Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Từ màu đen đến màu đen

KVT – Từ màu đen đến màu đen

Đăng vào
0

Dưới đây là bài bình luận đầy đủ của KVT về triển lãm của Pierre Fava đang diễn ra tại L’Espace và còn kéo dài đến 17 tháng 5, 2011. Phiên bản rút gọn được đăng trên tạp chí WORD Hà Nội vừa mới xuất bản. Hãy đón đọc chuyên mục hàng tháng của Hanoi Grapevine trên tạp chí WORD Hà Nội.

Từ đen đến đen 

Một trong số những tác phẩm tôi thích nhất ở triển lãm Singapore Biennale năm nay là một sắp đặt gồm những đồng tiền khổ lớn được thêu bằng tay của hai nghệ sĩ Trung Quốc- Shao Yinong và Muchen. Trong một bài trình bày ngắn gọn Shao Yinong có nói rằng:

Nghệ thuật là để cảm nhận…không phải để được thể hiện bằng ngôn từ..

Tôi gọi cảm nhận đó là HIỆU ỨNG NỘI TẠNG. Khi bước vào một triển lãm hoặc nhìn thấy một bức hoạ mà khiến cho bụng mình quặn thắt, thì tôi biết ngay rằng mình đang được thưởng thức một tác phẩm hay. Tôi đoán là khi ấy cơ bụng mình co lại vì tôi phải bật ra một tiếng WOW hay QUÁ ĐẸP không lời!

Những người khác có thể thấy nổi gai ốc hoặc có cảm giác nhói đau sau gáy…và tôi đoán một số người thậm chí còn thấy đầu ngón chân co quắp lại. 

Cũng có thể nói đó là chút cảm giác lên đỉnh.

Tuần trước, trong suốt ba ngày ở Biennale tôi đã có một vài khoảnh khắc co thắt nội tạng như thế, từ co thành xương chậu, đến căng cơ bụng ngang, rồi thắt cơ bụng thẳng (với những ai không nắm rõ về sinh lý học thì đó là những thứ cơ bản tạo thành các cơ bụng hay 6 múi mà người ta thường nhắc đến còn tôi thì chẳng bao giờ có thể tạo nổi).

Tháng này không gian triển lãm của L’Espace đang giới thiệu những bức họa của nghệ sĩ người Pháp – Pierre Fava. Khi quảng cáo cho triển lãm của mình ở Phòng tranh Agora ở New York năm 2008, Fava đã nhắc đến một số nghệ sĩ mà anh chịu ảnh hưởng. Những tác phẩm của các nghệ sĩ này đã từng đem đến cho tôi khá nhiều cơn co thắt nội tạng khi được ngắm chúng “bằng xương bằng thịt”. Tức là bất kỳ ai có chút tâm hồn nghệ sĩ chắc hẳn sẽ thấy đầu ngón chân mình co quắp lại khi đứng trước bức tranh màu trắng khổ lớn của Franz Kline với những nét đen cắt qua. Một tác phẩm “siêu đen” của Pierre Soulages Soulages cũng có thể khiến cho tóc sau gáy phải dựng đứng lên khi bạn đứng trước nó mà như đứng trước một tấm gương, và trải nghiệm cái cảm giác cô độc đầy nhục cảm đó. Còn những bức họa theo trường phái trừu tượng đầy cuốn hút của hoạ sĩ người Canada gốc Pháp, Jean Paul Riopelle, với lối vẽ đắp dày làm nổi bật lên màu sắc sống động, có thể khiến bạn phải nhảy mũi. (Ngoài lề một chút, tôi phải thừa nhận rằng chính tác phẩm của Joan Mitchel, bạn ông, đã từng khiến tôi phải thở gấp khi còn học ở trường mỹ thuật đấy.)

Fava là một người tự học theo trường phái tối giản và sê-ri “Máu đen” đang trưng bày ở L’Espace đáng ra có thể khiến người ta phải hít một hơi sâu, nhưng cách trưng bày lại khiến cho sê-ri này chỉ như một hơi thở ngắn (tôi xin mượn một câu từ vở opera “HMS Pinafore”). Rất nhiều bức đã không được căng hết cỡ làm cho những đường nét tối giản của chúng bị ảnh hưởng.

Soulages dường như là ảnh hưởng lớn nhất đằng sau những tác phẩm của Fava ở L’Espace nhưng trong khi Soulages sử dụng những lớp sơn đen dày để nhấn sâu và khắc mòn để tạo những kết cấu mềm mại hay thô ráp có thể hấp thu hoặc loại bỏ ánh sáng và có thể chuyển màu đen thành các sắc thái tinh tế khác, thì Fava dường như lại thích sử dụng những lớp sơn đen mỏng rồi tạo độ bóng cho vài lớp. Lớp nước bóng đó phản chiếu chứ không hấp thu ánh sáng, và không tạo được cái cảm giác của một hồ sâu thăm thẳm đầy mê hoặc người xem như đáng ra nó phải thế. Dưới ánh sáng gay gắt của ban ngày, chúng tạo cảm giác trơn nhẵn kiểu công nghiệp, chứ không phải là sức căng kiểu tự nhiên.

Trong một vài tác phẩm, Fava nguệch ngoạc bố trí những vạt màu đen mờ ngang qua một số phần, và lớp màu ấy nằm bên trên trông giống một thứ vật liệu được đặt sẵn, hơn là một thứ năng lượng xuất phát từ chiều sâu bên trong. Những nét đỏ tươi lướt qua hầu hết các bức họa giống như những vết máu tươi bị …hoặc là những sao băng tiên tri…trong khi tôi lại muốn hiểu theo ý là máu đang dâng lên và được hé lộ ra qua bóng tối dày đặc. Nhưng có lẽ đó chỉ là cảm nhận riêng theo kiểu gô-tíc của tôi thôi!

Tác phẩm nổi bật nhất khi bạn bước vào phòng triển lãm là một tác phẩm kiểu hình khối với những viền cứng mà các hoạ sĩ hiện đại thường sử dụng rất hiệu quả và dễ dàng tạo ra bằng những dải băng. Tác phẩm này xem ra có phần lạc lõng so với những tác phẩm cùng triển lãm. Có lẽ nó quá quy củ chăng?

Phần bổ sung: Nhờ có buổi diễn các nhạc phẩm Jacques Brel của diva xuất sắc Mouron

mà tôi có cơ hội được xem những bức hoạ này lúc 10 giờ tối trong một không gian nửa tối, nửa sáng, khá vắng vẻ và chúng dường như lại đem đến cho tôi những cơn co thắt nội tạng. Đó là cảm giác run run ở đầu gối! Đúng kiểu Gô-tíc! Tôi đã hiểu ra tại sao mình thường thấy ấn tượng với những bức hoạ màu đen tối giản và những cảm xúc mãnh liệt của chúng.

Tôi đã thấy mê những tác phẩm của anh, đặc biệt là những tác phẩm có thể được xem tại đây.

Tái bút: Những tờ tiền trong triển lãm ở Singapore có màu đen, được thêu thêm những sắc thái màu xám, và được treo từ trần xuống sàn trông như một dòng sông uốn khúc bằng lụa đen. Đúng là màu đen diệu kỳ!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply