Dada, Siêu thực, và tuyên ngôn về sự phi lý

Dada, Siêu thực, và tuyên ngôn về sự phi lý

Đăng vào
0

14:00 – 17:00, Chủ nhật 21/11/2021
Zoom
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

“Dada là phản-Dada!” – chính những người theo chủ nghĩa Dada đã phải than khóc như vậy. Tại sao thế? Vì Dada, muốn đẩy cái avant-garde lên tột độ, chống lại mọi lề thói của văn hoá trung lưu tư sản giàu có và suy đồi đương thời, phản ứng với đại thế chiến mới nổ ra, truy vấn bằng những câu hỏi khó nhằn nhất về xã hội, vai trò của nghệ sĩ, và mục đích của nghệ thuật trong một thời đại rối loạn và nhiều khổ đau. Dada đưa sự ngẫu nhiên (chance) và những vật thể làm sẵn (readymades) vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, tức là chống lại hoàn toàn những quy chuẩn của nghệ thuật truyền thống – chẳng khác gì phạm tội với thứ nghệ thuật vẫn tồn tại từ ngàn năm đó.

Dada tạo niềm cảm hứng cho những nghệ sĩ thị giác sử dụng công cụ nhiếp ảnh chống lại chính vai trò ban đầu của kỹ thuật này, cũng như sử dụng kỹ thuật cắt ghép hình ảnh (photomontage) để tạo ra những hình ảnh siêu thực. Mà vốn nhiếp ảnh đen trắng cũng đã mang một bản chất siêu thực hiển nhiên khi tạo ra những hình ảnh đơn sắc của thế giới.

Trào lưu Dada tan biến với sự thành lập của trào lưu chủ nghĩa Siêu thực, nhưng những ý tưởng mà nó nảy sinh đã trở thành nền tảng của nhiều thể loại nghệ thuật hiện đại và đương đại.

Về phần của Siêu thực, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Sigmund Freud – đặc biệt là cuốn Diễn giải những giấc mơ (1899), tìm cách sử dụng tâm trí vô thức để giải phóng trí tưởng tượng. Như ngay trong tên gọi của nó, những “hình ảnh siêu thực” (mà xin đừng nhầm với cực thực/hyperrealism!) là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất nhưng cũng lại khiến nó khó phân loại và định nghĩa nhất. Siêu thực thừa hưởng sự nhấn mạnh vào sức mạnh của trí tưởng tượng cá nhân từ truyền thống của Lãng mạn, Siêu thực chứa đầy những hệ thống từ vựng hình ảnh độc đáo của riêng từng nghệ sĩ dường như tương tự với Biểu tượng. Nhưng, thực tế là do chúng đến từ những giấc mơ và cõi vô thức của nghệ sĩ – nơi ta cảm thấy mọi sự vô lý trong hiện thực đều trở nên có lý – nó lại vang vọng tinh thần của Dada.

Mặc dù ra đời vào đầu thế kỷ 20, trong một bối cảnh dường như hoàn toàn khác cái đương đại của chúng ta, những ý tưởng của Dada và Siêu thực trong hội hoạ và nhiếp ảnh không lỗi thời và cũng không ngừng nảy sinh cái mới.

Phí tham giâ:

– Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
– 50k/người đối với người tham gia không có membership
(thông tin chuyển khoản được ghi ở câu 7 của form đăng ký);
– 25k/người đối với sinh viên
(cần cung cấp ảnh thẻ sinh viên tại câu 6 của form đăng ký).

Link sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký

Lưu ý:

– Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.
– Để đảm bảo rằng chúng ta sẽ cùng thảo luận trên một cơ sở nhất định, bạn vui lòng đọc các tài liệu do BTC chuẩn bị. Tài liệu sẽ được gửi tới các bạn sau khi BTC xác nhận được rằng bạn đã hoàn thành việc đăng ký tham gia.
– Nếu như bạn là học sinh trung học, vui lòng liên hệ với Sunday Art Club qua facebook page hoặc email để có thể tham gia miễn phí.

Về người điều phối

Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm – Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm – Manzi Art Space (2021, Hà Nội) – Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply