Home Sự kiện Mĩ thuật Sự kiện “Sức mạnh của những nét vẽ Bữa tiệc cho Nghệ...

Sự kiện “Sức mạnh của những nét vẽ Bữa tiệc cho Nghệ thuật và Cuộc sống”

Đăng vào
0

logo_art_vietnam
Bold Strokes - Celebration of Life and Art

Khai mạc: 18:00, thứ tư 11/05/2016
Thời gian diễn ra: 11 – 31/05/2016
Art Vietnam Gallery

Thông tin từ Art Vietnam Gallery:

Khi thế giới đang quay cuồng với những bất ổn chính trị, thảm hoạ môi trường, xung đột tôn giáo và kinh tế, nghệ thuật vẫn có một chỗ đứng vững chắc và độc nhất như một điểm tựa của nhận thức và một chốn nương náu bình yên.

Phòng tranh Art Vietnam xin hân hạnh giới thiệu bộ sưu tập Sức mạnh của những nét vẽ, một bữa tiệc của những tác phẩm mà chúng tôi cảm thấy là những đại diện tốt nhất cho sự chuyển động của nền nghệ thuật Việt Nam ra thế giới, ngày hôm nay.

Chúng tôi xin giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các hoạ sỹ mà phòng tranh đại diện trong nhiều năm qua và cả các tác giả trẻ đang nổi lên với những tác phẩm giàu tưởng tượng và gợi mở; Ngón tay trỏ, 2015 của Trần Tuấn từ Huế mới đây được trưng bày tại triển lãm Miền Méo Miệng ở bảo tàng Bildmuseet, Thuỵ Điển. Video Một nơi nữa ở bên kia dòng sông 2013-2014 của Trương Công Tùng từ TP Hồ Chí Minh và video của nghệ sỹ Bùi Công Khánh tại trại lưu trú sáng tác Cleveland Foundation Creative Fusion diễn tả những khía cạnh cuộc sống hiện đại và sự đấu tranh để tồn tại trong một thế giới đang thay đổi chóng mặt.

Chúng tôi cũng giới thiệu một video của nghệ sỹ, giám tuyển Trần Lương, một thành viên tiên phong của nhóm Gang of Five. Tác phẩm kinh điển từ dự án Mạo Khê năm 2001 mô tả hoàn cảnh sống và làm việc khắc nghiệt của các công nhân mỏ, trong đó có cả trình diễn nổi tiếng của Lương “Người cơm”.

Những nét chữ táo bạo xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau rải rác trong không gian trưng bày. Tương phản với tác phẩm thư họa của nhóm học giả Hán-Nôm Zenei Gang of Five: Nguyễn Đức Dũng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Quang Thắng và Phạm Văn Tuấn – những người mang lại hơi thở đương đại cho văn tự Nôm cổ, là thư pháp trầm lắng của Nguyên Cầm Ngày và Đêm 2 2008 và những con chữ khó nắm bắt trong series Thư chưa gửi 2015 của Lê Thừa Tiến ở Huế. Lê Quốc Việt, nghệ sĩ, học giả và người sáng lập nhóm Zenei giới thiệu series thư họa Tôi nghe như thế này 2008 – một sự kết hợp giữa vẽ, in khắc gỗ, mài và thư pháp, qua đó minh họa cho khả năng sử dụng văn tự mọt cách rộng rãi, trừu tượng và chắc chắn.

Đặng Anh Việt với Khám phá 04 2012, là một sự phá cách rời khỏi cách vẽ mực tàu cổ điển, bởi nghệ sĩ vẽ trên kính sau đó in lên giấy, nhằm để cho khóe nước và mực lan tỏa cũng như biến đổi trên bề mặt.

Tác phẩm mang hình thái sinh học Mọc dai dẳng 2015 của Nguyễn Hữu Trâm Kha là một điêu khắc chạm bằng gỗ mang dấu ấn của lụa, toát lên một cảm nhận nữ tính rõ rệt. Trong khi đó, sắp đặt sơn mài Áo giáp 2014 của Phi Phi Oanh thể hiện một mặt khác của phái nữ qua tư thế vững vàng, kiên quyết mang lại cảm giác về sức mạnh và quyền lực. Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục mang đến sự thích thú cho khán giả qua tác phẩm Cuộc gặp gỡ 2015 và Chốt canh 2014 ngập tràn nét châm biếm, hài hước về một đất nước đang cố gắng thực hiện bước nhảy từ phong kiến, cổ hủ sang một xã hội thương mại hiện đại. Tác phẩm khắc gỗ Phòng số bảy Cũi Sa-tăng 2003 của Simon Redington là một tham chiếu cho sự giam hãm của chủ nghĩa đế quốc, phản ánh quá khứ ảm đạm. Phù điêu ảnh của Nguyễn Thế Sơn: Phòng khám răng Obama 2012, Thanh Phong Minh Nguyệt 2013 cho thấy sự biến đổi chóng mặt của khung cảnh Hà Nội cũng như sự phân mảnh xã hội mà nó tạo ra.

Maritta Nurmi dẫn người xem mường tượng về một thế giới vượt ngoài trần thế khi nhìn vào bề mặt óng ánh lá bạc trên khuôn vải in hình lá hoa đại ở các tác phẩm Những chú chim 2013 và Vắng tiếng chim 2013. Sắp đặt hình tròn mang tên Bên trong, bên ngoài của cô cũng với chiếc bàn mang tên Bên trong, Bên ngoài, Bên trên mang lại hình ảnh của những vật thường thấy trong cuộc sống hàng ngày nâng lên đến tuyệt mỹ với hình ảnh đức Phật ngồi ẩn giữa những chiếc lá.

Tác phẩm Joy of Life 2015 của Đinh Ý Nhi có lẽ là một phiên bản gay gắt không phù hợp với tên gọi, nhưng tiêu biểu cho biểu hiện táo bạo của nữ nghệ sĩ, người đầu tiên phá vỡ truyền thống về chuẩn mực nữ tính vẫn được chấp nhận.

Ấn tượng và vô cùng đẹp từ chính nét giản dị của tranh, tác phẩm Vẻ đẹp VIII 2010 của Hà Trí Hiếu là một phiên bản khác về nữ tính; tương phản phong cách với bức Cá và rừng 2015 của Đinh Thị Thắm Poong mặc dù cả hai bức tranh đều mang dấu ấn giản dị cũng như cách thể hiện tự nhiên đời thường. Những chiếc đĩa sơn mài của Trần Hoàng Sơn và Diệp Quý Hải nói về truyền thống thiêng liêng ngày Tết thông qua việc tạo ra các con Giáp đón năm mới. Trong khi đó, sáng tạo của Lolo Zazar lại mang đến nét phá cách hiện đại và tinh nghịch, thông qua cách nghệ sĩ phủ kín lớp ảnh lên những tạo hình con giáp bằng gỗ.

Với Người bảo hộ 2016 và Mây đen trên bầu trời của Ngày biểu tình 2016, Trương Tân, một trong những nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam, tiếp tục đối thoại với căn tính của mình cũng như tiếp tục tìm kiếm không gian riêng trong thế giới đứt gãy này.

Còn Marilyn thăm phương Đông 2010 của Nguyễn Nghĩa Cường thì lại chơi đùa với văn hoá Pop khi đặt Marilyn Monroe, biểu tượng của vẻ đẹp Mỹ, lên trên hình ảnh Phật Di lặc. Quá khứ huy hoàng VIII 2005 của Mai Đắc Linh gợi nhớ về văn hoá trống đồng Đông Sơn xen lẫn với một chút sùng kính Phật giáo. Nghệ sĩ sơn mài cùng thời Trịnh Quốc Chiến cũng sử dụng hình ảnh từ đạo Phật và các biểu tượng vũ trụ trong tác phẩm nói về sự tồn tại đa chiều của Quá khứ, Hiện tại và Tương Lai.

How can I join them 2011 là một tác phẩm tranh lụa với kĩ thuật cao, ngôn ngữ truyền thống Việt Nam được Nguyễn Thị Châu Giang thể hiện dưới phong cách hiện đại, cũng chính là minh chứng về sự phân biệt ở thường thấy đối với các nữ nghệ sĩ. Kim cương 2004 của Nguyễn Minh Thành mang phong cách thiền, là tác phẩm của một nghệ sĩ đáng nể nhưng chọn cách rút lui chọn một cuộc sống đơn độc. Tác phẩm nói đến một số phận đã định, đồng thời phản ánh những gì sắp đến.

Cuộn tranh lụa và điêu khắc bằng đồng của Nguyễn Thị Chinh Lê nằm trong series nói về cuộc sống hàng ngày của các nhà sư Thiền tông. Mỗi tác phẩm bao gồm cả hình thức tái hiện thị giác trên lụa đi kèm một hình thức tái hiện vật chất bằng đồng, như là hai phần Âm và Dương của cuộc sống.

Điêu khắc ánh sáng của Vũ Kim Thư được làm từ giấy Dó và giấy Washi Nhật Bản, sau đó nữ nghệ sĩ phủ lên trên các chi tiết hình pha trộn hài hoà với sắp đặt ánh sáng bên trong. Với Không gian thu nhỏ #7, #41 và #15, 2013, Thư thử nghiệm với một dạng thức khác của điêu khắc ánh sáng.

Nhà nghiên cứu về Phật giáo và phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng cùng tác phẩm kinh điển của ông Bên dòng sông 2002 cho ta thấy phong cách vẽ đậm dấu ấn cá nhân phối hợp với kĩ thuật in khắc gỗ cổ đại. Là thầy của nhiều lớp nghệ sĩ tham gia trong trưng bày này, hiện tại Thượng dành đa phần thời gian cho công việc nghiên cứu và viết lách về nghệ thuật Việt Nam.

