Lời mời tham gia dự án sản xuất phim tài liệu sinh...

Lời mời tham gia dự án sản xuất phim tài liệu sinh thái

logo_Goethe

Hạn nộp hồ sơ: 24/11/2021
Download Bản đăng ký
Gửi hồ sơ tới địa chỉ email [email protected]

Thông tin từ Viện Goethe:

Về Dự án sản xuất phim tài liệu sinh thái

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (FOUR PAWS Việt) hoạt động chính trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và phúc lợi động vật. Để tiếp cận công chúng rộng rãi hơn, họ đang tìm cách hợp tác với các nhà làm phim tài liệu để kể những câu chuyện của mình thông qua những thước phim. Và Viện Goethe hỗ trợ cho sự hợp tác này.

Đối với nhà làm phim tài liệu tham gia đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (đặc biệt là mục tiêu phát triển 15: Tài nguyên và môi trường trên đất liền), sự hợp tác này mang lại cơ hội tiếp cận gần hơn với các nhà hoạt động sinh thái, câu chuyện của họ và các loài động thực vật mà họ đang quan tâm và bảo tồn.

Lưu ý: Các nhà làm phim khi nộp hồ sơ cho dự án có thể kết nối với các đối tác tiềm năng khác trong mạng lưới của mình (như các đơn vị tài trợ, chương trình truyền hình, các kênh phân phối).

Vui lòng gửi hồ sơ đến [email protected] trước 23:59, Thứ tư 24/11/2021 với Tiêu đề: ECOFILM_Tên_Tên tổ chức bạn sẽ hợp tác.

Điều kiện tham gia
Các nhà làm phim phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Ứng viên có quốc tịch Việt Nam và phải từ 18 tuổi trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ.

– Ứng viên có kinh nghiệm kể chuyện thông qua một phương tiện trực quan.

– Có trách nhiệm, cởi mở, có kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề tốt.

– Nhận thức về môi trường làm việc khi sản xuất phim tài liệu với các Tổ chức Xã hội địa phương;

– Tình trạng sức khỏe tốt.

– Nhà làm phim hoặc đơn vị sản xuất phải có thiết bị cần thiết để sản xuất phim, kiểm soát ngân sách và biên tập đối với dự án được đề xuất.

Quyền lợi khi tham gia
Sau khi được chọn, các nhà làm phim sẽ nhận được:

– Ngân sách 7000EUR (tương đương 185.000.000 VNĐ) đã bao gồm các loại thuế thu nhập cá nhân theo luật định để sản xuất phim tài liệu

– Cơ hội mở giúp quảng bá sản phẩm của bạn trong một số nền tảng và các liên hoan phim trong nước và quốc tế

– Tham gia các hội thảo đào tạo về nghệ thuật kể chuyện; làm phim bền vững và cách hòa nhập bản thân khi làm việc với các tổ chức xã hội tham gia và cộng đồng địa phương

– Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành sản phẩm

– Góp mặt trong sự kiện giới thiệu của chúng tôi để chia sẻ câu chuyện của bạn và hiển thị bản thân trước công chúng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm

– Số lượng: 01 phim dài tối thiểu 24 phút và tối đa 30 phút; và ít nhất 15 ảnh cho mục đích truyền thông

– Phim chất lượng cao (ít nhất là độ phân giải Full HD)

– Tôn trọng mọi người, sự thật và không có những câu chuyện bịa đặt

– Sáng tạo trong cách kể chuyện

– Bản quyền của các bộ phim thuộc về Viện Goethe và các Đối tác (bao gồm các Tổ chức Xã hội tham gia dự án và các nhà sản xuất phim)

Hồ sơ và Hạn nộp hồ sơ
Trước hạn đóng đơn, bạn sẽ có cơ hội tham gia Hội thảo về ‘Cách kể chuyện mới’ với Đạo diễn người Đức đã có nhiều năm kinh nghiệm làm phim tài liệu.

– Sàng lọc và phỏng vấn hồ sơ: Sẽ được thực hiện cuốn chiếu đến cuối tháng 11/2021

– Kết quả hồ sơ và đào tạo: Tháng 12/2021

– Thời gian sản xuất phim: Tháng 01/2022 – tháng 08/2022

Các giám khảo

Phan Đăng Di
Nhà làm phim độc lập

Anh có tầm nhìn xây dựng một đội ngũ đạo diễn trẻ để tạo nên “làn sóng mới” trong điện ảnh Việt Nam. Anh tốt nghiệp khoa Biên kịch tại Học viện Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Anh đã từng có 6 năm làm việc tại Cục Điện ảnh.

