KVT – Ánh sáng rực rỡ, sơn mài và Chúa tại Viện Goethe
![]() | ![]() |
Long lanh. Sơn mài, và Chúa ở Viện Goethe
Điều khiến bạn bất ngờ nhất khi bước vào cửa trước phòng triển lãm ở Viện Goethe là thấy Chúa!
Đó là một trong những hình ảnh Chúa đẹp nhất mà tôi từng thấy. Tác phẩm là một hệ thống những đường kẻ ô bằng vỏ trai trên nền sơn mài, trông lấp lánh, rực rỡ vô cùng khi được ánh nắng mặt trời chiếu vào. Tôi khuyên các bạn nên ghé thăm vào đầu giờ chiều một ngày nắng đẹp để được thấy “Chúa” trong diện mạo đẹp nhất. Khi tôi xem lần đầu vào buổi tối thì bức tranh Chúa ấy cũng sống động, nhưng dưới ánh sáng ban ngày thì Chúa ấy vô cùng tuyệt diệu.
Thật khó có thể biết được giới tính của vị chúa đó phải không? Tôi đành chọn một thứ trung lập vậy!
Nghệ sĩ Khải Đoàn đã có một số những tác phẩm sơn mài đẹp nhất mà tôi được xem, từ sau khi nghệ sĩ tài năng Phi Phi Oanh rời khỏi Việt Nam.
Có rất nhiều tác phẩm thực sự xuất sắc được treo ở viện Goethe…có lẽ là quá nhiều để có thể xem và cảm nhận hết được…và tác phẩm mà tôi yêu thích là bộ tranh ba tấm lớn về một bồn cầu đơn sơ trên ao cá, với đàn cá đang lượn quanh bên dưới chờ đón nhận những “thức ăn thơm ngon” rơi xuống. Với những khán giả không quen với cách “vệ sinh” của người vùng nông thôn và “cung cấp chất dinh dưỡng cho ao cá gia đình” của họ thì chắc sẽ có chút khó chịu với những bức tranh này…nhưng đó là vấn đề của riêng họ thôi!
Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất chính là một thứ tầm thường, thậm chí có phần thô tục như thế, đã trở thành đối tượng cho tác phẩm vô cùng đẹp: (sơn mài, bạc và vàng trên gỗ).
Những con cá may mắn nhất mà tôi từng gặp là trong một khu quân sự nhỏ ở một vùng đất hoang vu thuộc tỉnh Thanh Hoá. Ở đó những “nhà vệ sinh” trên mặt nước này phục vụ cho hai tá tân binh.
Bạn của tôi lại thích bức tranh ba tấm đối diện mô tả một cảnh thành phố về đêm, có thể là nhìn từ trên máy bay xuống hoặc là nhìn từ những ngọn đồi xung quanh. Đó là bức tranh sơn mài phong cảnh dựa trên ảnh thật đầu tiên mà tôi được thấy….và trông nó vừa đẹp kiểu nhiếp ảnh, lại vừa mang nét trừu tượng mơ hồ. (Cũng bằng sơn mài, bạc và vàng). Không may là những bức ảnh của tôi chụp không đẹp lắm vì chiếc camera tầm thường của tôi không thể chọi lại được thứ ánh sáng từ đèn trần hắt xuống. Tốt nhất là các bạn nên tự đến ngắm!
Chúng tôi đều cùng thốt lên “ô”, “a” khi nhìn thấy một bức ba tấm khác về một bộ áo rách rưới mà tác giả đã từng thấy trưng bày ở một bảo tàng lịch sử (sơn mài, bạc, vỏ trứng và vàng trên gỗ). Mới nhìn thì thấy nó mang giống một kết cấu trừu tượng hấp dẫn, rồi từ từ thấy nó giống một chiếc áo chẽn thật! Thực sự rất ấn tượng! (Tác phẩm bằng sơn mài, bạc, vỏ trứng và vàng trên gỗ)
Ở bức tường phía xa là ba tác phẩm mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn và có thể phù hợp với hệ thống hình ảnh của hầu hết các tôn giáo thế giới. Các hình ảnh trung tâm là những ụ đất có vẻ ngoài tầm thường, xấu xí nhưng đã được làm thành những tác phẩm với vẻ đẹp tinh thần lấp lánh. (Cũng vẫn là…sơn mài, vỏ trứng, vàng và bạc trên gỗ)
Tôi thực sự thích lối tư duy kỳ quái của tác giả và cách trình bày để đánh lừa khán giả của anh!
Khi tôi xem những tác phẩm bằng vỏ trai trên sơn mài sẫm gắn trên nền gỗ, tôi không thấy ngạc nhiên lắm, nhưng những ai mê mẩn kỹ thuật pixilation* có thể sẽ thấy vô cùng ấn tượng…Nhưng tôi thực sự thích bức tranh ba tấm nhỏ ở tiền sảnh. Những điểm ảnh của chúng tạo ra một hình thù trông như xa dần trong từng tác phẩm. Cái máy ảnh tầm thường của tôi chỉ chụp được một tấm ở đây thôi! (Lưu ý là tôi phàn nàn về cái máy ảnh của tôi nhé, không phải phàn nàn người chụp đâu!)
Tác phẩm được in trên bìa của quyển catalogue đẹp đẽ là chút đùa vui của tác giả với những bức tranh kiểu Zhang Xiaogang – một hoạ sĩ Trung Quốc – và xem ra đó là một cách thể hiện nghịch ngợm, rất thú vị!
Nếu may mắn thì khi tới thăm bạn sẽ bắt gặp hoạ sĩ đang thực hiện với một tác phẩm sơn mài mà anh đã chuẩn bị trong suốt 5 năm qua. Nếu có thể, bạn hãy cố gặp anh ấy và tìm hiểu xem nghệ thuật sơn mài truyền thống công phu và phức tạp như thế nào…chứ không phải là sơn mài Nhật Bản bạn thường thấy đâu nhé (mặc dù cũng khó…nhưng không bằng một phần mười sơn mài truyền thống).
………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi muốn ăn mừng một buổi tối vì được xem tranh thú vị và đã lăn tăn không biết nên đi ăn ở đâu. Vì sắp có bão nên chúng tôi cố đến Halia. Ở đó, Rex- người quản lý – đã nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi và phục vụ rất chu đáo. Chúng tôi thoải mái ngồi đó và gọi hai món trong thực đơn khai vị.
Đồ ăn trông ngon mắt, hấp dẫn như những tác phẩm sơn mài được làm và trưng bày công phu vậy, hương vị cũng rất vừa ý…chứ không kiểu “đùa bỡn” như tác phẩm của Đoàn đâu.
Tôi ấn tượng nhất với những con ốc bằng nấm được phục vụ trên một lớp cháo ngô (Phi Phi Oanh mà nhìn thấy có lẽ sẽ tạo ra một tác phẩm sơn mài rất đẹp đấy) và những cây nấm gỗ cùng atisô thái miếng trên đĩa gợi cho tôi nhớ đến những bức phong cảnh rừng bằng sơn mài mờ ảo của Vũ Đức Trung – một nghệ nhân sơn mài yêu thích khác của tôi.
Món cháo bí ngô của bạn tôi có kèm bánh bao căng phồng trông như một bộ ngực đầy đặn trên một hồ nước màu cam mềm mại, tinh tế, trông thì đẹp mắt, ăn lại ngon miệng. Những con tôm nướng trên salad miến pha gừng cũng để lại dư vị tuyệt vời không kém trong miệng.
Rất đáng thưởng thức!
Vô cùng cám ơn Viện Goethe đã tổ chức triển lãm này. Triển lãm đã đem đến cho tôi cơ hội được cười sảng khoái, được suy ngẫm và thưởng thức, và dẫn tôi tới một bữa tối với những món thỏa mãn tâm hồn sành ăn của tôi.
Lời người dịch:
* Pixilation: kỹ thuật hoạt hoạ trong đó sử dụng diễn viên người thật làm một đối tượng cho từng khuôn hình.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
I thought the work was well done! However, I felt incomplete when I left. The artists descriptions left me wondering why he depicted his grandmother and himself in the womb (my favorite piece), what was the significance of this and how does lacquer add to it as a medium? Also what is it about using lacquer that brings out the cityscape for Khai Doan? How is it different from a photograph of a cityscape where the viewer also sees the lights becoming smaller as he flies away? Etc, etc. I think the ideas behind the pieces are just as important as the actual pieces. Unfortunately, I missed the artists talk before the show, but the descriptions in the artist’s pamphlet left me wishing there was more thought put into the explanations of his work.