Home Sự kiện Mĩ thuật “6𝒗➡️¹/²” – Một sắp đặt hợp tác

“6𝒗➡️¹/²” – Một sắp đặt hợp tác

Đăng vào
0

11:00 – 19:00, thứ Ba – Chủ Nhật, 19/05 – 08/06/2025
Manzi Exhibition Space
2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Vì đâu nên nỗi lạ lùng
Ba hồn sáu vía, nửa bùng lạc bay?

Khởi nguồn từ một câu đùa bông lơn, lúc chuyện phiếm tan cuộc nhậu, dần dần bằng cách nào đó, “6𝒗➡️¹/²” – một tập hợp hội ngộ, tạm trú, “mở hé/ khép hờ” của bảy nam nghệ sĩ: Đào Tùng, Đỗ Thanh Lãng, Nguyễn Ban Ga, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Huy An, Nguyễn Trần Nam và Nguyễn Văn Phúc đã được tạo ra.

Không gian nghiêng đổ, cắt xẻ được xâm chiếm bởi những vật thể kì dị, những đối tượng cá biệt, thoạt trông không chút điển hình, dường như chỉ cụ thể trong một tương quan duy nhất: nó và chủ thể tạo ra nó.

Thật ra, chúng cũng kể nhau, cũng nghe nhau, cũng ngó nhau, dẫu rằng lúc tỏ lúc mờ, nắm mãi mới được chút hồ nghi:
BÓNG (đổ) cùng MÀU (đổi),

ÂM THANH (của rào rạo máy móc, của tỉ tê lời đọc), đan cùng MÙI (của bếp nấu, của diêm cháy);

và ÁNH SÁNG chuyển (cường độ, vị trí, màu sắc);…

Sự thiếu, sự vắng, sự khuất, những giấu, những phơi từ một cái “trường chung: | sự mong manh/ đ** t*** |”
Bảy nghệ sĩ trong một tác phẩm sắp đặt cộng tác, một vở kịch đồng diễn
Tưởng đâu đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu…
Mà thôi …

“Một ông hai
Ba ông có
Bốn ông bỏ
Ông nào bỏ?
Ông nào bỏ?
Ông nào bỏ?
Bốn ông không
Một ông chưa
Nữa nữa không
Ông nào muốn?
Ông nào muốn?
Ông nào không muốn?”
( viết bởi Đào Tùng và Nambeo)

Về nghệ sĩ

Đào Tùng (sinh năm 1982) là một nghệ sĩ đa phương tiện, ghi dấu ấn với thực hành trên chất liệu âm thanh, sắp đặt và video thử nghiệm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tùng hoạt động tích cực trong vai trò nghệ sĩ thị giác, nhạc sĩ và đạo diễn tại các sự kiện trình diễn và sân khấu thử nghiệm ở Việt Nam, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Một trong những dự án nổi bật của anh là Erasable (2012) – vở diễn khám phá ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và hành vi thường nhật.

Tùng là đồng sáng lập và thành viên ban tổ chức sự kiện nghệ thuật Nổ Cái Bùm (Huế, 2020; Đà Lạt, 2022), đồng thời là người đồng sáng lập Open Room và Nest Studio. Năm 2021, anh được lựa chọn là một trong 10 nghệ sĩ đoạt giải thưởng danh giá Dogma Prize.

Các triển lãm tiêu biểu mà Đào Tùng từng tham gia bao gồm: Dự án Bờ thành (Huế, 2022); Video Box – một chương trình thuộc SWAB Barcelona Art Fair (Tây Ban Nha, 2020); Henosis tại Baik Art Seoul (Hàn Quốc, 2018); Open Room II tại Capa Studio (TP. HCM, 2016); và howdy cowboy tại MoT+++ (TP. HCM, 2015). Năm 2017, anh tham gia chương trình lưu trú Open Studio tại 18th Street Arts Center, Santa Monica, Los Angeles (Hoa Kỳ).

Đỗ Thanh Lãng (sinh năm 1986, TP. Hồ Chí Minh) theo học chuyên ngành Hội họa tại Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Tiếp cận nghệ thuật bằng bản năng sắc bén – hiện diện qua các mép toan gai góc hay những côn trùng như bị hóa thạch trong nhựa resin – Lãng khéo léo pha trộn sự hài hước với thực tại khắc nghiệt. Tác phẩm của anh gợi lên cảm giác mơ hồ như ký ức đứt đoạn, là những ghi chép trực quan về khoảnh khắc giao thoa giữa ý thức và vô thức.

Tác phẩm của anh từng được giới thiệu tại nhiều triển lãm nhóm trong nước và quốc tế như Chuyển vị (Gallery Rhim, Seoul); Muối của rừng (Korea Foundation Gallery, Seoul & CUC Gallery, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội); Modern Wind (Hội Mỹ thuật TP. HCM); Chị Tôi (Sàn Art, TP. HCM); Fall (Cafe Trầm, TP. HCM); Trên Trời Rơi Xuống (Sao La, TP. HCM); March: Art Walk (nhiều địa điểm tại TP. HCM); và chuỗi triển lãm mù dạ quang, Dăm Kết Mặt Trăng, Bồi Tích, Bài ca ve sầu giữa anh túc mùa hạ, Lò Cò và NGUCHONOBAY (giám tuyển bởi Sao La) tại Galerie Quynh, TP. HCM.

Anh cũng từng tham gia Spot Art Singapore 2014 (ARTrium @ MCI, Singapore) và chương trình nghệ sĩ lưu trú Chuyển động Brown tại Heritage Space, Hà Nội.

Nguyễn Ban Ga (sinh năm 1979, Hà Nội) từng học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh là đồng sáng lập của nhóm Hanoi Link – nhóm tiên phong trong video art tại Hà Nội đầu những năm 2000 – và là thành viên Nhà Sàn Collective, không gian nghệ thuật thể nghiệm do nghệ sĩ vận hành tại Hà Nội.

Thực hành của Ban Ga kết hợp đa dạng chất liệu, từ tranh, trình diễn đến video art, xoay quanh các chủ đề về ký ức cá nhân, lịch sử và sự chi phối của hệ tư tưởng trong xã hội đương đại.

Ban Ga đã góp mặt trong nhiều dự án nghệ thuật địa phương bao gồm: Triển lãm nhóm EXHIBITION thuộc Dự án ‘Những chân trời có người bay 3’- Nhà Sàn Collective, Hà Nội – 2016; ‘Những Đám Mây Sẽ Kể’ – Nhà Sàn Collective, Hà Nội – 2014, ‘Năm Năm’ – Hanoi Link, Hà Nội – 2012, ‘X second’ – Viện Goethe, Hà Nội – 2010.

Từ năm 2017, anh sáng lập xưởng Ga Mộc, tập trung thử nghiệm và phát triển các sản phẩm nội thất từ gỗ dán nhuộm màu (plywood), theo phong cách thiết kế tối giản, linh hoạt và giàu màu sắc. Với quan điểm nghiêm ngặt trong lựa chọn vật liệu như một tuyên ngôn cá nhân, Ban Ga hướng tới việc giảm áp lực lên tài nguyên rừng tự nhiên vốn đang bị khai thác quá mức và thiếu kiểm soát.

Nguyễn Đức Đạt (born 1979 in Pleiku, Vietnam) studied painting at the University of Florida. He is a member of the artist collective Sao La and co-founder of Cù Rú, an artist-run bar operating in Ho Chi Minh City and Da Lat. Đạt has curated for Nhà Sàn Collective and served as the artistic director of Nhà Sàn in Hanoi.

His works have been exhibited in numerous international and local exhibitions, including documenta 15 (Kassel, Germany); NGUCHONOBAY #2: 2,99999 WORLDS at 20/20 Gallery, Elizabeth Foundation for the Arts (New York, USA); Salt of the Forest at Korea Foundation Gallery (Seoul) and CUC Gallery, Vietnam Women’s Museum (Hanoi); Nổ Cái Bùm: Da Lat Dreaming (Da Lat); Nổ Cái Bùm (Hue); The Horizons Have Flyers 4 at Nhà Sàn Collective (Hanoi); and Falling from the Sky at Sao La (Ho Chi Minh City).

In addition to his artistic practice, Đạt has curated and organized various art projects such as March: Art Walk and March: Art Walk 2.0 at multiple venues in Ho Chi Minh City; địa/phương ~ local-liti at Sao La and Địa Projects (Ho Chi Minh City); NGUCHONOBAY at Galerie Quynh (Ho Chi Minh City); as well as the publication Art and Law.

Nguyễn Huy An (sinh năm 1982 tại Hà Nội) tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Việt Nam năm 2008. Được coi là “một trong những nghệ sĩ cá tính và mạnh mẽ nhất trong thế hệ của mình”, các tác phẩm của Huy An gồm tranh, trình diễn, sắp đặt đều là quá trình cố gắng đào sâu vào những mảng tối của tâm thức. Anh được các curator và nhà phê bình nghệ thuật quốc tế đánh giá cao bởi sự tối giản về hình thức, mạnh mẽ về nội tâm, và giàu ý niệm trong các tác phẩm.

Huy An đã có bốn triển lãm cá nhân: ‘Bốn đề mục [Thấy hoặc Không thấy]’ – Manzi Art Space, Hà Nội – 2022; ‘Âm Sáng’ – Galerie Quỳnh, tp. Hồ Chí Minh – 2019; ‘Canh Sáu’ – Manzi Art Space, Hà Nội – 2018 và ‘78 Nhịp’ – Galerie Quỳnh, tp. Hồ Chí Minh – 2014; bên cạnh đó là nhiều triển lãm nhóm và festival nghệ thuật trình diễn, tiêu biểu gần đây là: dự án nghệ thuật cộng đồng ‘Into thin air 2‘- Manzi Art Space, Hà Nội – 2018; các triển lãm nhóm ‘Trông Trời Ngóng Thánh’ – Nhà Sàn Collective, Hà Nội – 2017; ‘AIA Vietnam Eye’ – Casa Italia, Hà Nội – 2016; 14th Istanbul Biennial, Thổ Nhĩ Kỳ – 2015; ‘Disrupted Choreographies’ – Carré d’Art Musée d’Art Contemporain, Nimes, Pháp – 2014, ‘Nếu Thế giới Đổi thay’ – Singapore Biennale – 2013 ‘Âm bụi (somniloquy)’ – 943 Studio, Côn Minh, Trung Quốc – 2011.

Năm 2010, Huy An đồng sáng lập nhóm trình diễn Phụ Lục – tham dự các festival trong nước và nước ngoài: tại Nhật Bản, Singapore, Na Uy, Trung Quốc…

Nguyễn Trần Nam (sinh năm 1979) thuộc lứa nghệ sĩ đương đại thứ hai của Hà Nội, anh là thành viên của Nhà Sàn Studio và Nhà Sàn Collective – không gian nghệ thuật thể nghiệm do nghệ sĩ vận hành đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam.

Kể từ khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2003, Nam đã xây dựng một chuỗi tác phẩm đa dạng, được thực hiện dưới nhiều loại hình và chất liệu khác nhau. Khi tối tăm và nặng nề, khi khôi hài và giễu nhại, thực hành của Nguyễn Trần Nam phản ánh các vấn đề xã hội, chính trị và lịch sử của Việt Nam trong quá khứ cũng như ở thực tại; đồng thời làm nổi bật lên câu chuyện cá nhân cũng như mối quan hệ con người của các nhân vật thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp lao động.

Các triển lãm nổi bật của Nam bao gồm: Triển lãm cá nhân: ‘Ở khắp mọi nơi và mãi mãi (2024), ‘Khúc xạ bất thường’ (2022), ‘UNDONE…’ (2017), ‘Những chương vỡ’ (2013) – Manzi Art Space, Hà Nội; ‘Kẽ’ – Nhà Sàn Studio, Hà Nội (2010). Triển lãm nhóm: ‘Bên kia loài người #1’ – Manzi Art Space, Hà Nội (2023); ‘Mise-en-scene’ – Nhà Sàn Collective, Hà Nội (2016); ‘Hinterland’ – Luggage Store Gallery, San Francisco (2012).

Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1978) tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2003. Sớm định hình cho mình một phong cách riêng, Phúc được biết tới như một trong những nghệ sĩ nổi bật của hội họa đương đại Việt Nam.

Các nhân vật trong tranh của anh đa dạng, nhưng đều được đặt trong một phối cảnh và không gian lạ lẫm và kỳ quái với nét hóm hỉnh ngầm ẩn. Sử dụng những gam màu mạnh, chói, thể hiện những chủ đề xoay quanh cuộc sống đời thường, Phúc lột tả thế giới nội tâm của chính anh – những cuộc vật lộn tâm lý thường trực trước những biến đổi xã hội không ngừng và bối cảnh Việt Nam trong thời đại mới.

Phúc đã có hai triển lãm cá nhân, gần đây nhất là “Không nghĩ” tại Manzi Art Space (2022), anh cũng tham gia nhiều triển lãm nhóm trong và ngoài nước. Hai tác phẩm của anh đã được lựa chọn trưng bày trong triển lãm ‘Salt of the Jungle’ (Muối của rừng) của Quỹ Hàn Quốc năm 2018.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply