Home Sự kiện Mĩ thuật Triển lãm “Mắt Nhớ”

Triển lãm “Mắt Nhớ”

Đăng vào
0

10:00 – 18:00, thứ Tư – Chủ nhật, 20/05 – 15/06/2025
Gallery Medium
240B Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Thông tin từ ban tổ chức:

Gallery Medium và Galerie BAO trân trọng giới thiệu Mắt Nhớ (The Gaze That Remembers) – triển lãm cá nhân đầu tiên tại Việt Nam của Huỳnh Công Nhớ sau thành công vang dội tại Paris.

Đây là dự án hợp tác đặc biệt giữa Gallery Medium (TP. HCM) và Galerie BAO (Paris), được khởi nguồn từ niềm tin chung vào sức mạnh cảm xúc của nghệ thuật và khả năng kể chuyện của hình ảnh. Cùng nhau, họ mang thực hành nghệ thuật giàu trực giác và chân thành của Nhớ trở về quê nhà.

Sinh năm 1991 tại Đà Nẵng, Huỳnh Công Nhớ nổi bật với tư cách là một nghệ sĩ theo khuynh hướng art brut (nghệ thuật ngoài luồng) – người sở hữu năng khiếu bẩm sinh cùng phương pháp tiếp cận ngây thơ, tạo nên những biểu đạt mộc mạc, chân thành và đầy bản năng. Là một nghệ sĩ hoàn toàn tự học, anh bước vào thế giới nghệ thuật thông qua điện ảnh và được đào tạo trong khuôn khổ chương trình Autumn Meeting dưới sự cố vấn của đạo diễn Trần Anh Hùng. Với nền tảng làm phim, Nhớ tiếp cận hội họa như một đạo diễn: mỗi tác phẩm là một câu chuyện được kể qua nét cọ nhảy múa, hình thể tinh nghịch và sắc màu táo bạo. Các tĩnh vật của anh mời gọi người xem nhìn nhận đồ vật thường ngày như những nhân vật sống động – huyền ảo và không thể nào quên.

Với xuất phát điểm là một đạo diễn, Huỳnh Công Nhớ mang theo ống kính điện ảnh vào thế giới hội họa. Nét cọ theo trực giác, màu sắc tươi sáng mang tính trẻ thơ và bố cục giàu nhịp điệu khiến tranh của anh trở thành không gian giao thoa giữa ký ức và tưởng tượng. Dù là hình người, động vật hay tĩnh vật, các nhân vật trong tranh đều toát lên sức sống và cảm xúc mạnh mẽ.

Tuy không theo Công giáo, Nhớ lớn lên trong sự nuôi dạy của các nữ tu, và nuôi dưỡng niềm tin sâu sắc vào một lực lượng siêu hình. Các hình người không khuôn mặt trong tranh anh – luôn chuyển động, luôn hiện diện – thường được vẽ với vòng hào quang, tượng trưng cho đức tin, hy vọng và tiềm năng ẩn giấu. Đó vừa là vang vọng tuổi thơ, vừa là biểu hiện cho sự hiện hữu của tâm linh trong đời sống thường nhật.

Tĩnh vật trong tranh của Nhớ không hề “tĩnh”. Một tách cà phê bên hũ đường, những con thú đồ chơi đang thì thầm trò chuyện – không có bố cục dàn dựng, không có sắp đặt gò bó. Những vật thể ấy hiện diện một cách tự do, như thể nằm ngoài tầm kiểm soát của nghệ sĩ, mời gọi người xem bước vào một thế giới tĩnh lặng, không qua chỉnh sửa – một thế giới thân thuộc đầy kỳ diệu.

NO COMMENTS

Leave a Reply