Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Tại triển lãm Not memory

KVT – Tại triển lãm Not memory

Đăng vào
2
kvt-2

Tôi thực sự rất thích triển lãm Not Memory của Hà Mạnh Thắng tại Bùi Gallery.

Lúc đầu, tôi thích các bức tranh về vị hoàng đế bé nhỏ nhất. Có lẽ là vì chúng khiến tôi nhớ đến bức tranh cắt dán hình cô dâu chú rể rất thành công và đồng nghĩa với tên của anh. Rồi càng nhìn tôi lại càng thấy yêu các tác phẩm khác nữa, đặc biệt là hai bức trên hành lang tầng trên.

Sự mơ hồ trong tác phẩm và độ mỏng của lớp sơn đem tới cho tác phẩm một cái nhìn vô định. Một vài nhà bình luận coi đây như một điểm yếu trong khi tôi lại thấy đó là một điểm mạnh tuyệt vời. Thắng có thể được xem như là một nhà sử gia xã hội đang cố gắng để nhìn thấu những ký ức gom góp lại – thật lãng mạn, thực tế và có tổ chức, từ đó xác định những không gian văn hóa đang thay đổi hàng ngày trên khắp đất nước của mình. Trong những phong cảnh đó, những hình tượng quen thuộc – anh hùng, hỗn loạn và thần thoại – đang được lần dở lại và chuyển tiếp bởi một khao khát về một tương lai được định hình bởi những cấu trúc được toàn cầu công nhận và sản xuất hàng loạt.

Tác phẩm thu hút được nhiều cách lý giải khác nhau. Bất kỳ người tham quan triển lãm nào với một chút hiểu biết về lịch sử và hình tượng văn hóa Việt, và một chút thôi trí tưởng tượng, sẽ không thể kìm lòng mong muốn khám phá dòng tư tưởng về các chủ đề mà Hà Mạnh Thắng thêu dệt thành những bài tường thuật của mình. Ví dụ tôi thấy lớp sương mù màu cam gợi đến màu chất độc da cam gói ghém trong những ký ức còn lưu sót lại của lịch sử. Nó làm méo mó sự nổi tiếng và thường hằn sâu những hỗ trợ để ghi nhớ, cũng như những chiến binh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứ mải miết và dần dần rơi vào đam mê những thứ đồ dùng cá nhân được quảng cáo. Một người bạn lại thấy nó giống như máu và điều đó tạo ra những cấp độ diễn giải khác nhau. Có lẽ có thể viết một bài luận án tốt về tác phẩm này.

Những hình ảnh và hình tượng Nhật Bản đa dạng từ những con sóng Hokusai quét qua nhiều bức tranh và tung bọt nhấn vào nguồn gốc của các biểu tượng lịch sử, đến những đám mây được cách điệu và các tia nắng cuối cùng trong ngày khi mặt trời lặn, đến cả những đặc tính manga hiện đại được sùng bái và những siêu anh hùng hư vô- có thể Hà Mạnh Thắng đang chỉ ra hành trình đi tới tương lai của Việt Nam với việc đặt song song với con đường đi của Nhật Bản, qua một vài thập kỷ sau đó. Việc tiếp nhận, du nhập hình ảnh những siêu anh hùng hư cấu và áp đặt những điều này vào và lên những chiến binh anh hùng có da có thịt trong những năm rất gần đây có lẽ là một tín hiệu của sự toàn cầu hóa cũng bắt đầu từ thời kỳ cai trị phong kiến, cũng giống như việc nhập khẩu những siêu thương hiệu vậy (ví dụ như biểu tượng của Louis Vuitton), như đang làm rơi rớt những hạt mưa từ các đám mây và làm tan chảy những kỷ niệm cũ vào những mớ hỗn độn nhày nhụa của thời gian, qua đó chúng sẽ chỉ có thể xuất hiện với những ý nghĩa và mục đích đã được thay đổi triệt để.

Tôi không cảm thấy rằng Hà Mạnh Thắng đang cố gắng phán xét, châm biếm trào phúng hay thuyết giáo gì cả. Chỉ giống như là anh đang là một bức tranh thông minh đang quan sát và chỉ ra một cách thích hợp những điểm thay đổi và những ký ức đang từ từ trở lại, bủa vây. Anh nhìn đầy yêu thương, đôi khi là khao khát, vào các biểu tượng nhấn mạnh quá khứ, trong khi nhận ra rằng đó là tương lai và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự sống. Có lẽ anh đang khẳng định tất cả các biểu tượng giống như của Ozymandia và phải được gửi đến, không thể hủy bỏ lớp cát bao trùm của thời gian.

