Home Sự kiện Âm nhạc Trình diễn âm nhạc nhà hát “Truyền thuyết lãng quên”

Trình diễn âm nhạc nhà hát “Truyền thuyết lãng quên”

Đăng vào
0

20:00 – 22:00, thứ năm 20/12/2018
Xưởng Phim Truyện Việt Nam
4 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Thông tin từ Liên hoan Nhạc mới Hà Nội 2018:

“Âm nhạc nhà hát” (music theater) nói riêng hay các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng thực hành nghệ thuật và âm nhạc cũng như từ khán giả nói chung. Tuy thế nhưng âm ỉ trong lòng cộng đồng ấy vẫn có những cá nhân tha thiết thể nghiệm và say sưa sáng tạo với các hình thức này. Với họ, đó vừa là một cách thức biểu đạt đầy tự do, trực diện, lại bao gồm trong nó đầy đủ các yếu tố từ âm nhạc, ánh sáng, sân khấu, tính kịch, tính truyện, sự phù du, tính trình diễn và tính ý niệm.

Đặc sắc ở các thực hành mà chúng tôi muốn giới thiệu trong Đêm Âm nhạc Nhà hát “Truyền thuyết lãng quên” này là đâu đấy ta lại thấy cả dấu vết của những loại hình sân khấu truyền thống như tuồng, chèo… đậm tính địa phương của Việt Nam.

Giới thiệu tác phẩm:

TÁC PHẨM “3P’s: THE PERFORMERS PERFORMING THE PERFORMED” (Người Diễn Diễn Người Được Diễn)
Biên kịch: Trà Nguyễn Bích
Người diễn: Trang Trịnh, Lê Thanh Tú
– Về tác phẩm: “Một nhạc công dương cầm, một vũ công, và một biên kịch/đạo diễn ngồi lại với nhau. Họ nói về vai trò của vai diễn, của không gian và của truyện. Người ta dành cho họ một sân khấu cũng là xưởng phim nên họ còn nói về bản gập, khoảng trống, và nỗi bất khả (“ta đều điếc ở một tần số nào đó” – Trang). Liệu họ có cần diễn để trình diễn những vai diễn đồng thời là chính họ trong khoảng không không thể lấp đầy?

Trình làng trong ngày ‘nhạc kịch’ của Hanoi New Music Festival 2018, màn biểu diễn mang tính hội thoại này hứa hẹn âm nhạc, kịch nghệ, và tựu trung là một màn biểu diễn.”

TÁC PHẨM “HỒ NGUYỆT CÔ HOÁ CÁO”
Ý tưởng, kịch bản, âm nhạc và đạo diễn: Kim Ngọc
Video: Nguyễn Trinh Thi
Quay phim: Jamie Maxtone Graham
Diễn viên: Nghệ sĩ tuồng Mẫn Thị Thu và Nguyễn Thị Lộc Huyền
Cùng Nhóm Hoà Tấu Đương Đại Hà Nội
– Về tác phẩm: “Tôi có một mối quan tâm dai dẳng với những hiện thể của tính nữ. Lần này cũng lại là câu chuyện về một người phụ nữ: Hồ Nguyệt Cô. Hồ Nguyệt Cô Hoá Cáo là một tích tuồng cổ về một con cáo nhờ tu luyện ngàn năm mà có được “ngọc người”, được làm người. Sau vì mê đắm yêu đương nên để bị lừa lấy mất viên “ngọc người” và phải hoá trở lại kiếp cáo rồi bị hãm hại mà chết.
Tôi muốn kể lại câu chuyện trong một mối tương quan với những lớp thời gian và lớp ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, giữa âm bậc tuồng cổ với định tính của các nhạc cụ cổ điển tây phương, giữa phim tài liệu và âm nhạc, giữa hình thức biểu diễn trực tiếp trên sân khấu và làm phim biểu diễn, giữa tuồng tích xa xưa với những số phận con người của hiện tại…”

“Uổng ngàn năm góp báu càn khôn
Xẩy một phút tan tành trường phong nguyệt!!!”

TÁC PHẨM “HAI NÀNG NGUYỆT CÔ”
Ý tưởng, kịch bản, âm nhạc và đạo diễn: Nguyễn Xuân Sơn
Video: Nguyễn Trinh Thi
Diễn viên: Nghệ sĩ tuồng Nguyễn Thị Tần và nghệ sĩ chèo Trần Thu Hiền
Sắp đặt và trình diễn: Nguyễn Huy An
Nhạc công: Nguyễn Thành Nam/ bộ gõ truyền thống, Phạm Quốc Chí/ kèn sona, Lương Huệ Trinh/ điện tử
Nghệ sĩ mặt nạ truyền thống: Phi Long

– Về tác phẩm: “Hai con cáo (Nguyệt cô) gặp nhau trong rừng, chúng kể cho nhau về cuộc đời mình.
Nguyệt cô 1: Tôi tu luyện 1000 năm, có được viên ngọc, trở thành người. Bị lừa lấy mất viên ngọc và vô cùng ĐAU ĐỚN vì phải trở lại kiếp cáo.
Nguyệt cô 2: Tôi cũng tu luyện 1000 năm, có viên ngọc, trở thành người. Khi nhận thấy rằng làm người không hề sung sướng, không có tự do, quá nhiều luật lệ, tôi vứt viên ngọc đi để trở lại cuộc sống thiên nhiên hoang dã. Tôi HẠNH PHÚC được trở lại đời sống của cáo.”
//
Kết thúc Trình diễn âm nhạc nhà hát “Truyền thuyết lãng quên”, mời các bạn đi bộ (hoặc đi xe máy) chỉ dọc đường Thanh Niên để tới với tăng hai – Night Club Experimental với:

CLB ĐÊM: UNDERGROUND UNDER UNDERGROUND
giới thiệu Rắn Cạp Đuôi Collective, Đờ Tùng và Kuru Circus and Orchestra
Địa điểm: DeN Bar (49 Làng Yên Phụ)
Thời gian: 22h30 – 00h00, ngày 20/12/2018

Ra đời vào năm 2014, khởi đầu bao gồm nghệ sĩ guitar Phạm Thế Vũ và nhà sản xuất Đỗ Tấn Sĩ. Sau đó Trần Duy Hưng (đến từ nhóm văn hoá và nghệ thuật Hà Nội “the Onion Cellar”) tham gia vào nhóm và chơi trống. Ban đầu RCĐ làm việc với các tổ chức nghệ thuật ở Sài Gòn như Sàn Art, Sao La Collective, Galerie Quynh, và The Factory nhưng chủ yếu vẫn duy trì tồn tại trên mạng thông qua các nỗ lực mạnh mẽ của các thành viên nhóm. Trong thời gian này RCĐ mở rộng và đón thêm Rowland người Mỹ-Israel chơi bass và hai người chơi nhiều nhạc cụ khác nhau đến từ Canada Colton Cox và Bjorn Bols. Biên đạo và tài năng của hai thành viên này đã giúp mở rộng và làm đa dạng âm thanh của collective. Đầu năm 2017, RCĐ đónt hêm nhà sản xuất và người chơi nhiều loại nhạc cụ Zach Schreier (Sao La) – anh từng làm nhiều dự án ở Mỹ và đã hoạt động sáng tạo trong các tác phẩm đương đại của nhóm. Các thành viên chủ chốt của Rắn Cạp Đuôi Collective bao gồm Vu, Si, and Zach.

KURU CIRCUS & ORCHESTRA – một ban nhạc nổi tiếng, đại diện tiên phong cho làn sóng (âm nhạc) mới ở Ấn Độ.

Đây vốn dĩ là một dự án trình diễn nghệ thuật nhằm hợp nhất môi trường âm thanh với cuốn tiểu thuyết đồ hoạ “Biên niên Kuru” (The Kuru Chronicles) sáng tác bởi Ari Jayaprakash và Anisha Sridhar. Dẫu vậy, trải qua nhiều năm, âm nhạc đã tràn vào các bản nhạc và trường âm thanh khác.

“Dàn hợp xướng” Kuru đã chơi nhạc và lưu diễn cùng nhau gần cả thập kỉ. Kuru Circus vẫy-vùng trong thế giới của hiệu ứng noise kì diệu tạo nên những trường âm thanh vừa phiêu diêu, bồng bềnh, vừa rạo rực, đôi khi náo nhiệt với những hiện thể electro kabuki, syringe rhythm, dreamhouse, firepop, kurock, kurutronica và delirium Indian Underground.

ĐỜ TÙNG (Ambient/ Electronic): Âm thanh của sự vô lo vô nghĩ. Tùng chơi ambient bằng sự kết hợp giữa live looping guitar và những tiết tấu của nhạc điện tử… Và rất nhiều reverb.

Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện

NO COMMENTS

Leave a Reply