-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội | Talk “Tôi & Thành phố”

-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội | Talk “Tôi & Thành phố”

Đăng vào
0

09:00, thứ Sáu 15/12/2023
Viện Goethe Hà Nội
56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Buổi trò chuyện này xoay quanh câu chuyện tạo ra những thay đổi trong thành phố qua các thời kỳ khác nhau với ba chủ đề chính: kiến ​​trúc đô thị – quan niệm thẩm mỹ – đời sống thường nhật. Những thay đổi đó được thể hiện qua những điều quen thuộc xung quanh chúng ta.

Ví dụ như, vì sao những cây này lại được trồng ở trên đường phố mà không phải những cây khác?
Bánh mì được người Pháp mang đến Việt Nam vào thế kỷ 19 và đã trở thành món ăn Việt Nam được quốc tế biết đến. Nó cũng xuất hiện trong từ điển Oxford. Quá trình này có được gọi là “giải thuộc địa hóa” không?
Hệ thống cống ngầm còn mang trong mình những câu chuyện về lịch sử thuộc địa của Pháp. Chúng hiện giờ ra sao? …
Và còn nhiều chất liệu khác nữa liên quan đến hậu thuộc địa và giải thuộc địa hóa cũng sẽ được thảo luận tại sự kiện.

Buổi trò chuyện tạo không gian mở cho những trao đổi về những thay đổi của thành phố Hà Nội, nơi có hơn 8 triệu người dân đang sinh sống cũng như động lực phía sau của những thay đổi đó. Hà Nội xưa và nay: những kết nối và đứt gãy nằm ở đâu? Với sự tham gia của Nhà văn Nguyễn Trương Quý, “nhà văn của Hà Nội”, Hà Yến Chi, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Nhân học văn hóa tại Đại học California Riverside (UCR), và Nguyễn Vũ Hải, người thực hành văn hóa xoay quanh nơi chốn và ký ức tại Hà Nội, sẽ mang đến những góc nhìn đa chiều.

Bên cạnh đó, sự kiện cũng sẽ mang lại những góc nhìn mới mẻ của các bạn trẻ Việt Nam và châu Âu xoay quanh chủ đề “Tôi và Thành phố” thông qua các sáng kiến của họ về cây trong đô thị, chuẩn mực cái đẹp, những biến đổi của lễ hội cũng như trò chơi nhập vai sáng tạo ngược dòng lịch sử.

Buổi trò chuyện mở cho tất cả các công chúng quan tâm tới chủ đề và đặc biệt có cung cấp phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và song ngữ Anh-Việt.

Dự án “-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” do Viện Goethe và Tổ chức V.GO tổ chức là một dự án tập trung vào việc khám phá, tìm hiểu và lan tỏa kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam trong giới trẻ Việt Nam và bạn bè quốc tế. Mục tiêu của dự án là xây dựng môi trường trải nghiệm giúp cung cấp cho giới trẻ, bao gồm các bạn trẻ Quốc tế và Việt Nam, kiến thức và những góc nhìn về quá trình phát triển xã hội Việt Nam. Đồng thời khuyến khích các thành viên tương tác, suy nghĩ và chia sẻ câu chuyện cá nhân cũng như của cộng đồng. Dự án cũng nhằm gợi mở những câu hỏi về chủ đề hậu thuộc địa, góp phần gia tăng nhận thức về bối cảnh đương đại.

Dự án mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam cho giới trẻ. Nó cung cấp một cơ hội thúc đẩy sự tìm hiểu và hiểu biết chung về lịch sử và quá trình phát triển xã hội, từ đó thúc đẩy tình yêu quê hương và sự tự hào dân tộc. Đồng thời, sự tham gia của các tình nguyện viên quốc tế mang đến góc nhìn và quan điểm đa dạng trong việc so sánh tác động và thay đổi của quá khứ đến hiện tại và tương lai. Dự án cũng khích lệ tư duy sáng tạo, khám phá và đánh giá lại những giá trị văn hóa, và xã hội. Thông qua việc kể lại câu chuyện cá nhân và cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi người thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình, xây dựng một cộng đồng đa dạng và đoàn kết.

Dự án đã trải qua 03 giai đoạn:
+ Tập huấn và cung cấp thông tin thông qua 2 ngày tập huấn và 1 buổi workshop chia sẻ thông tin từ các chuyên gia và diễn giả Nguyễn Vũ Hải, nhà văn Trương Quý và Nghiên cứu sinh Hà Yến Chi.
+ Định hướng và cố vấn phát triển dự án cho 04 nhóm thành viên tham gia
+ Thuyết trình và trình bày đề xuất dự án nhóm. 3 dự án được nhận hỗ trợ 90.000.000VND/dự án và 1 dự án được nhận hỗ trợ 20.000.000VND.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply