Home Khác Dự án Blog CityScape tháng 10

Dự án Blog CityScape tháng 10

Đăng vào
0

Goethe Institut VietnamCityscapes Blog

Blog CityScape: 12 thành phố, 36 blogger – và những góc nhìn mới của công dân thành thị vào cuộc sống của chúng ta.

Thông tin từ Viện Goethe:
Các tác phẩm của 36 blogger từ 12 thành phố đem đến những góc nhìn riêng về thành phố „của họ“ vào trong từng lời văn, trong những tấm ảnh và trong các đoạn phim, mang lại cho người xem những nụ cười, sự đồng tình và cả những ngạc nhiên. Chuyến đi bắt đầu từ Berlin, qua Praha và Istanbul rồi tiếp tục dịch chuyển tới Đông Nam Á, Bangkok, Hà Nội, Sài Gòn, Jakarta, Kuala Lumpur, Manila và Singapur, và cuối cùng là đến Sydney và Auckland. Dự án có tên gọi CityScapes Blog.

David Frogier de Ponlevoy, Nguyễn Việt Hưng và Trần Mỹ Hằng là những blogger của Hà Nội. Chỉ có David đến từ nước ngoài, còn Việt Hưng sinh ra ở Hà Nội, Mỹ Hằng học đại học ở đây. Từ góc nhìn riêng của mình, họ phản ánh thành phố thủ đô của Việt Nam theo những cách rất khác biệt.
Một chiếc quạt rực rỡ sắc màu của các không gian văn hóa và những nền tảng khác nhau mở ra trước mắt người đọc – đưa người xem tới những thế giới khác lạ hay tạo điều kiện cho họ tự tìm thấy bản thân trong chính thành phố của mình, nhận ra những con đường quen thuộc qua con mắt của tác giả.

Dự án có tên CityScapes Blog được Viện Goethe Australia khởi động. Hàng tháng, các blogger nhận một đề tài mới sinh động, gần gũi với cuộc sống. Đó là những đề tài tạo gợi ý cho các nghệ sỹ quan sát với phạm vi rộng, những đề tài mang đến không gian sáng tạo cho từng cá thể như „Tình dục trong thành phố chúng ta“, „Đến tận nơi“ hay như „Những đề tài xanh“. Một chuỗi những ấn tượng, những suy nghĩ và những hình ảnh khác nhau dần xuất hiện, những hình ảnh thường có giá trị như một tập ảnh.

Cityscapes Blog

David Frogier de Ponlevoy, Nguyễn Việt Hưng và Trần Mỹ Hằng là những blogger của Hà Nội. Chỉ có David đến từ nước ngoài, còn Việt Hưng sinh ra ở Hà Nội, Mỹ Hằng học đại học ở đây. Từ góc nhìn riêng của mình, họ phản ánh thành phố thủ đô của Việt Nam theo những cách rất khác biệt.

Những đóng góp của David được ghi dấu từ cái nhìn của một người nước ngoài tới một nền văn hóa khác. Anh đề cập những định kiến của người Việt Nam về người nước ngoài và đồng thời, những định kiến mà người nước ngoài mang theo đến Việt Nam. Trong bài báo tháng 6 của mình „Người nhập cư – có giống nhau?“, anh buộc những người đến từ Đức phản ánh quan điểm riêng của họ về Việt Nam: „Luôn có những vấn đề tương tự đối với người nhập cư: họ thích sống trong cộng đồng của riêng họ. Thậm chí sau một vài năm ở nước ngoài, khả năng ngôn ngữ của họ vẫn nghèo nàn đến nỗi họ vẫn không thể đọc nổi các công văn. […] Ở đây chúng ta đang nói đến, không, không phải những người nhập cư ở Đức. Chúng ta đang nói về những người Đức sống ở Hà Nội.“ Và bài báo tháng 3 của anh „Chuyện tình dục văn phòng và những nỗi ám ảnh“ không phải ai đọc cũng có thể cười được như khi theo dõi buổi thảo luận về bài báo thực sự mang tính hài hước này.
Việt Hưng và Mỹ Hằng lại chia sẻ trải nghiệm khác với người đọc blog.

Tháng 5, Mỹ Hằng đưa chúng ta về ngôi nhà của ông cô và tháng 7 cô viết về những khó khăn khi một gia đình ở thành phố bận rộn Hà Nội muốn chụp chung với nhau một tấm ảnh gia đình.

Ngay cả những tác phẩm của Việt Hưng cũng rất cá nhân. Với những bức ảnh của mình anh dẫn dắt người đọc blog đi vào những căn phòng khách lạ, xem từng bức ảnh gia đình xa lạ, chứng kiến những người tắm sông. Gần như lúc nào anh cũng chụp những con người ở xung quanh mình. Thường thì các bức ảnh đều rất quen thuộc, những con người mà người ta gặp hàng ngày trên đường phố Hà Nội. Những tấm hình của anh chứng minh được tài quan sát nhạy bén, không cần thêm bất cứ một lời bình nào. Tháng 5 có một lời bình luận bên dưới thư viện ảnh của anh: “Những bức ảnh đẹp, tôi yêu thích chúng! Tôi tìm thấy một phần tâm hồn bạn trong những bức ảnh này.”


Đề tài của tháng 9 không chỉ liên quan đến Hà Nội. „Tiền và sự nhạy cảm“ đều khiến cho các blogger suy nghĩ về tính quan trọng của đồng tiền ở thành phố của họ và ảnh hưởng của nó đến xã hội. „Hạnh phúc có giá bao nhiêu?“, Ben Siow ở Singapore hỏi. Người ta cần bao nhiều túi ni lông để đựng 100.000 € tiền mặt quy ra Đồng Việt Nam, David đến từ Hà Nội tự hỏi. Việt Hưng cũng mở ra cho chúng ta những góc nhìn khác đặc biệt: đoàn đại biểu Phật giáo Ấn Độ được đón bằng xe Limousine sang trọng từ sân bay Nội Bài. Sự phi lý của tình huống này như mọi khi được thể hiện trong 5 tác phẩm ảnh không cần mượn đến lời nói.

Chúng ta vui mừng chờ đón tháng này! Các blogger của chúng ta sẽ viết về thế giới thời trang, các biểu hiện của văn hóa (trẻ) và dòng chảy thời gian. Hãy chờ đón…

Quý Vị và các bạn có thể xem bài này và hàng loạt những tác phẩm khác tại: http://blog.goethe.de/cityscapes/.

 

Goethe Institut Vietnam

Viện Goethe Hà Nội
56-58 Nguyễn Thái Học
Ba Đình, Hà Nội
Tel.: +84 4 37342251
Fax: +84 4 37342254
[email protected]
website

NO COMMENTS

Leave a Reply