Home Ý Kiến KVT – Vở ballet cổ điển Đôn Kihôtê

KVT – Vở ballet cổ điển Đôn Kihôtê

kvt-2

Sự khó xử của chàng Ki-hô-tê

Vở ba-lê Don Quixote (Đôn Kihôtê) là một “con chiến mã già vĩ đại” thường được các vũ đoàn ba-lê trên toàn thế giới trưng ra để khoe tài năng của các vũ công đang ở vào độ tuổi trẻ trung, rực rỡ nhất của mình – độ tuổi mà họ có thể thực hiện được những bước nhảy nhẹ nhàng như không khí và đem đến cho cốt truyện thú vị, nhưng có phần không mạch lạc, một niềm say mê của tuổi trẻ và những ưu việt của quá trình đào tạo tốt theo phong cách cổ điển. Trong vài năm qua, vở nhạc kịch đã được biểu diễn thành công bởi nhiều vũ đoàn xuất sắc như Bolshoi, Nhà hát Ba-lê Hoa Kỳ, và Đoàn Vũ kịch Quốc gia Cuba.

Trên nền nhạc của Ludwig Minkus, vở ba-lê này được Marius Petipa biên đạo lần đầu cho Bolshoi năm 1869 và từ đó trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục các vở diễn của vũ đoàn này.

Phiên bản mà chúng ta xem ở Nhà hát lớn cuối tuần vừa qua là một tác phẩm trẻ trung và nghiêm túc chủ yếu là của các sinh viên ba-lê và do Đoàn vũ kịch Khám phá dàn dựng… hình như là với sự tài trợ của một vài nhà hảo tâm muốn tạo điều kiện để các vũ công trẻ có cơ hội thể hiện các kỹ năng múa cổ điển đang độ chín của mình.

Ngay khi vừa thấy có tên của tài năng ba-lê xuất sắc nhất Việt Nam – Cao Chí Thành – trên tờ quảng cáo, tôi đã quyết định sẽ kiếm cho mình một tấm vé. Ở hồi 1, Thành đã thể hiện được tài năng đa dạng của mình và tới những hồi quan trọng cuối, anh được thay thế bằng Nguyễn Văn Nam – một vũ công cao ráo, mềm mại và đang rất triển vọng. Cũng mạnh mẽ như Nam, đặc biệt là ở những động tác xoay hay nhấc bổng khi múa đôi với Quỳnh Liên trong vai cô nàng Dulcinea lẳng lơ dũng cảm phi người vài mét trên không trung để lao vào vòng tay anh, tôi đã muốn thấy Thành uốn cong khoảng trống thành những đường đối xứng trong vũ điệu múa đôi quan trọng cuối cùng.

Các vũ công chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu của ba-lê mặc dù như thường lệ, các nam vũ công trẻ cho thấy rõ rằng trong một tương lai không xa họ có thể nhảy và xoay tốt nhất khả năng của mình. Và cũng như mọi khi, các nữ vũ công vẫn chưa đạt được sự nhẹ nhàng như không khí. Nhưng điều quan trọng không phải là ở khả năng múa được một vở ba-lê cổ điển mà là ở thực tế rằng các vũ công đang được đào tạo tốt và đôi khi xuất sắc theo phong cách múa cổ điển.

Tôi đã từng nói rằng tôi tin là Việt Nam càng sớm có một đoàn vũ kịch đương đại thì tên tuổi của các vũ công Việt Nam sẽ càng rạng rỡ trên sân khấu thế giới. Một nền tảng cổ điển vững chắc và kỹ lưỡng là điều cần thiết với tất cả các vũ đoàn đương đại lớn và các vũ công trẻ này, cả nam và nữ, đã có được điều đó. Tôi mong muốn thấy người ta đầu tư nhiều hơn nữa vào việc thuê các biên đạo múa hiện đại, tài năng và tăng cường thử sức với các vở kịch ngắn mới, hơn là trình diễn các tác phẩm cổ điển đôi khi đòi hỏi vô cùng cao này.

Tuy nhiên, các buổi vũ kịch cổ điển sẽ luôn có các khán giả địa phương cho dù các vũ công có không tương xứng đến thế nào đi chăng nữa và vở Quixote được cứu vãn nhờ phục trang ấn tượng, nhưng đôi khi không được phù hợp cho lắm, nhờ đôi chỗ vụt sáng, một vài diễn viên xiếc tuyệt vời, những cô gái trẻ đẹp – không gì khác ngoài vẻ mũm mĩm đáng yêu, và nhờ một hệ thống âm thanh rất lớn làm át đi những người nói chuyện gần đó.

Cuối tuần tới sẽ có một đêm Ba-lê do các diễn viên Vũ đoàn Ba-lê Quốc gia biểu diễn và không hiểu do tôi là kẻ nghiện ba-lê nặng hay là kẻ có khả năng chịu đựng “tra tấn” mà tôi đã đặt cho mình một chỗ ngồi tốt nhất…. Và cũng như trường hợp vở Quixote và màn “Cây đời” đáng thất vọng của Đào Anh Khánh, lần này cũng chính niềm hi vọng vào buổi diễn đã thúc đẩy tôi.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply