Home Sự kiện Mĩ thuật Workshop “Làm đèn lồng với công nghệ AR: Gìn giữ quá khứ...

Workshop “Làm đèn lồng với công nghệ AR: Gìn giữ quá khứ qua thực hành của tương lai”

09:30 – 12:30, thứ Sáu 01/12/2023
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Link đăng ký

Thông tin từ Liên hoan Thiết kế & Sáng tạo Việt Nam:

Diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế 2023, workshop “Làm đèn lồng với công nghệ AR: Gìn giữ quá khứ qua thực hành của tương lai” mở ra một hành trình khám phá mối giao thoa đầy mê hoặc giữa truyền thống và đổi mới. Dẫn đường bởi hai nhà thiết kế dày dặn kinh nghiệm, workshop sẽ gợi mở những ý tưởng mới về bảo tồn các tập quán văn hóa trong thời đại chuyển đổi số.

Workshop sẽ đưa người tham gia đi từ A tới Z trong quy trình trang trí đèn lồng bằng phương pháp thủ công kết hợp với công nghệ kỹ thuật số 3D. Người tham gia sẽ học cách tích hợp đèn lồng vào hệ thống AR bằng SparkAR, thiết kế một số trò chơi đơn giản với đèn lồng, và cùng trình diễn đèn lồng thông qua thực tế hỗn hợp (mixed-reality).

Workshop “Làm đèn lồng với công nghệ AR: Gìn giữ quá khứ qua thực hành của tương lai” là dịp để thảo luận về ý nghĩa của công nghệ trong việc bảo tồn và tôn vinh di sản phi vật thể của quá khứ, qua đó kết nối quá khứ và tương lai.

Workshop được thiết kế phù hợp với người mới bắt đầu, có giới hạn số lượng người tham dự.
Sự kiện được tổ chức bởi nhà thiết kế, trợ lý nghiên cứu Như Bùi (Bùi Quỳnh Như) tại RMIT Placelab.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Người tham gia cần chuẩn bị:

– Laptop đã cài sẵn SparkAR Studio
– Tài khoản Meta (Facebook hoặc Instagram) để sử dụng trong SparkAR
– Smartphone (Android hoặc iPhone) để kiểm tra và scan bản vẽ

Thông tin khách mời:

Bùi Quỳnh Như: Nhà thiết kế, nhà nghiên cứu “sống giữa các nền văn hóa”, luôn mang trong mình tinh thần trách nhiệm sâu sắc trong việc bảo tồn và tôn vinh di sản. Sinh ra tại TP.HCM, hiện tại Như đang sống tại Naarm (Melbourne, Úc). Bùi Quỳnh Như là trợ lý nghiên cứu tại RMIT PlaceLab, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Hoạt hình, Game & Tương tác tại Đại học RMIT. Trọng tâm nghiên cứu của cô là Bảo vệ Di sản phi vật thể Việt Nam thông qua AR (Thực tế tăng cường).

Lucian Rodriguez Lovell: Nghiên cứu sinh tiến sĩ, giảng viên Chương trình Thiết kế Game tại Đại học RMIT. Lucian sống và làm việc trên vùng lãnh thổ Wurundjeri chưa được thừa nhận. Nghiên cứu của Lucian thẩm vấn các mối tương tác giữa con người và máy tính, trí tuệ nhân tạo và văn hóa kỹ thuật số thông qua mô hình nghiên cứu dựa trên thực tiễn. Về mảng sáng tạo đương đại, các thực hành của Lucian xoay quanh chủ đề trò chơi thực tế hỗn hợp (AR và VR), thiết kế trải nghiệm kỹ thuật số thử nghiệm, và các quy trình xử lý hình ảnh từ vật lý đến 3D.

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2023 do Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS), cùng các đối tác đa dạng gồm cá nhân, nhóm, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, với sự đồng hành của đối tác thiết kế Behalf Studio và đối tác truyền thông Hanoi Grapevine.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam
Website
Facebook
Instagram
Twitter
YouTube

NO COMMENTS

Leave a Reply