Home Sự kiện Âm nhạc Hanoi Ink – Đêm nhạc Beat hạng nặng tại Hanoi Rock City

Hanoi Ink – Đêm nhạc Beat hạng nặng tại Hanoi Rock City

Đăng vào
0

Hanoi Ink tham dự phần lớn đêm nhạc Heavy Beat của Vũ Nhật Tân và Nguyễn Mạnh Hùng ở Hanoi Rock City hôm thứ năm (24/3) và được trải nghiệm một “sự tra tấn lỗ tai” ấn tượng nhưng đôi lúc đáng sợ.

Ở Hà Nội, Nguyễn Mạnh Hùng nổi tiếng là một trong những tài năng độc đáo nhất của thế hệ các nghệ sỹ trẻ (buổi biểu diễn tiếp theo của anh sẽ diễn ra vào trung tuần tháng tư ở Viện Goethe, để biết thông tin chi tiết các bạn tìm thêm trên Hanoi Grapevine nhé!) và đồng thời là cây ghita của nhóm thể nghiệm/truyền thống Đại Lâm Linh.

Anh cũng là người liên hệ ban đầu cho buổi biểu diễn đầu tiên ở Hà Nội của Giao Chỉ – nhóm punk rock của Sài Gòn hồi tháng 12 năm 2009, và xem Hùng biểu diễn trong đêm của Đại Lâm Linh gần đây, tôi nhận thấy có những lúc anh dường như đang hướng đến một thứ âm thanh hạng nặng hơn. Tình cờ gặp anh trong đêm diễn của Giao Chỉ ở HRC hai tuần trước, tôi có gặng hỏi anh về điều này. Anh chỉ mỉm cười và gợi ý tôi nên đến xem đêm diễn sắp tới của anh cùng Vũ Nhật Tân. Vì thế mà tôi ở đây tối nay, mặc dù có đến hơi muộn vì cố nán lại để Tweet về trận động đất đã khiến cho khu nhà tôi rung lắc ngay lúc tôi định tới buổi diễn.

Lúc tôi nhập vào đám đông khán giả khoảng 50 người, gồm chủ yếu là người Việt ở tầng trên của HRC thì Hùng đang trên sân khấu. Lúc ấy, anh đang biểu diễn một mình; bên cây ghita tạo tiếng ồn với những chuỗi âm thanh ấn tượng. Cùng trên sân khấu còn có Nguyễn Đức Tú (thường gọi là  st.tus) đang điều khiển những hình ảnh chiếu trên một màn hình lớn nhưng độ phân giải hơi thấp đằng sau sân khấu cùng một màn hình và một thiết bị điều khiển (với những ai quan tâm đến những thứ đó, thì anh ấy sử dụng phần mềm Avenue VJ trên máy Macbook Pro 17 inch. Còn về bộ điều khiển thì tôi không chắc lắm).

Trong những năm qua, Hùng đã sưu tập được một dàn bàn đạp và điều khiển rất ấn tượng. Anh cố gắng tránh những tiểu xảo thông thường hoặc sự thành thạo kỹ thuật thông thường, và khéo léo điều khiển các dây ghita và các hiệu ứng để tạo ra một điệu riêng, sự trống rỗng cũng là một hiệu ứng đầy chất nhạc để tránh trở ngại cho hoà âm hay giai điệu. Đến giữa bản nhạc, Nguyễn Đình Nghĩa (thường gọi là Bờm) hoà thêm nhịp trống theo tín hiệu của Hùng.

Trong chiếc áo hoodie (áo có mũ trùm đầu) màu xám, Hùng thể hiện rõ vai trò chủ đạo và sự có mặt của mình trên sân khấu hơn tôi từng thấy anh trước đây.

Nhịp beat mạnh mẽ và giục giã gợi cho tôi thoáng nhớ đến Stylish Nonsense của Bangkok đã từng tham gia C.A.M.A. , và khi Hùng thêm vào những tiếng ồn bằng tiếng ghita sôi nổi, tất cả ré lên và lại chìm xuống và các âm giật bật tung trên những đoạn ngừng lặp lại.

Cuối cùng anh cũng thoát ra khỏi trạng thái mãnh liệt đó và chuyển sang một phần nhẹ nhàng hơn, với cây ghita chậm rãi lang thang quanh gam 5 nốt, gần như là lần theo giai điệu của bài dân ca phổ biến của Việt Nam, có thể Trống Cơm hay bài nào đó tương tự.

Giai điệu tiến triển qua một nhóm hợp âm ba nốt thứ, có lẽ là một khoảnh khắc âm nguyên nhất của cả đêm diễn, nhưng lại nhanh chóng quay trở lại những âm thanh dữ dội với những cú bật và nổ khô khan để đưa tác phẩm tới hồi kết.

Tiếp đó là màn solo của Vũ Nhật Tân với những nhịp beat và các hiệu ứng mẫu. Là một nhạc sỹ được đào tạo bài bản, Tân là một trong những nhạc sỹ thể nghiệm nổi tiếng nhất của Hà Nội và đã đã dần dần giới thiệu được nhiều nhịp beat cùng các âm thanh và tiếng ồn mà anh tìm thấy.

Hai năm trước, Vũ Nhật Tân đã gây chú ý với một mảng âm thanh rất mạnh mẽ để bổ trợ cho Girl Talk, và tối nay anh đang hướng đến một sự rung cảm tương tự.

Sau khi đã tạo dựng mọi thứ bằng những nhịp beat và âm thanh cùng một vài thay đổi chiều hướng, anh thêm bên trên các mẫu thanh âm. Tôi đoán đó là tiếng của một dân tộc châu Á nào đó nhưng chắc chắn không phải là Việt Nam. Tác phẩm tiến triển với một cảm giác công nghiệp hơn khi Tân tạo ra vô số các âm thanh qua nhiều bộ lọc.

Lúc này, phần hình hơi bị chặn tiếng. Dường như với các tiết mục điện tử có sử dụng mẫu thì đó là vấn đề thường thấy vì chúng chưa phù hợp để gắn thêm phần trình diễn hình ảnh. Mặc dù vậy, những hình ảnh chiếu này được cải thiện hơn khi tác phẩm tiến triển thêm với một vài hình ảnh phản chiếu và nhiều hiệu ứng rõ ràng.

Tác phẩm thi thoảng có một vài khoảnh khắc rất đẹp như đùa vui cùng hoà âm, bỡn cợt với đám đông khi quay trở lại sườn âm thanh chính là những nhịp beat và tiếng ồn. Có một khoảnh khắc rất đáng nhớ khi những âm giật kết hợp cùng với hình ảnh nhấp nháy lặp đi lặp lại về một người lính có vũ trang, mà tôi nghĩ là nên kéo dài hơn trước khi những lớp âm thanh pad và các âm thanh lướt được thêm vào bên trên. Tôi thích cách tiếp cận thiên về bass-heavy hơn, có thể là bổ sung thêm một vài âm thấp, nhưng đó chỉ là một nhận xét rất nhỏ thôi.

Tân mở đầu tác phẩm tiếp bằng những âm thanh nghe như là được ghi lại từ tiếng loa phát thanh trên nền tiếng xe cộ. Sau phần mở đầu được kéo dài, phần giai điệu của Hùng và Bờm bất ngờ nhập vào. Đó là những tiếng trống giục giã và những tiếng ghi ta không giai điệu, méo mó, cùng những tiếng như súng nổ khi Hùng thực hiện các âm nền đa dạng bằng bàn đạp chân. Tân thêm vào trên đó một vài âm thanh kiểu Atari 8 bit.

Ngay khi tôi đang nghĩ là sẽ hay hơn nếu thêm vào một chút ánh sáng và bóng tối, thì họ sử dụng nhiều hơn các đoạn ngừng và những nét hoà âm để chuyển sang một phần kiểu breakdown có sự giao thoa giữa nhạc ambient và sinister vậy, mặc dù chỉ trong một khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi.

Điều tôi thực sự băn khoăn về buổi diễn là cường độ âm thanh, vốn rất cao và thi thoảng còn đạt đến những cấp độ và tần số có thể khiến người nghe đau tai. Đây là điều mà HRC và các điạ điểm tổ chức khác cần phải tính đến, đặc biệt là vì quyền lợi của các nhân viên trẻ làm việc trong bar suốt các buổi diễn.

Cuối cùng vì không thể chịu đựng được cường độ âm thanh đó, và còn phải tới địa điểm khác nữa nên tôi rời đi trước 11 giờ khi nhóm nhạc bắt đầu giảm xuống thành một đoạn breakdown hạng nặng, lúc ấy tay trống nghỉ chơi còn Hùng thì với lấy chiếc E-bow của mình. Anh sử dụng nó rất hiệu quả để duy trì các nốt và các âm bội nhẹ nhàng trên những nhịp beat nhát gừng nôn nóng khi tôi nhẹ nhàng bước ra cửa và đi về.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm Nhóm Vũ Nhật Tân tại http://www.myspace.com/vunhattan

Hanoi Ink vẫn chưa thể từ bỏ công việc hàng ngày của mình nhưng đồng thời cũng là một thành viên tích cực trong nền âm nhạc tại Hà Nội. Ngoài ra, Hanoi Ink cũng rất đam mê văn học Việt Nam và những cuốn sách cũ. Bạn có thể đọc thêm blog của anh tại http://hanoiink.wordpress.com/.

NO COMMENTS

Leave a Reply