KVT Giải thưởng năm 2011
KVT LỰA CHỌN NHỮNG SỰ KIỆN ĐỈNH CAO 2011
Những năm gần đây (2009, 2010), cứ đến dịp cuối năm là tôi lại tổng kết những sự kiện văn hoá hay nhất mà tôi đã được xem trong suốt 12 tháng trước đó.
THỜI GIAN VẮNG MẶT: Trong năm 2011, tôi không có mặt ở Hà Nội 16 tuần (8 tuần đi tránh hè và 8 tuần để đón Giáng sinh sớm và năm mới cùng những người bạn mà tôi gần như sắp quên mất rồi). Rồi cũng có những thời điểm mà khói bụi và tiếng ồn của Hà Nội trở nên quá khó chịu nên tôi phải lánh mình trong không khí trong lành của những vùng núi sâu mà tôi tìm được. Vì vậy danh sách của tôi chắc hẳn sẽ thiếu đi một vài những “viên ngọc quý” mà tôi đã bị lỡ.
ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ: Cũng như 2010, danh sách của tôi chỉ gồm các sự kiện văn hoá do người Việt thực hiện. Việt Kiều cũng được xem xét đưa vào danh sách, đặc biệt nếu họ đã ở Việt Nam trong một thời gian dài hoặc, như tất cả những người nước ngoài khác, họ sẽ được chọn nếu hợp tác cùng với người bản xứ, trong đó những người bản xứ có vai trò tương đương hoặc nổi trội hơn.
NHÀ BÌNH LUẬN: Danh sách các sự kiện của năm này chỉ bao gồm các sự kiện thuộc sở thích và sở trường của tôi. Tôi không đưa vào các thể loại nhạc hiện đại, trừ những chương trình nhạc jazz chất lượng và những thể loại thử nghiệm hay “âm thanh mới” hay ho mà tương đối phù hợp với ý niệm “cổ điển”. Tôi không đề cập đến văn học vì tiếng Việt của tôi chỉ ngang trình độ của đứa trẻ 6 tuổi thôi và tôi cho rằng thật không công bằng nếu đánh giá dựa trên một số ít tác phẩm được dịch hiện có. Và cũng tương tự như vậy với thể loại kịch nói.
Và bây giờ là các sự kiện của năm…………………………………
Và các bạn cứ tự nhiên thêm vào danh sách còn thiếu sót này những sự kiện mình yêu thích nhé!
CÁC GIẢI 5 SAO+…
được trao 3 cách cho ba sự kiện đã hút hồn tôi…hoàn toàn.
Giải 5 sao+++ thuộc về “Người đi qua thung lũng”…một sự kiện sân khấu tuyệt vời dựa trên truyền thuyết Percival của phương Tây. Vở kịch hấp dẫn ra mắt trong tháng 1 ở Nhà hát lớn này là kết quả của sự hợp tác ấn tượng giữa Viện Goethe, Chính phủ Đức, và các chuyên gia sân khấu của Đức, cùng số đông các ca sỹ, vũ công, và diễn viên Việt Nam. Đây quả là một ví dụ điển hình về sự hợp tác chuyên môn.
Một giải 5 Sao +++ khác hiện vẫn còn có thể được chiêm ngưỡng tại công viên điêu khắc ngoài trời do nghệ sĩ – nhà từ thiện Vũ Đức Hiếu sáng lập ở ngoại ô thành phố Hòa Bình. Đó là một tác phẩm đẹp đến sửng sốt của Hà Trí Hiếu và những tác phẩm xuất sắc của Phạm Thái Bình, Trần Đức Sỹ, Nguyễn Huy Tính, Lương Văn Trịnh, Trần Trọng Tri, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Tuấn Khôi, Nguyễn Ngọc Lâm và Vương Văn Thạo.
Một giải 5 Sao ++ thuộc về sự kiện diễn ra trong tháng 4 ở Viện Goethe khi tác phẩm sắp đặt tranh tầm sâu rực rỡ về “Chung sống trên thiên đường” đem đến cho tôi một cảm giác thú vị đến siêu thực.
GIẢI 5 SAO…
cho những sự kiện khác đã từng khiến tôi phải choáng ngợp.
***** Đỉnh cao trong số những sự kiện âm nhạc, theo tôi, là bản “Bốn mùa ở Buenos Aires” của Astor Piazzolla được biểu diễn sống động ở Nhà hát lớn trong tháng 3 bởi Nguyễn Hồng Ánh (cello), Nguyễn Mỹ Hương (violin), Nguyễn Bảo Long (saxophone), Lê Việt Hùng (trống), Đào Minh Pha (Double bass) và Trần Thái Linh và Nguyễn Tiến Mạnh – hai nghệ sĩ piano với những ngón tay vô cùng khéo léo.
***** Trong tháng 7, Lương Việt có một triển lãm ấn tượng với các tác phẩm điêu khắc bằng sắt được trưng bày tại xưởng sáng tác thú vị nhưng khó tìm của anh ở gần cầu Thăng Long. Ở đó, các tác phẩm và cả những bộ phận tách rời chất đống trên các kệ gần như cũng ấn tượng không kém gì những tác phẩm được trưng bày.
***** Cũng tuyệt vời không kém là những điêu khắc hoá thạch sống của Vương Văn Thạo về cổng làng – vốn đang đứng trước nguy cơ bị mất đi khi Hà Nội được mở rộng. L’Espace trông hệt như một cung điện màu hổ phách trong suốt thời gian triển lãm. Đây là một sự kiện nổi bật trong tháng 5.
***** Tháng 5 còn đem đến cho tôi một trong những đêm nhạc mà dư âm của nó sẽ còn tồn tại trong nhiều năm. Nhạc trưởng khách mời Andrea Pestalozza đã dẫn dắt Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam trong một chương trình gồm các tác phẩm của Schuman và Debussy.
***** Tháng 10, trong một triển lãm ba người xuất sắc của các hoạ sĩ Hải Phòng tại Bảo tàng Nghệ thuật, những bức tranh sơn dầu khổ lớn của Vũ Ngọc Vĩnh chính là những bức tranh đẹp nhất mà tôi được xem trong năm nay. Thực sự rất xuất sắc.
***** Trong tháng 5, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Carlos Cuesta, đã trình diễn chuẩn tới từng nốt nhạc khi họ đệm cho cây violin xuất sắc người Ba Lan, Alicja Smietana, trong bản concerto số 1 cho violin của Shostakovich. Quá ấn tượng!
Ngoài các sự kiện 5 sao đã đề cập, tôi còn được thưởng thức những tác phẩm và phần trình diễn thực sự ấn tượng sau đây:
NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC
Năm nay, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong thành phố thuộc về lĩnh vực điêu khắc và sắp đặt. Sắp xếp theo thứ tự thời gian, các sự kiện mà tôi không thể không ấn tượng gồm có:
Những bức tượng Phật bằng gốm của Nguyễn Tuấn tại Bảo tàng Nghệ thuật trong tháng 1…nhưng thật tiếc là một vài tác phẩm có phần “khiêu khích” hơn đã vướng phải vòng kiểm duyệt.
Triển lãm “Hợp thể” trong tháng 3 đã giới thiệu tới chúng ta ba nghệ sĩ trong ba triển lãm riêng biệt kéo dài hai tuần. Cả ba đều có những tác phẩm lý thú nhưng chính những sắp đặt đầy thách thức với những chiếc hộp, dây thừng, và gương của Văn Ngọc đã đem tới cho tôi những hứng thú bản năng.
Trong tháng 6, bộ sưu tập những con gà bằng giấy bồi của Đinh Công Đạt được sắp đặt trong một chiếc chuồng thiết kế đặc biệt tại viện Goethe trông thật hấp dẫn.
Những con búp bê nghệ thuật bé nhỏ nhưng ấn tượng của Trần Thu Hằng trong triển lãm “Thủ thỉ” tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam trong tháng 9 cũng suýt lọt vào danh sách 5***** + của tôi. Đẹp mê ly!
Tôi cũng phải thêm vào danh sách của mình những tác phẩm bà bầu bằng gốm của Nguyễn Khắc Quân. Chúng được trưng bày khắp 2 phòng tranh tại Bảo tàng Nghệ thuật trong tháng 10, và tác phẩm sắp đặt lớn gồm những tượng nhỏ được đúc nhanh cũng rất cuốn hút, đặc biệt là vì chúng đều mang những nét rất riêng.
Cũng trong tháng 10, một triển lãm nhóm “khiêu khích” thú vị tại L’Esapce mang tên “U lành tính” xứng đáng để cả 5 hoạ sỹ được nêu tên tại đây nhưng thôi, tôi sẽ không làm thế, và chỉ chọn những tác phẩm liên quan đến bánh vậy. Tác phẩm “Bánh bột lọc” của Vũ Đức Toàn thực sự rất sâu sắc và “chiếc bánh” của Nguyễn Song trông cũng thật khủng.
Có thể bạn đọc đang nghĩ rằng không có tác phẩm 2D nào đủ hay để được liệt kê ở đây, nhưng thực ra chúng ta cũng có những “viên ngọc quý” từ:
Mai Duy Minh, từ Hải Phòng, trong một triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật trong tháng 10. Ba trong số các tác phẩm siêu thực của anh quả là tuyệt vời.
Oanh Phi Phi: những tác phẩm sơn mài bọc trong khung nhựa trong suốt của cô trưng bày tại Goethe trong tháng 12 thực sự là những kỳ quan nhỏ để ta chiêm ngưỡng và những tác phẩm trên giấy của người cộng sự, Vũ Kim Thư, cũng thực sự là những phụ kiện tinh tế và hấp dẫn.
Nguyễn Quang Huy: chuyện tình của anh với những người sống ở cao nguyên đá Đồng Văn và Mèo Vạc ở tỉnh Hà Giang đã được chuyển thành những bức họa màu xanh nhạt, mơ hồ đầy sương khói trưng bày tại Art Việt Nam trong tháng 1.
Lúc đầu tôi đã không định, nhưng sau khi xem lại một số hình ảnh, tôi lại quyết định sẽ đưa vào danh sách những tác phẩm phóng túng bán graffiti, rời rạc và loè loẹt (và giá cũng không kém phần khoa trương) của Lê Kinh Tài – gồm cả những nhân vật 3D được sơn màu – được triển lãm trong tháng 10 tại Trung tâm Nghệ thuật Việt.
Phòng tranh Âu Cơ giới thiệu các tác phẩm siêu thực của Nguyễn Hồng Sơn trong tháng 3. Tôi không mấy ấn tượng với tác phẩm theo phong cách Dali-esque trước đó của anh nhưng khi nhìn thấy tác phẩm về những gờ thép và những cây violin trong phòng tranh dài và xa ấy, thì tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục.
Nghệ thuật trình diễn lại một lần nữa là lĩnh vực không mấy tiến triển nhưng danh dự của nó được vớt vát nhờ có:
Một điệu nhảy kiêm trình diễn rất mạnh mẽ của Lê Nguyên Mạnh và Lê Anh Hoài trong phòng sau của Cinematheque trong đêm Halloween. Tác phẩm “ớn người” mang tên “Hãy nói ra” là một phần của Dự án Đen khá thú vị và vẫn còn đang tiếp diễn. Đó là một tác phẩm ấn tượng mãi với tôi.
Nhiếp ảnh và video art: nổi bật với sự kiện Chiếu bóng Long Biên – những phim tài liệu ngắn về cầu Long Biên – tại Doclab trong một buổi tối giá lạnh đầu năm. Một vài tác phẩm thú vị đã được tham gia các liên hoan quốc tế.
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
MÚA
Vở “Phép trừ” chính là tác phẩm múa ghi dấu với tôi. Tác phẩm do các vũ công Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Nhiều tác phẩm còn lại của họ chỉ là sự xào xáo mờ nhạt của những tác phẩm đã diễn trước đó. Mặc dù vậy, những tác phẩm được diễn tập lại dưới sự hướng dẫn của Jean-Paul Gravier và Bertrand d’At, Giám đốc Nhà hát National du Rhin, và được trình diễn trong tháng 10, thực sự rất có triển vọng, đặc biệt là những điệu múa bốn người của các vũ công nam trong vở “Firebird” (Chim lửa) của Stravinsky. Tôi có bỏ lỡ một vở múa đương đại, “Cái chết và thiếu nữ” – tác phẩm đã nhận được nhiều nhận xét hay. Nhưng vở “Dấu trừ” trong tháng 1 mới thực sự xứng đáng. Các vũ công trẻ của nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trình diễn ấn tượng một tác phẩm dài 50 phút được biên đạo bởi Nguyễn Ngọc Anh, một vũ công và biên đạo múa xuất sắc người Việt nhưng chủ yếu sống ở Anh.
ÂM NHẠC
Điểm nhấn của năm nay chắc chắn phải là phần trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) tại Carnegie Hall ở New York trong tháng 10, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Tetsuji Honna quen thuộc. Phần tổng duyệt ở Hà Nội thực sự rất tuyệt.
Một số khoảnh khắc nhạc cổ điển đáng nhớ khác của VNSO là:
• Nghệ sĩ violin trẻ Nhật Bản, Ryu Goto, chơi solo bản Concerto số 1 cho Violin của Paganini trong tháng 6.
• Trong tháng 5, một nghệ sĩ viola người Nhật đứng tuổi hơn, Imai Nobuko, tham gia cùng các nghệ sĩ của VNSO trong một đêm nhạc thính phòng trình diễn bản “Tổ khúc số 1 cho cello” được chuyển soạn cho viola.
• Trong tháng 3 khi nhạc trưởng Honna chỉ huy bản Giao hưởng số 1 của Mahler.
• Jonas Alber dẫn dắt họ qua bản số 7 tuyệt vời của Beethoven, tiếp sau phần solo của nghệ sĩ violin Lê Hoài Nam với bản Concerto cho Violin của Beethoven.
Viện Goethe cũng là địa điểm để một tam tấu piano tuyệt vời với Nguyễn Mỹ Hương (violin), Nguyễn Hồng Anh (cello), và Trần Thái Linh (piano) trình diễn những tác phẩm thời kỳ đầu sáng tác của Beethoven, Mendelssohn, và Shostakovich.
Một phần trình diễn cũng rất hay khác là của cây cello người Áo/Hà Lan Harriet Krijgh khi cô tham gia cùng nhạc trưởng người Áo, Wolgang Groehs, và Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội trong “Những biến tấu trên chủ đề Rococo” của Tchaikovsky trong tháng 10, hai đêm trước khi cô và nghệ sĩ piano người Pháp/Việt Kim Barbier và nghệ sĩ violin người Nhật, Matsuda Lina, trình diễn bản Concerto ba phần của Beethoven cùng VNSO.
Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
thực sự mà nói, 1 số triển lãm là tốt, song tôi thấy triển lãm “không thời gian” không có vấn dề gì đáng đề cập ở đây cả, hời hợt và nghệ nhân!
Theo quan điểm của tôi, KVT đã bỏ sót 1 triển lãm mà tôi thấy trong giới và ngoài giới đánh giá rất tốt, đó là triển lãm “SALE OFF” của 3 người bạn trẻ, quan điểm cũng như tình thời sự và tác động của nó tới cả những người ngoài giới nghệ thuật!
Xin chia sẻ nhử vậy, chúc KVT năm mới nhiều niềm vui!
I loved the Living Fossils, The Pregnant Ladies, and The Japanese Dolls. They were amazing. Great to see such amazing stuff happening in Hanoi. We need to get back there very soon.
Thanks for sharing
Shellxxxx
(Anzac Queen)