Thảo luận | Cội nguồn Cảm hứng: Văn hoá, Trải nghiệm và Con chữ
14:00 – 15:30, thứ Bảy 10/05/2025
Goethe-Institut Hà Nội
58 Phố Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh và tiếng Pháp
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Để nhìn vào chiều sâu của một tác phẩm văn học, đôi khi chúng ta không chỉ dừng lại ở lớp bề mặt của con chữ và những tầng lớp trần thuật của văn bản, mà ta còn phải đi sâu vào cuộc đời của tác giả. Điều này bao gồm cả những trải nghiệm cá nhân, những ảnh hưởng của văn hóa, của cảnh quan – tất cả những yếu tố có thể cấu thành nên những cá tính văn chương đọc đáo.
Sự kiện “Cội nguồn cảm hứng: văn hoá, trải nghiệm và con chữ” với sự tham gia của các nhà phê bình văn học đại diện cho những thế hệ và nền văn hóa khác nhau sẽ khám phá những động lực phức tạp này. Thông qua một số trường hợp như Claudio Magris hay Georges Perec, các nhà phê bình sẽ trao đổi về những đặc thù của văn hóa và thời đại đã cấu thành nên những cá tính văn chương độc đáo của thời đại. Đặc biệt, với những trường hợp đặc biệt như Claudio Magris, với những sáng tác văn chương không chỉ gói gọn trong một vùng đất hay vùng văn hóa, mà mở rộng ra cả nhiều vùng đất khác nhau để khám phá những câu chuyện của sự dịch chuyển và lưu vong, thì câu hỏi về sự phức tạp của con người tác giả và căn tính văn chương càng trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Điều này càng là một mối quan tâm lớn trong bối cảnh toàn câu hóa và đa văn hóa ngày nay.
Diễn giả:
Phạm Xuân Nguyên
Phạm Xuân Nguyên là một trong những nhà phê bình văn học uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Ông từng giữ chức Trưởng phòng Văn học so sánh tại Viện Văn học Quốc gia và đã có gần 35 năm gắn bó với công tác nghiên cứu tại đây trước khi nghỉ hưu vào năm 2018. Từ năm 2010 đến 2017, ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
Bên cạnh công việc phê bình, thầy còn là một dịch giả nổi tiếng, từng chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học nổi bật từ tiếng Pháp, Nga và Anh. Một số bản dịch tiêu biểu của ông có thể kể đến như “Sự bất tử” của Milan Kundera, “Hoàn cảnh hậu hiện đại” của J. F. Lyotard hay “Văn học và cái ác” của Georges Bataille dưới bút danh Ngân Xuyên.
Kim Nguyen Baraldi
Kim Nguyen Baraldi là nhà tiểu luận và phê bình văn học. Anh tốt nghiệp ngành Văn học Hiện đại và có bằng Thạc sĩ Văn học So sánh tại Đại học Sorbonne (Paris), cùng bằng Thạc sĩ Viết sáng tạo từ Đại học Pompeu Fabra (Barcelona).
Anh là tác giả của cuốn “Por qué Georges Perec” (La uÑa RoTa, Tây Ban Nha, 2024) với bản dịch tiếng Pháp dự kiến xuất bản năm 2026, các tiểu luận của anh xuất hiện trên nhiều tạp chí văn hóa – văn học tại Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.
Từ năm 2011, anh biên tập trang web văn học Calle del Orco và thường xuyên hướng dẫn các hội thảo viết sáng tạo. Hiện anh sống tại Barcelona.
Maik Cây
Maik Cây là một người viết và một nhà làm phim độc lập, một thành viên của tổ hợp sáng tác Tiếng-Thét, một người đi tìm những khả thể để hoặc dốc ngược thế giới, hoặc lộn trái bóng tối, hoặc kéo một chiếc thuyền qua núi, hiện đang sống tại Hà Nội.
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.