Home Sự kiện Mĩ thuật Truyện Tàu và những cuộc phiêu lưu

Truyện Tàu và những cuộc phiêu lưu

Đăng vào
0

09:00, Chủ Nhật 22/06/2025
EMASI Nam Long
147 Số 8, Khu dân Cư Nam Long, Quận 7, TP HCM
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Triển lãm ‘Đó là năm XXXX’ đọc lại những du ký Đông Dương để dẫn dắt người xem bước vào một hành trình phiêu lưu qua những địa đàng tưởng tượng. Qua những trang du ký này, người thưởng lãm được mời gọi phiêu lưu xuyên qua các thực tại khác nhau của tôn giáo, văn hóa và ký ức thuộc địa.

Trong bối cảnh của những năm XXXX vào thời Đông Dương ấy, truyện Tàu cũng đã thực hiện một cuộc phiêu lưu của riêng mình: đi vào đất Việt một lần nữa qua các bản dịch bằng chữ Quốc ngữ, từng bước cải biến bản thân vào đời sống thường nhật cùng phong tục tập quán của người Việt nói chung và con người Nam bộ thời đó nói riêng. Gặp gỡ và ở lại. Đến lượt mình, người đọc Việt Nam cũng thực hiện nhiều chuyến phiêu lưu đi vào thế giới của những nhân vật lịch sử, thần tiên, dân gian của người Tàu. Chuyến phiêu lưu của người đọc Việt xem ra đã mang lại nhiều điều, như nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển có ghi nhận: ‘Chuyện láng giềng cũng như việc trong nhà – con người, phàm có gan có ruột, chuyện dầu xa muôn dặm cũ ngàn năm, cũng đủ học được làm gương soi mình.’ (Trích ‘Thú xem truyện Tàu’ của Vương Hồng Sển, NXB Tổng hợp TP. HCM, 1993, tr. 50)

Buổi trò chuyện ‘Truyện Tàu và những cuộc phiêu lưu’ là một phần mở rộng từ những hư cấu phiêu lưu trong triển lãm ‘Đó là năm XXXX’. Đúng như tên gọi, buổi trò chuyện sẽ xoay quanh ít nhất hai cuộc phiêu lưu của Truyện Tàu. Cuộc phiêu lưu thứ nhất diễn ra ngay trên đất Tàu: nội hàm của hai chữ ‘Truyện Tàu’, quá trình hình thành Truyện Tàu và thông điệp của chúng trong văn hóa Tàu. Cuộc phiêu lưu thứ hai diễn ra trên đất Việt: bối cảnh Truyện Tàu đi vào Việt Nam, thái độ tiếp nhận của người Việt và tác động của chúng lên nếp đọc của người Việt bấy giờ. Và nếu có thể, chúng ta sẽ nói đến cuộc phiêu lưu thứ ba: Truyện Tàu – những cải biên điện ảnh và sự tiếp nhận của người xem hôm nay.

Về diễn giả:

1. Tiến sĩ Tô Phương Cường là giảng viên và nguyên trưởng môn lý thuyết dịch khoa Ngôn ngữ Trung tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Anh chuyên nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ Trung Quốc, Hán-Nôm và dịch thuật.

2. Bác sĩ Lâm Phương Nam là một người đọc và sưu tầm sách xưa có tiếng trong làng sách cả nước. Các đề tài mà anh quan tâm tìm hiểu gồm truyện Tàu, thơ ca Việt Nam, sách nghiên cứu lịch sử, hội hoạ và âm nhạc. Anh hiện là bác sĩ Chuyên khoa Cấp II tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Dịch giả Quách Trọng là quản lý chuyên môn của Bá Tân sách, cũng vừa là biên tập viên và dịch giả của công ty sách Bookhunter. Các tác phẩm dịch độc lập đã anh phát hành gồm ‘Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập – Krishnamurti’; ‘Soi chiếu mối quan hệ – Krishnamurti’; ‘Nhận thức không chọn lựa – Krishnamurti’. Ngoài ra anh còn tham gia hiệu đính và biên tập cho một nhiều tựa sách khác.

4. Huyền Trang là nghệ sĩ cổ tranh cấp 9, sáng lập trung tâm dạy đàn cổ tranh Vân Mộng. Cô theo đuổi bộ môn cổ tranh đã 10 năm, biểu diễn được nhiều bài cổ khúc có độ khó về kĩ thuật cao. Ngoài ra cô cũng cải biên một số bản nhạc từ cổ cầm hoặc các bài nhạc thịnh hành của Việt Nam, Trung Quốc, US và UK.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply