầu tay năm 2007 với nhan đề Vrouwland (Đất nước đàn bà) kể về các con đường khác nhau của một số thanh niên nam nữ đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, đoạt giải tác phẩm đầu tay nhiều triển vọng nhất ở Flandre năm 2008. Các vở kịch Belga (2009), Zetels van goud (Sofa bằng vàng) (2012-2018) và De handen van Fatma (Đôi tay của Fatma) (2014) cũng khẳng định tên tuổi của bà trên sân khấu.

Tôi nhìn thấy những người mơ mộng và tư duy thành tiếng. Tôi tin rằng chúng ta có khả năng tư duy ra một thế giới mới, vượt lên giáo điều “không có lựa chọn nào khác“. Chúng ta có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cuộc sống chúng ta đang sống.

Đọc thêm

Đặng Giang – Nhà nghiên cứu và nhà hoạt động, từ Hà Nội

Người ta nói rằng khủng hoảng lột trần những gì đã tồn tại trước đó. Điều này hẳn là đúng với chủ nghĩa dân tộc của người Việt. Bị mờ mắt bởi nỗi căm ghét Trung Quốc, nhiều người Việt tung hô Trump như một anh hùng. Họ càng yêu quý ông ta hơn nữa khi Trump tuyên bố cắt tiền đóng cho WHO, một tổ chức mà họ cho là tằng tịu với Trung Quốc

Đọc thêm

Esther Dischereit – Nhà văn, từ Berlin

Esther Dischereit sống ở Berlin, viết văn, làm thơ, sáng tác kịch bản sân khấu và kịch truyền thanh, từ sau các tác phẩm văn học “Cái bàn của Joëmi – Một câu chuyện Do Thái“, 1988, và “Tập làm Do Thái“, 1996, bà được coi là một trong những tiếng nói nặng ký nhất trong văn chương Do Thái trẻ, tức thế hệ thứ hai Hậu Shoah (diệt chủng Do Thái) ở Đức. Về các tội ác của tổ chức Nationalsozialistischer Untergrund (NSU) bà viết tác phẩm “Hoa cho Otello. Về những tội ác ở Jena “, 2014. Năm 2020 bà xuất bản tập thơ tiếng Anh và tiếng Đức “Sometimes a Single Leaf“, do Iain Galbraith chuyển ngữ. “Mẹ ơi, con có được hát quốc ca Đức không“ là tập tiểu luận, 2020.

Có thể trong tương lai sẽ như thế này: những người có công việc và nhà ở sẽ thuộc về một thiểu số thảm hại, một nhóm nhỏ đáng ghen tị. Hạn mức du lịch khắp thế giới hằng năm của nhóm ấy không bị hạn chế, ngoài ra họ có thể tiếp tục tung khí thải ra khắp quả đất và lập kế hoạch lên mặt trăng chơi bời, vì lớp băng Nam Cực tan chảy và loài gấu trong rừng đã chết vì các chứng bệnh liên quan đến nhiệt độ cao.

Đọc thêm

Tìm hiểu thêm về dự án tại đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply