MAP’s Lecture 04: Sự thực và Hư cấu Lịch sử: Các nghệ sĩ tái hiện lịch sử chiến tranh ở Việt Nam
15:00 – 17:00, Thứ ba 15/11/2022
ZOOM | TÁCH Space
20 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Bài giảng của Nora A. Taylor – Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật Nam Á và Đông Nam Á tại Học viện Nghệ thuật Chicago, Tiến sĩ Lịch sử Nghệ thuật Đông Nam Á tại Đại học Cornell, chuyên ngành Nghệ thuật Việt Nam.
Bài nói chuyện thảo luận về thực hành của bốn nghệ sĩ/ nhóm nghệ sĩ đương đại Việt Nam bao gồm The Propeller Group, An-My Lê, Danh Võ và Lê Quang Đỉnh (Đinh Q. Lê). Họ là những người có những tiếp cận và diễn giải cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam trong lịch sử hiện đại theo những góc nhìn riêng biệt, chất vấn và nghi ngại, độc đáo và đầy cá tính. Thông qua các đoạn phim và cách tái hiện hình ảnh trong tác phẩm, cũng như việc sử dụng các đối tượng lịch sử, những nghệ sĩ này làm mờ đi ranh giới giữa hiện thực và hư cấu, từ đó thể hiện các góc nhìn mới so với những nhận thức chúng và hình dung của công chúng về cuộc chiến. Họ cũng khai thác các mảnh ký ức và cả những cách mơ hồ đầy nghịch lý mà trong đó, chiến tranh được gợi nhớ lại nhưng đồng thời cũng bị lãng quên.
*Ngôn ngữ: tiếng Anh
Số người tham dự: tối đa 40 người (tại TÁCH Space) và 100 người (trên ZOOM)
Một sự kiện thuộc Tháng thực hành nghệ thuật MAP 2022.
Về diễn giả:
Nora A. Taylor là Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật Nam Á và Đông Nam Á tại Học viện Nghệ thuật Chicago. Bà đã nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử Nghệ thuật Đông Nam Á tại Đại học Cornell, chuyên ngành nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách “Những họa sĩ Hà Nội: Một nghiên cứu Dân tộc học về Nghệ thuật Việt Nam” của bà, do Nhà xuất bản Đại học Hawaii phát hành năm 2004 và tái bản năm 2009 bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Singapore (NUS Press), được thực hiện dựa trên nghiên cứu luận văn của bà tại Hà Nội, Việt Nam từ năm 1992 tới năm 1996. Bà cũng là biên tập viên của tuyển tập Nghệ thuật Đông Nam Á Hiện đại và Đương đại, cũng như nhiều bài báo về các nghệ sĩ Việt Nam và Đông Nam Á hiện đại và đương đại. Bà hiện đang cộng tác với tiến sĩ Pamela N. Corey và giám tuyển Đỗ Tường Linh trong một dự án sách, viết về cách các nhà nghiên cứu và giám tuyển ‘đọc’ Nghệ thuật đương đại Việt Nam, sẽ được Nguyễn Art Foundation xuất bản vào năm 2023.
Sự kiện thuộc dự án Tháng thực hàng nghệ thuật (MAP), một dự án thường niên của Heritage Space được vận hành từ 2015, nhằm mục đích tạo ra một nền tảng thực hành, thể nghiệm và trao đổi về nghệ thuật đương đại như một Phòng thí nghiệm Nghệ thuật mở. Mỗi năm, MAP đặt ra một chủ đề làm việc chuyên biệt, mời sự tham gia của các nghệ sĩ quốc tế sang Hà Nội thực hành và trao đổi với các nghệ sĩ trẻ tài năng Việt Nam.
Chủ đề của MAP 2022 là “Chiến tranh” – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển khách mời. Dự án bao gồm giai đoạn trao đổi và lưu trú trong tháng 10-11/2022, sau đó là một triển lãm vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.