Project Đẩy Sàn | “Rèn” – Đợt 1

Project Đẩy Sàn | “Rèn” – Đợt 1

Workshop: 30/03 – 04/04/2024
Hạn đăng ký: 15/03/2024
Link đăng ký
Thông báo kết quả: 18/03/2024
Học phí: 1.000.000 VNĐ/học viên
TP HCM

Thông tin từ ban tổ chức:

“Project Đẩy Sàn” (PĐS) là một dự án nhằm thúc đẩy việc học tập, hợp tác và thử nghiệm dành cho các nghệ sĩ trình diễn mới tại Sài Gòn. Nghệ sĩ sẽ được học hỏi những công cụ liên quan đến sân khấu, trình diễn, và được hỗ trợ nguồn lực để trình bày màn diễn của mình trước khán giả. Project Đẩy Sàn là một trong những dự án cộng tác với viện Goethe Việt Nam trong khuôn khổ chương trình “Queer Ideas: We Want to Hear Your Voice”.

PĐS bao gồm hai thành phần riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau: 1) Rèn: chuỗi workshop nhấn mạnh vào việc hợp tác song song với học tập, và 2) Dựng: thử tác phẩm chưa-hoàn-chỉnh trước khán giả. Chương trình năm 2024 có hai Đợt, mỗi đợt gồm một phiên Rèn và một phiên Dựng. Các phiên có lời mời ứng tuyển riêng biệt.

Sự kiện này dành riêng cho lời mời ứng tuyển Rèn Đợt 1.

Rèn là một workshop 6 ngày (30/03 – 04/04/2024) nhằm chuyển giao các kỹ năng để cùng xây dựng trình diễn. Nó ưu tiên việc lắng nghe, hỗ trợ và cùng đóng góp của các học viên vào màn trình bày cuối cùng. Được dẫn dắt bởi những người dày dặn kinh nghiệm trong việc tạo dựng trình diễn, workshop được tổ chức để các kỹ năng trở nên dễ hiểu và dễ áp dụng. Với chủ đề “Cơ thể trong Không gian, Không gian cho Cơ thể”, Đợt Rèn đầu tiên tìm cách biến những tương tác tiềm năng giữa cơ thể biểu diễn và môi trường của chúng thành (những) màn trình diễn cụ thể, truyền tải rõ ràng ý định của tác giả, tạo ra đối thoại với khán giả trực tiếp của màn diễn.

Vậy nếu bạn muốn:
– tìm hiểu một số công cụ, kỹ thuật trong sân khấu và trình diễn,
– thử nghiệm một trình diễn cùng bạn học,
– khám phá cách chất liệu vừa cung cấp thông tin vừa nhào nặn ý tưởng,
– làm việc nhóm, vừa vui vừa giúp chiêm nghiệm cách bản thân hoạt động độc lập,
– đua tốc độ vừa học vừa làm trong 6 ngày để sáng tạo một màn diễn,
thì Rèn dành cho bạn. Hãy nhanh tay đăng ký Rèn Đợt 1!

Rèn Đợt 1 được dẫn dắt bởi Lina Oanh Nguyễn (nghệ sĩ, nhà thiết kế sân khấu đến từ Đức) và Sasapin Siriwanij (nghệ sĩ trình diễn, Giám đốc Nghệ thuật BIPAM từ Thái Lan), những người dày dặn kinh nghiệm trong việc tạo dựng trình diễn, workshop được tổ chức để các kỹ năng trở nên dễ hiểu và dễ áp dụng. Với chủ đề “Cơ thể trong Không gian, Không gian cho Cơ thể”, Đợt Rèn đầu tiên tìm cách biến những tương tác tiềm năng giữa cơ thể biểu diễn và môi trường của chúng thành (những) màn trình diễn cụ thể truyền tải rõ ràng ý định của tác giả, tạo ra đối thoại với khán giả trực tiếp của màn diễn.

Lịch trình workshop

Ngày 1 & 2, 30 – 31/03: Workshop của Lina Oanh Nguyễn
– Workshop này tập trung vào “hấp lực của sự tình cờ” và “cảm mến trở ngại”. Những người tham gia sẽ thử nghiệm những cách suy nghĩ khác nhau về không gian và hợp tác tạo ra các môi trường (environment), tập trung vào khả năng chơi đùa và các trạng huống tạo điều kiện cho chơi đùa.
– Sau giới thiệu ngắn về lĩnh vực phối cảnh dưới góc nhìn của Lina, học viên sẽ đi sâu vào quá trình tạo ra môi trường bằng cách quan sát và thu thập các đồ vật, ảnh và tài liệu khác trong không gian đô thị dựa trên các từ khóa theo chủ đề ngẫu nhiên.
– Trong các nhóm nhỏ, học viên sẽ sử dụng các chất liệu thu gom được để khơi dậy ý tưởng mới về tình huống qua việc sử dụng kỹ thuật “đọc chất liệu thị giác” và mô hình hóa tỷ lệ.
– Ngày thứ hai chủ yếu tập trung cho việc hiện thực hoá các ý tưởng trong không gian thực và giúp đỡ nhau thiết lập các môi trường khác nhau. Các môi trường này sẽ được sử dụng trong ngày workshop tiếp theo của Sasapin và sẽ được các nhóm nhỏ trình bày vào NGÀY 6.

Ngày 3 & 4, 01 – 02/04: Workshop của Sasapin Siriwanij
– Workshop vận dụng cơ thể này giới thiệu các công cụ sáng tạo một màn trình diễn dựa trên sự phối hợp của các thành viên nhóm. Đây là phương pháp thực hành cơ bản của B-Floor Theatre, mượn từ kỹ thuật Viewpoints (*) và kết hợp với ứng dụng từ chính B-Floor qua nhiều năm.
– Học viên sẽ tìm hiểu các yếu tố khác nhau để sáng tác một cảnh và cuối cùng là một màn trình diễn như một cách thực hành thay cho việc dựng vở dựa trên kịch bản hoặc do biên đạo chỉ huy.
Các nhóm sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện tác phẩm và phản hồi với “môi trường” đã được khởi xướng trong workshop của Lina.

Ngày 5, 04/03: Ngày làm việc độc lập
Mỗi nhóm làm việc độc lập, với hỗ trợ từ điều phối viên khi cần thiết.

Ngày 6, 04/04: Ngày Mở Xưởng Rèn
Tổng kết workshop và trình bày tác phẩm của nhóm.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply