Workshop: Tái sinh Nghệ thuật Chèo với tư duy thiết kế

Workshop: Tái sinh Nghệ thuật Chèo với tư duy thiết kế

08:30 – 12:00, Chủ nhật 08/11/2020
Nhà hát Chèo Việt Nam
Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Đường dẫn đăng ký
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Thông tin từ Liên hoan Thiết kế & Sáng tạo Việt Nam:

Workshop Tái sinh nghệ thuật Chèo với tư duy thiết kế (Design thinking, reviving Chèo art) do Trường Đại học Việt Nhật và Cộng đồng nhà giáo dục khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội VNU VIBERS chủ trì, Nhà hát Chèo Việt Nam và Chèo 48h đồng phối hợp tổ chức, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á – ĐHQG Hà Nội & Học viện âm nhạc May Space tài trợ.

Các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Chèo Việt Nam, các chuyên gia đến từ Cộng đồng Nhà giáo dục khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Việt Nhật và Dự án Chèo 48h sẽ hướng dẫn nhóm 30 bạn trẻ đến từ Trường ĐH Việt Nhật, đến từ các đơn vị thành viên của ĐHQG Hà Nội, và các bạn trẻ khác quan tâm về nghệ thuật Chèo, về design thinking (tư duy thiết kế) và các bạn sẽ làm việc theo nhóm, ứng dụng để tạo ra các giải pháp sáng tạo đưa Chèo đến gần hơn với giới trẻ.

Workshop bao gồm:

Session 1: Một tọa đàm về nghệ thuật Chèo với sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ nhà hát chèo, các nhà thực hành nghệ thuật đến từ dự án Chèo 48h và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, và

Session 2: Hoạt động thực hành ứng dụng design thinking (tư duy thiết kế) nhằm tạo ra những ý tưởng, giải pháp sáng tạo tái sinh nghệ thuật Chèo trong đời sống đương đại, giúp Chèo trở nên gần gũi hơn với giới trẻ.

Quy trình design thinking (tư duy thiết kế) là một trong những quy trình tư duy hiệu quả, giúp thúc đẩy tính sáng tạo và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề của đời sống, xã hội. Với workshop này, các chuyên gia đến từ Cộng đồng nhà giáo dục khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội VNU VIBERS và Trường ĐH Việt Nhật mong muốn lan tỏa phương pháp tư duy thiết kế tới giới trẻ, giúp các bạn trẻ tiếp thu phương pháp tư duy này và ứng dụng vào việc bảo tồn văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói riêng cũng như đóng góp vào xã hội Việt Nam nói chung.

Workshop được đồng tổ chức bởi:

1. Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội
2. Cộng đồng Nhà giáo dục khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội VNU VIBERS
3. Nhà hát Chèo Việt Nam
4. Dự án Chèo 48h

Nhà tài trợ:

1. Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á – ĐH Quốc gia Hà Nội
2. Học viện âm nhạc May Space

Những lưu ý quan trọng

– Workshop mở cửa cho toàn thể công chúng quan tâm, tuy nhiên session 2 (ứng dụng tư duy thiết kế để tìm giải pháp sáng tạo tái sinh Chèo) được dành riêng cho 30 bạn trẻ đăng ký và được BTC lựa chọn. Quý vị quan tâm được chào mừng dự Session 1 (tọa đàm) và quan sát, cổ vũ trong Session 2.

BTC lựa chọn các bạn trẻ tham dự workshop dựa trên đơn đăng ký. Ứng viên được lựa chọn sẽ được thông báo vào ngày 05/11/2020.

Về Đại học Việt Nhật

Trường Đại học Việt Nhật là trường đại học thành viên của ĐHQGHN do Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản hợp tác thành lập có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho hai nước.

Về VNU VIBERS

Cộng đồng Nhà giáo dục khởi nghiệp VNU VIBERS gồm các cá nhân có ảnh hưởng quan trọng và có khả năng truyền cảm hứng cho sinh viên, ươm tạo và lan tỏa tư duy đổi mới, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong hoạt động giảng dạy và đào tạo tại ĐHQGHN.

Về Nhà hát Chèo Việt Nam

Nhà hát Chèo Việt Nam là trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và đào tạo nghệ thuật Chèo (thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch), tiền thân là Tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, thành lập năm 1951 tại Việt Bắc. Từ ngày đầu thành lập, Nhà hát đã tập hợp các nghệ nhân ưu tú trong một chương trình khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật Chèo. Trên cơ sở đó, Nhà hát đã phục hồi, chỉnh lí, cải biên thành công những vở Chèo truyền thống tiêu biểu như: “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Xuý Vân”, “Từ Thức”, “Trương Viên”… Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân tại nhiều sân khấu trong nước và quốc tế, đồng thời được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý cho tập thể và cá nhân.

Về Chèo 48h

Thành lập đầu năm 2014, Chèo 48h hoạt động nhằm đưa giới trẻ đến gần hơn một loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc nhưng đang dần bị lãng quên, đồng thời chia sẻ nhiều hơn những giá trị văn hóa tinh thần của đất nước, hướng đến các thế hệ tương lai.

Sự kiện thuộc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2020 do Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) và COLAB Việt Nam, với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, bảo trợ truyền thông bởi Hanoi Grapevine.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam
Website
Facebook
Instagram
Twitter
YouTube

NO COMMENTS

Leave a Reply