MAP’s Lecture 03: Những điều “sâu sắc và tản mạn” đã liên kết chúng – Okinawa, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam
15:00 – 17:00, Thứ năm 10/11/2022
ZOOM | TÁCH Space
20 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Trong bài giảng/ buổi nói chuyện này, giám tuyển Iharada Haruka sẽ chia sẻ các nghiên cứu và thực hành của cô, tập trung vào việc tìm kiếm những mối liên kết sâu sắc và có tính liên tục giữa Okinawa, Thái Lan, Myanmar và một số quốc gia Châu Á khác qua nghệ thuật. Chủ đề của MAP 2022 năm nay là ‘Chiến tranh’ được nhìn nhận theo nhiều góc độ, liên hệ với vấn đề ‘chiến tranh’ hiện tại cũng như ở Châu Á.
Từ ‘chiến tranh’ ở Nhật Bản gắn liền với Thế Chiến II. Nhật ở vị trí của một quốc gia bại trận, một nạn nhân chiến tranh. Đã và đang xảy ra một cuộc tranh cãi ở Nhật Bản về cách hiểu từ ‘chiến tranh’, dẫn đến sự chia rẽ bè phái và các vấn đề hiện nay. Okinawa vừa đánh dấu kỉ niệm 50 năm ngày hòn đảo này được trao trả chủ quyền cho Nhật Bản trong năm 2022 vừa qua. Sự trở lại này mang nghĩa rằng nó đã ‘được hoàn lại’ cho Nhật Bản từ thời hậu chiến của sự thống trị của Hoa Kỳ. Thoạt nhìn, tưởng chừng đây là một ‘lễ kỷ niệm’, nhưng lịch sử của nó, tính cả thời điểm hoàn trả và như ta thấy ngày hôm nay, cũng được đánh dấu bởi nhiều xung đột khác nhau gắn liền với ‘chiến tranh’.
Và giờ đây, ở châu Á hậu Corona, có những khuynh hướng bạo lực gợi nhắc đến chiến tranh vì dân chủ hóa: ở Myanmar năm 2021, đã xảy ra một cuộc đảo chính quân sự. Kế đến là phong trào phản kháng dân sự, dẫn đến sự hỗn loạn xã hội kéo dài, bao gồm cả các cuộc đụng độ vũ trang.
Trong bài giảng/ bài nói chuyện này, Iharada Haruka sẽ lần theo các xu hướng hiện nay của Châu Á đang móc nối các ‘cuộc chiến’ với nhau, và xem xét các khả năng của nghệ thuật và biểu hiện trong bối cảnh này, sử dụng những thực hành mà bản thân Iharada Haruka làm ví dụ trong đó. “Tôi muốn nghĩ tới việc làm thế nào chúng ta, thông qua nghệ thuật và biểu hiện, vượt qua những trở ngại chính trị mà Châu Á liên tiếp phải đối mặt kể từ những ‘cuộc chiến’ hiện tại hoặc trong quá khứ ở xã hội này, hoặc từ những cuộc ‘chiến tranh’. Bài giảng này mang mục đích trở thành tài liệu cho việc suy ngẫm về những câu hỏi ấy.” Các chủ đề lớn sẽ bao gồm sau đây:
– Giới thiệu – Chiến tranh ở ‘Okinawa’ đối với tôi.
Ví dụ: Okinawa-sen no Zu (“Trận Okinawa”) của Maruki Iri và Toshi, Bảo tàng Nghệ thuật Sakima, Nhạc Rock của nhóm MONGOL800 cho giới trẻ ở Okinawa, cùng một vài tác phẩm điện ảnh hay những sự kiện văn hóa được tìm thấy vào những năm 1990 và 2000.
1. Vết rạn giữa ‘chiến tranh’ và ‘thiên hoàng’ của Nhật Bản — những ví dụ về sự ‘chia cắt’ ngày nay giữa nghệ thuật và biểu hiện.
Ví dụ. ‘Triển lãm Tự do Ngôn luận’ Aichi Triennale 2018, ‘cách mạng.1’ (Masao Adachi đạo diễn, 2022), v.v.
2. Cách những nghệ sĩ Nhật Bản nhìn nhận ‘chiến tranh’.
Ví dụ. Tác phẩm của Hikaru Fujii, Yoshio Shirakawa và còn nữa.
3. Bạo lực và chiến tranh – Phản kháng và bạo lực ở Châu Á ngày nay.
Ví dụ. Các phong trào dân chủ Thái Lan hay nghệ thuật của vùng cực Nam, các tập quán văn hóa xung quanh cuộc đảo chính ở Myanmar, và một số mạng lưới thay thế cho khối đoàn kết Đông Á.
Và còn hơn thế nữa.
*Ngôn ngữ: tiếng Anh
Số người tham dự: tối đa 40 người (tại TÁCH Space) và 100 người (trên ZOOM)
Một sự kiện thuộc Tháng thực hành nghệ thuật MAP 2022.
Về diễn giả:
Haruka Iharada sinh năm 1991 tại Okinawa, Nhật Bản. Cô là nghiên cứu sinh Tiến sĩ trường Cao học Nghệ thuật Toàn cầu, trực thuộc Đại học Nghệ thuật Tokyo, và là thành viên nghiên cứu của Hiệp hội Thúc đẩy Khoa học Nhật Bản (DC1). Các nghiên cứu của cô tập trung vào các hoạt động xã hội về nghệ thuật và văn hóa ở Đông Nam Á, đồng thời, cô còn thực hiện nghiên cứu thực tế về phong trào nghệ thuật ở khu vực châu Á, bao gồm cả Okinawa. Cô cũng tích cực hoạt động dưới tư cách giám tuyển, điều phối sáng tác cho các tác phẩm nghệ thuật, video, phim và các loại hình nghệ thuật khác có cùng các chủ đề với nghiên cứu của cô.
Các dự án chính của Haruka Iharada bao gồm: lên kế hoạch và sản xuất bộ phim tài liệu “CHÒM TINH TÚ” (đạo diễn Keijiro Nakamori, 2016); giám tuyển cho dự án KHÁCH SẠN CH U Á 2018 – Phong cảnh vô định hình (Okinawa, Fukuoka, Trùng Khánh, Trung Quốc, v.v., 2019), dự án “Những chân dung vùng Ryukyu; Bước chuyển từ hình mẫu thành nghệ sĩ” (Bảo tàng Nghệ thuật & Bảo tàng Tỉnh Okinawa, 2021); giám tuyển cho dự án “Che giấu/Vạch trần cái chết” (Phòng trưng bày Chinretsukan, Bảo tàng Nghệ thuật Đại học, Đại học Nghệ thuật Tokyo, 2022) cùng một số tác phẩm khác.
Sự kiện thuộc dự án Tháng thực hàng nghệ thuật (MAP), một dự án thường niên của Heritage Space được vận hành từ 2015, nhằm mục đích tạo ra một nền tảng thực hành, thể nghiệm và trao đổi về nghệ thuật đương đại như một Phòng thí nghiệm Nghệ thuật mở. Mỗi năm, MAP đặt ra một chủ đề làm việc chuyên biệt, mời sự tham gia của các nghệ sĩ quốc tế sang Hà Nội thực hành và trao đổi với các nghệ sĩ trẻ tài năng Việt Nam.
Chủ đề của MAP 2022 là “Chiến tranh” – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển khách mời. Dự án bao gồm giai đoạn trao đổi và lưu trú trong tháng 10-11/2022, sau đó là một triển lãm vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.