Anh là đạo diễn kiêm biên kịch của nhiều bộ phim đạt giải thưởng danh giá như Khi tôi 20, Phim Việt Nam đầu tiên được chọn tranh giải – LHP Quốc tế Venice 2008; Bi ơi đừng sợ, từng đoạt hai giải tại Cannes Critic’s Week 2010 và nhiều giải thưởng khác tại nhiều liên hoan phim trên thế giới như Vancouver, Hongkong, Stockholm…; Đập cánh giữa không trung, vở đầu tay trong tương lai của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, từng đoạt giải Phê bình tại Critic’s Week, Venice IFF 2014; hay Culi không bao giờ khóc một tác phẩm đầu tay trong tương lai của Phạm Ngọc Lan, được chọn trình chiếu tại Cannes L’Atelier 2017, do Quỹ Điện ảnh Thế giới – LHP Berlin 2019 tài trợ.

Bên cạnh sự nghiệp làm phim độc lập, anh Di còn là một Giảng viên. Anh từng giảng dạy môn Lịch sử Điện ảnh, Biên kịch, Đạo diễn tại Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và thành lập Gặp gỡ mùa thu, một sự kiện điện ảnh quốc tế thường niên tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Nguyễn Như Vũ
Nghệ sĩ nhân dân

tốt nghiệp Đại học Điện ảnh và Truyền hình tại Đức năm 1984 và sau đó công tác tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương ở nhiều vị trí khác nhau, Xưởng trưởng Xưởng Khoa học (2000-2013), Phó Tổng giám đốc Hãng phim (2013-2016), Quyền Tổng giám đốc Hãng phim (2016-2020). Anh là đạo diễn của hơn 20 phim và tham gia quay 50 phim đóng góp vào các sự kiện lớn của Việt Nam. Các phim của anh được trao giải thưởng ở nhiều Liên hoan phim trong và ngoài nước, tiêu biểu như phim tài liệu Người thắp lửa, bộ phim đạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh Việt Nam, Giải ba Liên hoan ảnh, phim tài liệu, phóng sự ASEAN lần thứ nhất; Động đất sóng thần – Thảm họa khôn lường, đạt giải Cánh diều vàng năm 2012; Giải B trong Liên hoan phim về môi trường với bộ phim tài liệu Mưa A-xít v.v.

Nguyễn Lê Hoàng Việt
Biên kịch, đạo diễn phim và đồng sáng lập công ty “Ever rolling films”.

Anh đã thực hiện nhiều phim ngắn tham dự và đạt giải tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế (phim Hạt Cam và Con Mèo Vàng Không Tuổi, Bạn Cùng Phòng). Video nghệ thuật Eroica 2020 của anh đã triển lãm tại Trung tâm Nghệ Thuật Bozar (Brussels, Bỉ) và Viện Goethe Hà Nội.

Các chuyên gia

Philip Gassmann

Philip Gassmann tốt nghiệp Đại học Paris VIII với các chuyên ngành Đạo diễn, Ánh sáng và Quang cảnh. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm trong vai trò Giám đốc và Nhà sản xuất Truyền hình, Phim và Sự kiện – có kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng tại các thị trường của Đức, Pháp và Hoa Kỳ. Ông cũng là Chuyên gia tư vấn và Giám đốc sáng tạo cho các Công ty và Tổ chức lớn. Từ năm 2013-2018, ông làm Giám đốc sáng tạo của “Green Studio” đầu tiên trên thế giới. Từ năm 2013, các nghiên cứu, hội thảo tập huấn của ông tập trung vào sản xuất Phim Xanh, Công nghệ Phim Xanh và Tâm lý & Truyền thông Xanh trên mọi khía cạnh của sản xuất phim: năng lượng, ánh sáng, giao thông, thiết kế, xây dựng, phục vụ ăn uống, tòa nhà, văn phòng, dấu chân carbon, kế hoạch sản xuất xanh cũng như kể chuyện và phát triển xanh. Năm 2020, ông được EU ủy nhiệm thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về “Xanh hóa ngành công nghiệp nghe nhìn ở châu Âu”.

Florian Guthknecht

Florian Guthknecht (* 1969, Fürstenfeldbruck) là nhà làm phim tài liệu người Đức, người đã nhận được hơn 50 giải thưởng quốc gia và quốc tế. Sau khi học tiếng Đức và lịch sử, Florian chuyển sang các chủ đề lịch sử và, từ năm 2003, hoàn toàn dành riêng cho những khám phá về cuộc sống dưới nước. Những bộ phim của ông về Địa Trung Hải, Azores, Caribe, về cái chết của những rạn san hô và cá heo sông Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng: Baiji là loài động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng không phải vì săn bắn mà vì môi trường sống của nó bị tàn phá. Guthknecht dạy làm phim tại Đại học Augsburg và Đại học Khoa học Ứng dụng Salzburg. Trong nhiều năm cống hiến cho báo chí, ông đã được trao tặng Huân chương Bang Bavaria vì những dịch vụ đặc biệt đối với môi trường.

logo_Goethe
Viện Goethe Hà Nội
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: +84 24 3734 2251
Fax: +84 24 3734 2254
[email protected]
website

NO COMMENTS

Leave a Reply