Đó là một cuộc triển lãm gây ấn tượng mạnh mẽ và mặc dù, cũng như nhiều người khác, tôi tìm thấy sự lo ngại, tôi tin rằng đó là yếu tố mang lại cho triển lãm một cú huých thực sự.

Đó là một trong những triển lãm nhất định phải xem với bất cứ ai mong muốn có một cái nhìn vào những hướng mới và về tương lai mà nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam thông minh có lẽ sẽ theo đuổi. Nó sẽ không phải là triển lãm tranh nổi tiếng nhất trong năm nhưng sẽ mất rất nhiều nỗ lực để đặt nó ở vị trí thứ hai.

Phần quảng cáo giới thiệu của phòng tranh đã giới thiệu các tác phẩm này với các thuật ngữ lịch sử nghệ thuật hiện đại như nghệ thuật pop mà theo tôi là không phù hợp trong mọi trường hợp. Một số người khác đã cố gắng để đánh giá đúng tác phẩm của anh với việc so sánh với các nghệ sĩ Trung Quốc như Yue Minjun hay Wang Guangyi và các nghệ sĩ khác nữa. Tôi xin nói rằng so sánh như vậy là thích hợp hơn để các nghệ sĩ khác Việt Nam làm việc bình luận xã hội theo cách trào phúng/ châm biếm/ xã giao. Còn tôi vẫn nghĩ Hà Mạnh Thắng là một tài năng độc đáo.

Bùi Gallery, như thường lệ, đã bỏ nhiều cố gắng, can đảm và có được một triển lãm rất đáng giá, và ý kiến chưa hài lòng duy nhất của tôi (vẫn như mọi khi) về địa điểm tuyệt vời này là cách họ gây trở ngại cho không gian phòng trưng bày như những chiếc bàn làm việc, những nhân viên làm cản trở tầm nhìn và những suy ngẫm cá nhân, và nếu là tôi, tôi sẽ khỏi đống ghế đẩu bằng gốm vào kho trong suốt thời gian triển lãm của Hà Mạnh Thắng, bởi tôi cảm thấy chúng làm giảm hiệu quả của triển lãm.

Hãy cố kiếm lấy một vài dòng nhận xét của Hà Mạnh Thắng về triển lãm của anh. Rất có giá trị, đáng đọc và suy ngẫm đấy!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

2 COMMENTS

  1. Dù bạn KVT không muốn so sánh tranh của Ha manh Thang và Wuang Guangyi thì cũng thật khó phủ định sự ảnh hưởng hay những yếu tố China Pop trong Not memory . HMT có lẽ thực sự là một người thông minh và nhạy bén như KVT nói . Anh đã cập nhật một cách xuất sắc nhứng yếu tố ăn khách nhất trên thị trường mỹ thuật và hòa trộn một cách xuất sắc nhất các yếu tố này trên những tấm toan lớn .
    – Thắng có lẽ đã khởi đầu bức tranh của mình với tin hot từ cuộc đấu giá tranh của Thân Lượng : hoa-anh-viet-nambuc-tranh-doc-dao-tren-san-dau-gia.htm

    – Sau đó anh thêm vào những chi tiết Luis Vuiton và những hình manga của Murakami

    – Dù bức tranh khởi đầu với tinh thần của Guangyi nhưng cũng nên thêm vào những sọc kỉ hà của Guangyi :http://www.fineartregistry.com/articles/zhao_lihua/images/wang-guangyi.jpg

    – Và tại sao không thêm vào ông vua nhỏ bán rất chạy của Bùi Hữu Hùng ….

    Cuối cùng là một câu chuyện dài dòng để lý giải cho những sản phẩm đã được tạo ra !

    Tôi chỉ thấy tiếc là lâu rồi không được xem những bức tranh được vẽ bởi sự thôi thúc nội tại , thay vì là sự nhào nặn đơn thuần về mặt hình ảnh theo một motyp nào đó của các họa sỹ trẻ …

Leave a Reply