”Lễ cầu siêu” – Phim Anh tại Liên hoan phim Châu Âu 2015

Hà Nội: 20:00, thứ năm 21/05/2015
10:00, thứ bảy 23/05/2015
Trung tâm Chiếu phim Quốc gia
–
Đà Nẵng: 19:30, thứ hai 25/05/2015
Rạp Lê Độ
–
TP HCM: 18:00, thứ tư 27/05/2015
20:00, thứ năm 28/05/2015
Cinebox 212
Thông tin từ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Hội đồng Anh tại Việt Nam:
Mời các bạn đến xem bộ phim Anh “Lễ cầu siêu” trong khuôn khổ Liên hoan phim Châu Âu 2015.
Đạo diễn, Kịch bản: Derek Jarman
Âm nhạc: Benjamin Britten
Diễn viên: Nathaniel Parker, Tilda Swinton, Sean Bean, Laurence Olivier
Thể loại: Drama, War/ Phim chiến tranh
Năm sản xuất: 1989
Thời lượng: 92’
Phim cấm người xem dưới 16 tuổi
Bộ phim Lễ cầu siêu như khảm sâu sự tàn khốc của chiến tranh, bằng những thước phim không lời lặng lẽ được cắt ghép từ tư liệu thật, trong đó có hình ảnhcủa Thế chiến thứ nhất, bóng dáng của thảm họa diệt chủng ở Campuchia, và cả vụ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Benjamin Britten đã viết bản nhạc “War Requiem” nhân ngày mừng Nhà thờ Coventry được tu sửa xong, sau khi công trình cũ bị tàn phá vào năm 1940 trong Thế chiến thứ hai, và bộ phim cùng tên của đạo diễn Jarman là sự phơi bày phần ký ức đau thương của ông tại một bệnh viện quân sự – nơi thời thơ ấu ông đã tận mắt thấy những nạn nhân của chiến tranh. Bộ phim kết nối đan xen giữa quá khứ và hiện tại, qua con mắt của một Người Lính Già. Cốt truyện có phần phức tạp, với những bước nhảy không gian và thời gian, những hồi tưởng-trong-hồi tưởng, và diễn xuất của nhân vật thiên về tính biểu tượng hơn là mang tính tả thực.
Bản nhạc không nhằm ca ngợi đất nước Anh hay tôn vinh những người lính nước này, ngược lại là lời tuyên bố công khai của nhà soạn nhạc Britten chống chiến tranh. Lễ cầu siêu là bản cáo trạng tố cáo tội ác của chính các cuộc chiến mà không phải lỗi lầm của riêng ai cả. Sự thật rằng Britten viết tới ba phần độc tấu riêng biệt cho ba nghệ sỹ, bao gồm Giọng nam trung của nước Đức Dietrich Fischer-Dieskau, giọng nữ cao đến từ Nga Galina Vishnevskaya,và giọng nam cao người Anh Peter Pears, đã chứng minh rằng trong tâm trí nhà soạn nhạc, không chỉ có thuần túy nỗi đau về sự thất bại của dân tộc ông, mà còn sự hòa giải – theo ông là cần thiết. Tác phẩm cũng đưa ra lời cảnh tỉnh đối với các thế hệ tương lai, về sự vô nghĩa trong việc dùng bạo lực chống lại chính đồng loại của mình.
Vé mời được phát từ ngày 12 tháng 5 năm 2015 tại những địa điểm sau:
Hà Nội:
Viện Goethe, 56-58 Nguyễn Thái Học, ĐT: 04 37 34 22 51, từ 12:00 trưa
Hội Đồng Anh, 20 Thụy Khuê, ĐT: 04 3 8 436 780, từ 09:30 sáng
Trung tâm Chiếu phim QG, 87 Láng Hạ, ĐT : (04) 3 514 2856 (giấy mời miễn phí được phát tại sảnh tầng 1 của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Thời gian phát giấy mời bắt đầu lúc 15h – 18h hàng ngày từ Thứ 4 (13/5/2015)
TP HCM:
Viện Goethe: 18 Đường số 1, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, ĐT: 08 3832 6716 (máy lẻ:14)
Hội đồng Anh: 25 Lê Duẩn, Q.1, ĐT: 08 3 8 23 28 62, từ 09:30 sáng
Cinebox: 212 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tel: 08 3935 0610
Đà Nẵng:
Rạp Lê Độ, 46 Trần Phú, ĐT: 0511 3 82 25 74
Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng, 68 Trần Phú, ĐT: 0511 3 82 32 84
Thông tin đầy đủ về Liên hoan phim được đăng tải tại: http://25yearseuvietnam.vn/film
Hình ảnh của các phim đăng tải tại: https://www.flickr.com/photos/eudelvietnam/
Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 Láng Hạ, Hà Nội |
Cinebox 212 212 Lý Chính Thắng, Q.3, TP HCM |
Rạp Lê Độ 46 Trần Phú, Đà Nẵng |