Tọa đàm Hình tượng Hổ trong văn hóa Việt Nam
Thứ sáu 15/04/2022
Trực tiếp: 13:30
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Link đăng ký
Trực tuyến: 14:30
Zoom
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng:
– Tại sao hình tượng của loài Hổ lại được xuất hiện và thờ tự tại các điện, đền, miếu, phủ cùng các cơ sở thở tự khác?
– Tại sao loài hổ lại được tôn thờ, sùng bái và được nhân dân ta trân trọng gọi bằng những cái tên: ông, ngài, cậu, chúa, quan lớn…?
– Hay ý nghĩa của hình tượng Hổ trong những bức tranh dân gian Hàng Trống?
Để giúp các bạn phần nào giải đáp những thắc mắc đó, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trân trọng được tổ chức buổi Tọa đàm về “Hình tượng Hổ trong văn hóa Việt Nam” với sự tham gia của khách mời lần này đó là PGS.TS Đinh Hồng Hải Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học văn hóa tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung buổi Tọa đàm tới đây xoay quanh những chủ đề:
– Hình tượng hổ trong văn hóa truyền thống
– Hình tượng hổ trong văn hóa đương đại
– Bảo tồn và phát huy giá trị của loài hổ trong bối cảnh hiện nay
Đặc biệt, bên cạnh tổ chức trực tuyến qua phần mềm Zoom như những sự kiện trước, lần này quý vị khán giả có thể tham dự và trao đổi trực tiếp với diễn giả tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Diễn giả:
PGS.TS. Đinh Hồng Hải – Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học văn hóa, Giảng dạy Nhân học tôn giáo, Nhân học nghệ thuật, Nghệ thuật và nhân văn, Nghiên cứu hành vi & xã hội.. tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội;