Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – “Cái gì cũng được” tại Art Vietnam

KVT – “Cái gì cũng được” tại Art Vietnam

Đăng vào
0
kvt-2
Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.

Triển lãm của Maritta Nurmi tại Art Vietnam

Ba năm trước đây, Maritta Nurmi – nghệ sĩ người Phần Lan đang sinh sống tại Việt Nam – có một triển lãm ở Art Vietnam và khi ấy không gian phòng tranh cũ này từ trên xuống dưới, từ sàn đến tường như trở thành một vòng xoáy với đủ các sắc màu và thiết kế có thể khiến bạn choáng ngợp.

Triển lãm mới của chị tại Art Vietnam được mang tên “Kết thúc nghệ thuật rồi, Cái gì cũng được” và nếu nói theo lối đó thì tôi cũng sẽ đưa ra bình luận kiểu “cái gì cũng được”.
Maritta là một nghệ sĩ vào nghề hơi muộn, khởi nghiệp sau một thời gian dài làm việc với kim loại. Những tác phẩm đầu tiên của chị được vẽ bằng acrylic trên những khung tranh tráng lá bạc và đồng. Những hình dạng hữu cơ và hình học trừu tượng trong các tác phẩm của chị đều rất lôi cuốn và được nhiều người ưa thích.

Nhưng điều khiến tôi say mê tác phẩm của chị là cách chị sử dụng những thứ sẵn có. Phong cách của chị gần giống với Marcel Duchamp nên tôi rất háo hức muốn xem chị làm thế nào để tạo cho tác phẩm của mình sự khác biệt với tác phẩm bằng gốm nổi tiếng của ông ấy. Triển lãm này là sự kết hợp tuyệt vời của những chiếc ghế gỗ bé được vẽ màu sặc sỡ, những chiếc bàn học bằng gỗ phủ laminate có thể gập được, những chiếc bàn bọc inox thường thấy ở các quán lẩu quanh hồ Trúc Bạch, những chiếc đĩa nhỏ bằng kim loại và cả những chiếc mâm nhôm lớn. Đôi khi chị áp dụng phương pháp tối giản khi sơn bằng acrylic hoặc sơn móng lên một số đồ vật nhưng lại “phóng tay” với các hoạ tiết và màu sắc tươi sáng trong các đồ vật khác, đặc biệt là khi vẽ trên các bề mặt vốn có sẵn các họa tiết tạo hình thương mại. Ở những đồ vật đó, chị giữ nguyên một vài phần của bề mặt gốc, không sơn vẽ gì cả, và nhiều phần thực sự rất ấn tượng.

Nhiều tác phẩm của triển lãm là sự trau chuốt của những ý tưởng trước đó. Ý tưởng về những chiếc bàn học được bằt đầu từ năm 2007, đến năm 2009 nó được đổi mới để phục vụ cho triển lãm khá thành công ở châu Âu và đến năm nay thì nó mang một diện mạo hoàn toàn mới. Hình ảnh hoa hồng bắt đầu trở thành một họa tiết quen thuộc trên các đồ vật được trang trí và trong thiết kế thương mại. Hình bóng Đức Phật cũng thấp thoáng đâu đó trong vài tác phẩm.

Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.

Ở tầng 3 của triển lãm ta được thấy kết quả cuộc thí nghiệm của Maritta với chất liệu vải. Vải này được in ở Ấn Độ với các mẫu thiết kế và hoạ tiết giống như các tác phẩm gần đây và được lấy cảm hứng từ những phục trang sặc sỡ của các phụ nữ Tây Phi, nơi Maritta đã từng tham gia trại sáng tác. Vải được treo như những tấm thảm dọc các bức tường và trông rất hơp. Những tác phẩm thời trang mang phong cách Maritta làm từ loại vải này tạo thành một sắp đặt dạng treo tuyệt vời. Có lẽ tuyệt nhất là những chiếc bàn học vẽ hình tròn sóng âm thanh.

Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.

Rosalie Gascoigne – một trong những nghệ sĩ tôi yêu thích – cũng bắt đầu khởi nghiệp muộn. Chị chủ yếu sử dụng các đồ vật và các chất liệu sẵn có trong các tác phẩm của mình. Ấn tượng nhất là cách chị sử dụng những biển hiệu với hai màu vàng và đen bên đường mà vốn ít người để ý. Những biển hiệu ấy sau này trở thành một tài liệu chủ đạo trong tác phẩm của chị. Năm 1982, chị được tham gia Triển lãm song niên Venice. Tôi cho rằng các tác phẩm của Maritta cũng đẹp như thế.

Triển lãm mang cái tên đầy khiêu khích: “Kết thúc nghệ thuật rồi, cái gì cũng được”, phản ánh triết lý của thời hậu hiện đại. Đặc biệt ở Việt Nam, đó là một tuyên ngôn mà các hoạ sỹ trẻ cần phải lưu ý nếu như muốn nghệ thuật nước nhà xứng tầm với thế gới và không muốn trở thành những tác phẩm tái tạo lại nhạt nhẽo hay sự lặp lại của những thứ đã nổi tiếng – hay nói cách khác là những bản sao chép mờ nhạt.
Đây là một triển lãm rất đáng xem và tôi hi vọng các bạn cũng sẽ thích những chiếc ghế treo trên tường như tôi vậy. Nhiều tác phẩm đã có người mua và nếu nói theo giọng điệu của thời hậu hiện đại thì tôi cũng muốn có một trong những chiếc mâm để thay cho tấm kính trên mặt bàn ăn. Hãy thử nghĩ xem điều đó sẽ tuyệt đến thế nào!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply