Antigone – Âm mù

Antigone – Âm mù

Đăng vào
0

logo_Goethe

Thứ bảy 04/12/2021
19:00 – Goethe-Institut Hanoi
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký
20:00 – Online trên nền tảng Discord
Link đăng ký

Thông tin từ Viện Goethe:

Nếu Vua Oedipus để lại cái kết là một xác chết với vết thương hở miệng, Oedipus ở Colonus đóng vai trò như một gợi nhớ, một hé lộ, thì với Antigone, qua thời gian, xác chết ấy đã thâm tím, phần nào phân huỷ, nhưng máu vẫn chưa hết rỉ ra từ vết thương cũ. Người ta vẫn đang đâm vào cái xác ấy, nhiều lần, nhưng máu sẽ không còn thể rỉ ra được nữa. Và có cảm giác rằng, ngoài các nhân vật ra, trong vũ trụ chung bao gồm chúng ta và các vị thần, chẳng ai thực sự quan tâm cả.

Tác phẩm kết thúc một Trilogy gợi cho người ta cảm giác về một sự kiện không còn quan trọng nữa, khẳng định một hệ quả không còn thay đổi được nữa, một niềm nuối tiếc và bất lực. Từng cảnh của Antigone như một lớp nội dung trong suốt có thể được “đọc“ chồng đè lên nhau, để nhận ra rằng các nhân vật có vẻ như đang mắc kẹt trong những gì mà họ nói, và người khác nói. Như khi Creon lần đầu nói về hai xác chết của hai người anh của Antigone vào đầu vở, ông đang nói về chính cái chết của con trai ông và vợ ông vào cùng ngày đó. Một sự công bằng được thao tác đối xứng và nhanh chóng.

“Khi hai người họ bỏ mạng bởi một định mệnh kép,
trong một ngày đâm và bị đâm
vấy bẩn cơ thể người kia bằng vũ khí của nhau,(…)”


– Creon

Càng nhanh càng tốt.
Các vị thần không chậm trễ khi họ giáng cơn thịnh nộ xuống những người lạc lối đâu.”


– Chorus

Sự xuất hiện trong không gian thực của diễn viên hoàn toàn được thu hình trước và trình chiếu tại không gian trải nghiệm chung. Tại không gian này, nghệ sĩ Nguyễn Nhung (Sound Awakener) sẽ phù phép sao cho ý thức và tâm hồn của người xem kịch“immerse (đắm)“ vào những thước băng của chúng tôi.

Không gian buổi chiếu gợi cảm quan về một không gian hậu-sự kiện, một không gian của những gì còn sót lại. Sự xuất hiện của diễn viên duy nhất trong không gian ảo liên kết ý niệm về sự mất đi.“Antigone“không còn nữa, chỉ còn sự phóng chiếu lại, sự kể lại, sự phát lại.

Buổi chiếu đề xuất một cách tiếp cận không gian có tính trải nghiệm sân khấu khác (dù mối quan hệ diễn viên – khán giả không trực tiếp), một không gian có tính căn bản của trải nghiệm sân khấu – theo nghĩa sự tương tác trực tiếp của con người với nhau trong không gian thực là yếu tố cốt yếu. Khán giả trải nghiệm các yếu tố có tính sân khấu trực tiếp trong một không gian immersive dành riêng cho họ như khói, âm thanh, ánh sáng…cùng nhau. Theo một cách nào đó, mối tương quan giữa khán giả với nhau thay thế cho mối quan hệ diễn viên – khán giả.

* Chú ý: Màn trình chiếu ở không gian vật lý của chúng tôi sẽ sử dụng nhiều khói và âm thanh mạnh. Chú ý nếu bạn dị ứng với khói và các tiếng động lớn.

Ban đạo diễn và nghệ thuật

Hà Nguyên Long (*1990)
Đạo diễn và Thiết kế phối cảnh

Hà Nguyên Long là một Đạo diễn Sân khấu và Thiết kế phối cảnh, hoạt động tại cả Paris lẫn Hà Nội. Ở Pháp, anh là một nhà thiết kế bối cảnh và đã làm việc với Nhà hát Bastille, Sân khấu quốc gia St.Nazaire, Liên hoan Sân khấu Avignon và Liên Hoan sân khấu Cuirieu. Với vai trò đạo diễn của XplusX Studio, anh đã đạo diễn hai vở kịch: “Sơn Hậu – Beyond the Mountain”“Một buổi đọc kịch | ORESTEIA” của Aeschylus

Nguyễn Quang Kiếm (*1995)
Ý tưởng sân khấu và sản xuất

Nguyễn Quang Kiếm có kinh nghiệm trong mảng marketing, đạo diễn phim và Văn học. Anh là một nhà tổ chức nghệ thuật và văn hóa hoạt động tại Hà Nội, người xây dựng cộng đồng, và một nhà sáng tạo tại XplusX Studio từ ngày đầu thành lập. Trong Antigone – Âm Mù, anh là người viết ý tưởng, tiến hành nghiên cứu, diễn giải và tham vấn bộ phận sáng tạo về một kịch bản có tính tương tác, tuyển mộ và quản lí bộ phận sản xuất.

Nguyễn Nhung – nghệ danh Sound Awakener (*1998)
Sáng tác âm nhạc / Thiết kế âm thanh

Một nghệ sĩ âm thanh có tiếng hoạt động tại Hà Nội. Chị thử nghiệm nghệ thuật và các hình thức biểu hiện trong phạm vi những hình thức mới mẻ và kì lạ – nhạc drone, acoustic điện, nhạc nhiễu, âm thanh cuộc sống, và nhiều hình thức khác. Từ năm 2014, Nhung đã làm việc với nhiều hãng ghi âm quốc tế và nghệ sĩ ở rất nhiều lĩnh vực, chị đã kết hợp âm thanh và trải nghiệm thị giác.

Nguyễn Hồng Ánh (*2001)
Điều hành biên kịch, viết kịch bản tương tác

Nguyễn Hồng Ánh tham gia vào buổi đọc kịch tại XplusX Studio cho vở ORESTEIA bởi Aeschylus với vai trò Trợ lý quản lý sân khấu và Trợ lý kịch. Trong Antigone – Âm Mù, cô đảm nhiệm vai trò viết kịch bản tương tác, trong đó cô đã viết hầu hết mạch truyện và điều hành quá trình biên tập. Ngoài XplusX Studio, Ánh còn là một cây viết, một nhà làm phim. Hiện tại cô đang học Cử nhân khoa Điện ảnh và Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Denison, Ohio, Hoa Kỳ.

Út Quyên (*1987)
Biên dịch

Út Quyên có chuyên môn trong lĩnh vực Báo chí, Truyền thông và Hội họa. Cô làm việc dưới vai trò quản lý chương trình tại Heritage Space và cũng là một nhà văn, dịch giả, nhà quản lý nghệ thuật và văn hóa độc lập. Những bài viết và bình luận về nghệ thuật và văn hóa được đăng tải tại Hanoi Grapevine (Vietnam), Art & Market (Singapore), Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật và Xã Hội (Nhật Bản).

Vũ Hoàng Long (*1998)
Marketing

Vũ Hoàng Long là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Nghiên cứu Truyền thông và Văn hóa, một blogger và là một tác giả. Những tác phẩm đáng chú ý của anh có thể kể tới như: Collective Forgetting and Domestic Xenophobia (Southeast Asian Media Studies); Học trường chuyên: Những góc nhìn (Attending a specialiyed school: Thanh Niên Publisher); Media and Culture Studies from the Perspective of Affect Theory; “Old Tet” – Constructing Collective Memories (Truyền thông và Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn của lý thuyết Cảm giác); “Old Tet” – Constructing Collective Memories (“Tết xưa” – Xây dựng ký ức tập thể). Hiện tại, anh là chủ nhân của Blog Người Kể chuyện và là cây viết cho Vietcetera.

Sam Nguyễn
Thiết kế hình ảnh

Sam Nguyễn là một nhà thiết kế đồ họa với chuyên môn về thiết kế trải nghiệm người dùng, digital marketing và in ấn. Cô thực hiện nhiều dự án với các khách hàng liên quan tới sự kiện như Toong Coworking Space và nhiều bên khác. Hai dự án cá nhân @feelsstudio và @fey.images của cô lấy cảm hứng từ những biểu đạt và nhiếp ảnh analog. Hiện tại, cô đang học lịch sử nghệ thuật, và khao khát khám phá thế giói nghệ thuật thông qua sự truyền tải ngôn ngữ.

Các diễn viên

Trần Thiên Tú (*1991) tốt nghiệp ngành Biểu diễn Nghệ thuật từ Học viện Nghệ thuật Sơn Đông, Trung Quốc. Cô đang theo học bằng Cử nhân đạo diễn Sân khấu tại Học viện Quốc gia Biểu diễn Nghệ thuật Bắc Kinh. Tú đã tham gia nhiều bộ phim và dự án điện ảnh từ những ngày đầu của sự nghiệp, có thể kể tới như „Áo lụa Hà Đông“ (2006), „Huyền thoại bất tử“ (2009), „Tím hằn vết sẹo“ (2018), „Dành cho tháng Sáu“ (2010) và „Bằng chứng vô hình“ (2020), „Biết thì nói, không biết thì bói“ (2021).

Hong MA (*1985) tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Từ đó, anh làm việc dưới vai trò diễn viên và nhà làm phim. Anh là một thành viên của Trung Tâm Trợ giúp và Phát triển tài năng điện ảnh TPD. Trong năm 2021, anh tham gia dự án Cuộc sống và chính nó, một dự án sân khấu thể nghiệm do Trương Quế Chi chủ trì tại Không gian Nghệ thuật Manzi.

Phạm Bảo Ngọc (*1996) là một thành viên của Không gian Kịch và Nghệ thuật ATH, Hanoi DocLab trong năm 2019 và Nhóm Sân Khấu Viplayback từ năm 2019. Ngọc bộ phim The fly của J.P.Satre, được đạo diễn bởi Quentin Delorm (2019) di vai trò diễn viên, vở kịch ORESTEIA của Aeschylus, đạo diễn bởi Hà Nguyên Long (2020) và The exception and the rule của Bertoltướ Brecht, đạo diễn bởi Quentin Delorme (2020), và Cuộc sống và chính nó, một dự án sân khấu thể nghiệm bởi Trương Quế Chi (2021)

Trần Quang Huy (*1999) theo học ngành Diễn xuất tại Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Đạo diễn Sân khấu tại Học viện Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia Bắc Kinh. Huy tham dự với vai trò như một diễn viên và ca sĩ trong nhiều vở kịch và dự án nghệ thuật trong trường đại học.

Nguyễn Duy Anh Tuấn (*1997) tốt nghiệp Cao Đẳng Nghệ thuật Kịch và Diễn xuất điện ảnh Hà Nội trong năm 2020. Hiện tại anh là một diễn viên của Nhà hát kịch Công an Nhân dân. Anh Tuấn làm diễn viên cho nhiều kênh truyền hình và mạng xã hội như An Ninh TV và Youtube.

Nguyễn Thu Hậu là một thành viên của nhóm kịch Viplayback, cô tham gia buổi đọc kịch cho vở ORESTEIA bởi Aeschylus, được đạo diễn bởi Hà Nguyên Long trong năm 2020. Trong năm 2021, cô tham gia trình diễn Kịch & Ngẫu hứng tại Liên hoan Kịch và Ngẫu hứng, tổ chức bởi Không gian Nghệ thuật ATH.

Yết Yết (*1995) là một người chơi ghi-ta và nhà sản xuất âm nhạc

Hương Trà (*1998) là một nghệ sĩ đa phương tiện, công việc của cô trải trên phạm vi từ biểu hiện thơ tới nghệ thuật nhiếp ảnh/âm thanh/video thể nghiệm.

Minh Ánh (*1996) là một người làm việc cộng đồng, cô cũng là một diễn viên bán thời gian.

Minh Tâm (*2000) mới chỉ tốt nghiệp đại học.

Nguyễn Bình Minh (1999) là một cây viết và một kĩ thuật viên.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

logo_Goethe
Viện Goethe Hà Nội
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: +84 24 3734 2251
Fax: +84 24 3734 2254
[email protected]
website

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply