Lorca: Thơ và Tình yêu ẩn dấu
18:00 – 19:30, thứ Hai 06/05/2024
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam
4 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội
Quét mã QR trên hình để đăng ký tham dự
Thông tin từ ban tổ chức:
Federico García Lorca, một trong những nhà thơ Tây Ban Nha xuất sắc của thế kỉ XX, đã trở thành tượng đài trong lòng người yêu thơ và nghệ thuật trên khắp thế giới. Người nghệ sĩ tài ba này không chỉ là nhà thơ, ông còn là nhà biên kịch, nhạc công, và trong quá trình hoạt động nghệ thuật ông còn từng thực hiện nhiều tác phẩm hội hoạ mang phong cách riêng. Bức tranh chính trị xã hội phức tạp tại Tây Ban Nha những thập niên đầu thế kỉ 20 đã trở thành nơi tôi luyện cho một nghệ sĩ lớn. Các cuộc gặp gỡ với những tài năng đương thời ở nhiều lĩnh vực đã giúp ông khám phá và khai thác những tiềm năng dường như vô tận của mình.
Bên cạnh đó, có một khía cạnh khác ít được biết đến hơn về Lorca, nhưng lại có những dấu ấn và ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận các tác phẩm của ông. Đó chính là thiên hướng giới tính mà Lorca mang trong mình, và những đè nén mà ông phải chịu do sự thiếu cởi mở của xã hội lúc bấy giờ về vấn đề này.
Tại Việt Nam, thơ của Lorca được biết đến qua những bản dịch từ tiếng Nga hay tiếng Pháp.
Tuyển tập thơ Lorca dịch sang tiếng Việt của dịch giả Hoàng Hưng được xuất bản từ năm 1998. Sau gần 30 năm, đây vẫn là tuyển tập đầu tiên và là một trong số rất ít các ấn phẩm về thơ Lorca tại Việt Nam dù tên của ông vẫn được nhiều người biết đến. Hơn thế nữa, một bài thơ viết về Lorca và cây đàn ghita của tác giả Thanh Thảo còn được đưa vào sách giáo khoa cấp trung học phổ thông tại Việt Nam.
Nội dung:
– Mang tới cái nhìn sâu hơn về cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ Federico García Lorca.
– Khám phá góc nhìn về Lorca như một tác giả Queer.
– So sánh với Văn học LGBT tại Việt Nam
– Tăng cường trao đổi văn hoá nghệ thuật giữa Việt Nam và Tây Ban Nha.
– Quảng bá tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam.
Diễn giả:
– TS. José Manuel Ruiz Martínez – Đại học Granada
– TS. Trần Ngọc Hiếu – Đại học Sư phạm Hà Nội
Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024 do EUNIC Việt Nam điều phối.