Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Viên ngọc quý trên Vương miện Ý

KVT – Viên ngọc quý trên Vương miện Ý

Đăng vào
0

Viên ngọc quý trên Vương miện Ý

Cái tên Việt Nam mà tôi thích nhất là Ngọc…viên ngọc quý. Tôi rất thích gắn cái tên đó với hình ảnh một viên đá hồng ngọc sáng bóng.

Ở Hà Nội, những người Ý thực sự là những “viên ngọc” trong các hoạt động văn hoá của thành phố này. Hàng năm họ đều có những sự kiện toả sáng “lấp lánh”.

Vài năm trước đây họ đã đem đến một trong những đêm hài hước và đáng nhớ nhất mà tôi từng có ở Việt Nam. Khi ấy ngay tại sân Viện Goethe tôi đã được thưởng thức một bữa ăn tưởng tượng ngon tuyệt theo phong cách Marinetti và những người theo thuyết vị tương lai.

Một vài nhóm múa đương đại đã đem đến cho chúng ta những phút giây ấn tượng và thi thoảng Nhà hát lớn lại bị khuấy động bởi một tài năng âm nhạc Ý xuất sắc nào đó.

Năm nay họ lại có những chương trình “lấp lánh ngọc” như vậy và chỉ cần nhìn vào danh sách các chương trình văn hoá Ý/Việt Nam của học thôi cũng đủ khiến cho những tế bào cảm nhận văn hoá của bạn phải thèm chảy nước.

Hiện tại, ở Bảo tàng Mỹ thuật họ đang có một triển lãm thú vị về trung tu các kiệt tác nghệ thuật. Nghe thì có vẻ hơi khô khan nhưng với ai quan tâm đến quy trình phục chế và bảo tồn thì triển lãm này quả là rất hấp dẫn. Buổi khai mạc có chiếu một phim tài liệu và cuộc trò chuyện về công tác trùng tu nhà thờ Sistine. Đánh giá dựa trên số lượng khán giả Việt Nam tới dự đêm đầu tiên thì có thể nói rằng chủ đề này hấp dẫn khá nhiều người dân địa phương.

Và đây đúng là điều đáng mừng!

Việt Nam có một kho tàng các tác phẩm nghệ thuật vô giá và không thể thay thế, từ những thứ cổ xưa đến những thứ rất hiện đại, và rất nhiều trong số đó đang được lưu giữ và trưng bày trong những điều kiện mà chắc chắn là không thể tránh khỏi sự hư hỏng. Mới vài tuần trước đây thôi, tôi đã phải lấy những tác phẩm bằng giấy quý nhất của mình – vốn được đóng khung đàng hoàng – ra khỏi khung của chúng để cẩn thận loại bỏ những vết mốc, và hai tác phẩm, mới chỉ có tuổi đời vài năm thôi, mà đã có những vết ố không thể xoá bỏ được rồi.

Cũng như hầu hết các triển lãm và sự kiện do các chính phủ nước ngoài và các phòng văn hoá của họ đứng ra tổ chức, chính những sự kiện bên lề, như những buổi hội thảo, những lớp cao cấp, v.v mới là giá trị nhất. Và các chuyên gia Ý đã tổ chức các buổi hội thảo để giúp cho các chuyên viên bảo quản của Việt Nam và các sinh viên của nghệ thuật này nâng cao năng lực của mình.

Đó là một sự triển lãm rất đáng ghé xem dù chúng ta đang ở giữa những ngày hè nóng nực khiến hầu hết mọi người đều khao khát hướng về những ngày mùa đông khắc nghiệt khi mà chúng ta tưởng như mình chẳng bao giờ có thể tận hưởng chút thời tiết ấm áp nữa và khi ấy nhìn đời chỉ thấy mớ khăn, áo choàng, tất tay, tất chân dày cộm mà thôi.

Một điều nữa cũng khiến tôi thích cái tên Ngọc là vì nó dùng được cho cả hai giới và phù hợp với bất kỳ ai có ánh mắt lấp lánh…mặc dù là rất nhiều người nước ngoài sẽ thấy khó mà phát âm tên đó chuẩn được.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply