Workshop: Tập tành tập hợp tập thể nghệ thuật: Hướng đến thực hành bao hàm và phi thứ bậc
16:00, Chủ nhật 06/04/2025
Goethe-Institut Hà Nội
58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký
Ngôn ngữ: Việt – Anh (với phiên dịch song song)
Thông tin từ ban tổ chức:
Thực hành nghệ thuật trong khuôn khổ của một tập thể (artist collective) ngày càng được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 nổi lên và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của nghệ thuật. Không chỉ là một hướng tiếp cận có thể khơi gợi đến những khả thể khác của nghệ thuật nằm ngoài mô hình có tính truyền thống và đặt nặng về vấn đề nguồn lực, người ta thường nhắc về thực hành nghệ thuật tập thể (artist collective) như một phướng hướng có khả năng trao quyền cho những tiếng nói đa dạng khác nhau – vấn đề ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa văn hóa ngày nay.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để vận hành và phát triển thực hành nghệ thuật tập thể trong đó vừa đảm bảo tiếng nói của mỗi người được lắng nghe, nơi những sự đa dạng trong góc nhìn và văn hóa được tôn trọng? Đây có lẽ không chỉ là câu chuyện của riêng những nghệ sĩ đang thực hành trong một tập thể nghệ thuật, mà của những người thực hành văn hóa nói chung. Bởi lẽ, nếu chúng ta nhìn rộng ra, thì đây cũng là câu chuyện của việc làm sao để kiến tạo một không gian hoặc sự kiện (văn hóa và nghệ thuật nói chung) cởi mở, an toàn, phi thức bậc, nơi mỗi người đều cảm thấy thuộc về và đủ an toàn để cất lên tiếng nói.
Vận dụng những bài tập của sân khấu và trình diễn, buổi workshop từ đó sẽ khơi gợi những suy tư và chất vấn về việc làm thế nào để xây dựng một tập thể nghệ thuật, một không gian, hoặc đơn giản là điều phối một buổi thảo luận cởi mở cho tất cả mọi người. Từ việc thảo luận và chỉ ra những cơ chế quyền lực và thứ bậc ngầm ẩn thường tồn tại trong những khuôn khổ kể trên, buổi workshop sẽ mở rộng về tiềm năng của nghệ thuật trình diễn và cách bạn có thể vận dụng nó trong bối cảnh khác nhau.
Thông tin người hướng dẫn và điều phối:
Marrque-Lin: là một nghệ sĩ biểu diễn liên ngành, nghệ sĩ sân khấu, nhà thơ và nhà tổ chức cộng đồng từ California và New York. Thực hành của Marque trải dài từ thơ ca, phim ảnh, khiêu vũ, phương tiện truyền thông hỗn hợp và âm nhạc thử nghiệm. Chuyên ngành của Marque tập trung vào lý thuyết liên văn hóa và giải thực dân, trình diễn và lý thuyết kịch bản sân khấu.
Marque tốt nghiệp Cử nhân Nghệ thuật Diễn xuất, Tiếng Đức và Xã hội học tại Trường Nghệ thuật Tisch, Đại học New York, và Thạc sĩ vềLý thuyết Kịch bản & Nghiên cứu Biểu diễn tại Đại học Goethe. Marque từng là người tham gia chương trình Humanity in Action Berlin và đồng hành cùng chương trình Goethe Goes Global Fellow.
Marque đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận United Networks (gUG), hoạt động tại 6 khu vực khác nhau ở Đức cùng với Bundesverband Freie Darstellende Künste e.V., nhằm tổ chức các sự kiện giao lưu, hội thảo, giáo dục và cung cấp cơ hội giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong bối cảnh văn hóa-chính trị, tạo ra sự thay đổi hệ thống và lập pháp.
Đinh Thảo Linh: là một nghệ sĩ liên ngành, giám tuyển và nhà sản xuất sống và làm việc giữa Hòa Bình và Hà Nội, Việt Nam. Thực hành của cô tập trung vào việc tạo ra không gian – vật lý, thời gian và tâm lý – nơi các cá nhân từ nhiều cộng đồng khác nhau có thể đến với nhau trong đối thoại và biểu đạt.
Các tác phẩm và dự án mang tính giám tuyển của cô đã hiện diện ở nhiều không gian khác nhau, từ góc nhỏ thân mật của ba-bau AIR tại 82A Thợ Nhuộm (Hà Nội) đến những bối cảnh lớn hơn như Đại học Thái Nguyên (Việt Nam, 2021), documenta fifteen (Kassel, Đức, 2022), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội, Việt Nam, 2022), VIVA ExCon 2023 (Antique, Đảo Panay, Philippines, 2023), Conflictorium (Ahmedabad, Ấn Độ, 2024), Cung thiếu nhi Hà Nội (Hà Nội, Việt Nam, 2024), A Queer Museum (Goethe-Institut Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam, 2025). Cô đã nhận giải thưởng Prince Claus Seed Award vào năm 2021.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.