Giấc mơ 2015 là là bộ sưu tập các phân mảnh bộ phận của một chiếc xe Honda Dream, đẽo từ các phiến đá cẩm thạch bởi thợ điêu khắc địa phương ở Đà Nẵng và chính nghệ sĩ Jorge Rivera. Mỗi một bộ phận đều được đặt trên một cái bục tượng trưng cho văn hoá tín ngưỡng Việt Nam. Nghệ sĩ điêu khắc đến từ Hà Nội, Đinh Công Đạt, tạo ra những sinh vật sống động từ chất liệu sợi thuỷ tinh tổng hợp và phủ lên chúng một lớp sơn mài. Các tác phẩm điển hình của anh Nam sinh, Nữ sinh, Phật đứng và Phật ngồi biểu trưng cho một cách diễn dịch hài hước về cách nhìn truyền thống trong thời hiện đại. Các bức ảnh trắng và đen về 54 dân tộc Việt Nam của Sebastien Laval từ năm 1990s đã truyền cảm hứng cho nghệ sĩ nhiếp ảnh thực hiện tác phẩm gần đây nhất: Hanoi 18h/6h, Huế 18h/6h. Các bức ảnh này đều được chụp trong khoảng từ 6h tối đến 6h sáng, không sử dụng ánh sáng đèn, mang lại một bầu không khí ma mị, ảm đạm đồng thời đưa người xem vào một thế giới kì bí.

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ vào cuối tháng 5, phòng tranh cũng muốn nhấn mạnh sự trao đổi nghệ thuật giữa Mỹ và Việt Nam, một hình thức đóng góp rất nhiều vào quá trình hàn gắn vết thương trong quá khứ. David Thomas, nghệ sĩ và người sáng lập tổ chức Indochina Arts Partnership ở Boston, đã giới thiệu hơn 100 nghệ sĩ Việt Nam tham gia vào các phiên lưu trú tại Mỹ, đồng thời ông cũng tổ chức rất nhiều triển lãm với nỗ lực giới thiệu nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm Phật-Jê-su 2/5 2011 của David phản ánh chính bản thân nghệ sĩ, với một nửa cuộc sống ở phương Tây và một nửa ở phương Đông.
Năm 2015, Mark Cooper sang Việt Nam trong một khoảng thời gian để thực hiện workshop tại Bảo tàng không gian văn hoá Mường (Hoà Bình), dẫn dắt quá trình thực hành nhóm với một số nghệ sĩ Việt Nam sau đó trưng bày các tác phẩm tại chính không gian bào tàng, sau đó là Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam ở Hà Nội. Những chiếc bình sứ không định hình cũng chính là đất nước của Mark hoà thêm nét duyên dáng và phẩm cách phương Đông.

Donald Damask là một trong những chuyên gia đồ hoạ ở New York. Ông đến Việt Nam năm 2005 và trở nên thích thú với cách làm giấy Dó thủ công. Từ đó Donald sáng tác ra series Máu, Mồ hôi và Nước mắt, cũng chính là quan điểm của nghệ sĩ về nỗi buồn chiến tranh.

Catherine Karnow có một dấu ấn đặc biệt ở Việt Nam. Cha của cô là Stanley Karnow, một nhà báo, một tác gia đáng kính và người đoạt giải thưởng Emmy cho bộ phim tài liệu Việt Nam: một lịch sử. Catherine tới Việt Nam lần đầu năm 1990, và lập tức hoà mình vào cuộc sống cũng như văn hoá của người Việt. Các bức ảnh của cô thể hiện góc nhìn độc đáo của một người trong cuộc và gợi mở về một đất nước đang vươn tay đến với thế giới. Thợ cắt tóc 2014 là một bức hình vượt thời gian, là một chút hoài niệm trong xã hội đương đại.

Tập hợp các tác phẩm này là một đại diện nho nhỏ cho một đất nước đang chuyển mình. Các tác phẩm không nói lên toàn diện khung cảnh nghệ thuật Việt Nam, nhưng chúng là một phần đáng kể. Chúng tôi muốn thể hiện sự trân trọng đến tất cả các nghệ sĩ ở Việt Nam, những người đã đóng góp rất nhiều giúp cho thế giới có cái nhìn toàn diện hơn về một đất nước năng động và đặc biệt.

logo_art_vietnam
 Art Vietnam Gallery
Tầng 2, 24 Lý Quốc Sư, Hà Nội
Mở cửa thứ hai – thứ bảy, 10:00 – 18:00
Tel: +84-4-3928 5190
Email: [email protected]
Website: www.artvietnamgallery.com

NO COMMENTS

Leave a Reply