Home Sự kiện Mĩ thuật Triển lãm du kí “Đằng sau lãnh thổ”

Triển lãm du kí “Đằng sau lãnh thổ”

Đăng vào
0

logo_Nhasan Collective
behind-the-terrain

Khai mạc: 18:00, thứ bảy 18/03/2017
Trò chuyện cùng các giám tuyển: 16:00, chủ nhật 19/03/2017
Triển lãm: 18 – 31/03/2017
Nhà Sàn Collective

Thông tin từ Nhà sàn Collective:

Triển lãm “Đằng sau lãnh thổ” – phác thảo về những vùng đất tưởng tượng xem xét những câu hỏi từ mỗi liên hệ chính trị của trí nhớ, kí ức, cũng như tính lịch sử cá nhân cùng với những nghiên cứu mang tính phê phán và thực hành nghệ thuật. Sự tập trung vào ‘cảnh quan’, dưới hình thức tự sự tưởng tượng cũng như chính trị đằng sau địa lý thực sự, được chia sẻ bởi những nghệ sĩ với nhiều nền tảng văn hóa và di cư khác nhau cùng với những mối quan hệ của họ để định nghĩa lại những khái niệm như: “di cư”, “biên giới” hay “căn tính”, và những quang cảnh thực hành của họ. Triển lãm sẽ đi qua Đông Nam và Đông Á (Yogyakarta, Hà Nội và Tokyo).

Cuộc gặp gỡ với địa lý của chúng tôi bắt đầu từ nhịp sống bận rộn hàng ngày, trong những không gian nơi thông tin từ bên ngoài tấn công chúng ta liên tục. Đôi lúc, có thể có một cảm giác kì lạ về trực giác hướng tới những thứ “đã được nhìn thấy”: liệu một hình ảnh có đang liên tục được lặp lại, dần dần đạt được “chân lý” vì sự nhất quán của nó, hay nó vẫn luôn đang được giữ lại trong những vùng tưởng tượng? Chúng tôi lang thang vào những vết rạn và vật lộn với những thứ ở/giữa, khi chúng tôi cố gắng phân biệt cảnh quan tưởng tượng khỏi địa lý mang tính vật chất, nhưng liệu chúng ta có nên như vậy không?

“Đằng sau lãnh thổ” – phác thảo về những vùng đất tưởng tượng khơi gợi sự hồi phục của vùng đất vô hình và mất tích đặt đằng sau địa lý của những sự tranh cãi lịch sử. Từ “quang cảnh” trong tính hiện đại, đặc biệt với lịch sử phương Tây, bao hàm cảnh quan và làm vườn, du lịch, những điểm đến ngoại lai – một giá trị thẩm mỹ của tầng lớp trung lưu, hay cho đế chế: mở rộng lãnh thổ và chủ nghĩa dân tộc: Cảnh quan chưa bao giờ là một thực thể hoang sơ trung lập, nhưng là một vùng đất trống để quy chiếu những ham muốn. Với nhiệm vụ mô tả cư dân của những vùng đất mới được chinh phục, những hình ảnh và mô tả từ những chuyến du hành khám phá đã trở thành “lịch sử”, và nó khuấy động trí tưởng tượng, biến đổi phong cảnh phù hợp theo nhu cầu của khả năng tưởng tượng. Sự xâm nhập vật lý này, mặc dù hoàn toàn gạt bỏ những kiến thức được thể hiện trên địa lý, cho phép một tự tưởng tượng lại mang tính xuyên quốc gia.

Ở trong bối cảnh của Châu Á, nơi di sản văn hóa cắt ngang biên giới quốc gia, nhưng đồng thời rõ ràng bị mô tả với những di sản đế chế từ những tham vọng chính trị trong quá khứ, sự đa dạng văn hóa địa lý của Đông/Nam Á giao nhau không chỉ ở tính địa lý mà còn ở những tính lịch sử được liên kết. Hơn nữa, cảnh quan vẫn còn lưu giữ những dấu ấn của bạo lực: tàn phá vì lợi ích kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được nhìn thấy, hệ thống nông nghiệp được xem xét lại hoàn toàn để sản xuất ra một thứ sản phẩm “xuất khẩu” – cuối cùng cảnh quan được khai thác này cũng là một thứ cực kỳ nhân tạo.

Với triển lãm du kí này, dự án hướng tới những câu hỏi sau: lịch sử và kí ức của xung đột và đàn áp đã được khai quật ra sao, và nó đã bị quên lãng thế nào? Sự quên lãng này được khuyến khích bởi một trạng thái hiện đại của chủ nghĩa vật chất? Làm thế nào mà cảnh quan đặt nền móng cho chúng ta, cùng lúc ấy, hỗ trợ một sự tưởng tượng lại của những thứ vô hình? Và, cuối cùng, làm thế nào để sự định hướng của điạ lý vô/hữu hình này sản xuất bản đồ cuộc sống hàng ngày của chúng ta?

Các nghệ sỹ tham gia:

Martha Atienza
Nguyễn Thùy Anh
Veronika Burger
Ishu Han
Ran Kokubun
mamoru
Stephanie Misa
Elia Nurvista
Nguyễn Thanh Thúy
Phạm Ngọc Hà Ninh
Nguyễn Minh Phước
Veronika Radulovic
Trương Thiện

Giám tuyển bởi:

Mika Maruyama
Đỗ Tường Linh

Banner photo:
Nguyễn Thanh Thúy

Buổi trò chuyện cùng các giám tuyển của triển lãm Đỗ Tường Linh từ Việt Nam, Mika Maruyama từ Nhật Bản và Stephanie Misa từ Philippines sẽ chia sẻ cuộc gặp gỡ của họ qua ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời giới thiệu các tác phẩm trưng bày trong triển lãm.

Buổi trò chuyện sẽ được diễn ra song ngữ

Mika Maruyama

Sinh tại Nhật Bản, và hiện đang sống ở Vienna và Tokyo, Mika Miruyama đã tích cực tham gia lĩnh vực nghệ thuật đương đại với các gallery, triển lãm và nhiều dự án nghệ thuật quốc tế. Trong khi viết những bài viết phê bình về nghệ thuật và trình diễn, nghiên cứu của cô nằm ở sự giao thoa phức tạp của cơ thể và môi trường cùng với cách tiếp cận đa ngành tới lý thuyết và thực hành nghệ thuật. Tốt nghiệp bằng cao học từ trường Yokohama về văn hóa tại đại học quốc gia Yokohama (2015), cô đang làm tiến sĩ tại Học viện nghệ thuật Vienna.

Đỗ Tường Linh

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Linh tham gia các hoạt động nghệ thuật địa phương và trong khu vực từ năm 2006. Cô đã làm việc với các gallery, viện văn hóa nghệ thuật, quỹ nghệ thuật và tham gia vào nhiều dự án nghệ thuật khác nhau. Năm 2015, Linh nhận học bổng Alphawood để theo học cao học về ngành Nghệ thuật đương đại và lý thuyết nghệ thuật của Châu Á và Châu Phi ở SOAS, Đại học London. Mối quan tâm nghiên cứu của cô tập trung về phong trào avant-garde ở Việt Nam những năm 90, chủ nghĩa ý niệm, lý thuyết hậu thuộc địa, nghệ thuật và chính trị. Cô mong muốn được làm việc với các nghệ sĩ trẻ và quan tâm tới việc kết nối và tạo nên những đối thoại, cộng tác liên ngành giữa các thế hệ và nền văn hóa khác nhau.

Stephanie Misa

Sinh ra tại thành phố Cebu, Philippines năm 1979, Stephanie Misa hiện đang sống và làm việc tại Vienna, Áo. Cô tốt nghiệp với bằng cao học ở Học viện nghệ thuật Vienna vào năm 2012, Stephanie liên tục trưng bày các tác phẩm thể hiện mối quan tâm về lịch sử phức tạp và đa dạng cũng như cách việc này đã được tái hiện lại và biểu lộ trong văn hóa, liên quan tới những chủ đề qua tác phẩm video, sắp đặt, in ấn và collage. Công việc nghệ thuật của cô đã giúp cô xem xét và đặt những câu hỏi về căn tính, tính xác thực của lịch sử, sự biểu hiện, giải thích về trải nghiệm nhập cư. Cô nhận được tài trợ từ quỹ Kültür Gemma cho nghệ sĩ nhập cư và công việc văn hóa năm 2014/15 và gần đây đồng giám tuyển chương trình Didto sa Amoa (Chúng ta đến từ đâu) năm 2016 ở VBKÖ Vienna. Cô là nghệ sĩ cư trú cùng với BKA ở Yogyakarta, Indonesia và tham gia triển lãm nhóm Tất cả tiếp tục sụp đổ với Veronika Burger ở Không gian nghệ thuật Sewon.

Theo dõi cập nhật trên trang sự kiện.

Đối tác truyền thông: Hanoi Grapevine

Không phải mô hình gallery, bảo tàng, viện văn hoá quốc tế, nơi triển lãm những tác phẩm hoàn thiện của các nghệ sĩ nổi tiếng… giống như những gì Nhà Sàn Studio đã từng làm, Nhà Sàn COLLECTIVE là 1 xưởng làm việc, các nghệ sĩ tới đây làm việc được trao đổi, thẩm vấn, tư vấn và có các cơ hội giao lưu với nghệ sĩ, giám tuyển quốc tế… Đây là nơi nuôi dưỡng nghệ thuật. Các tác phẩm có thể hoàn thiện hoặc không hoàn thiện, nhưng quá trình làm việc với mục đích nâng cao chất lượng nghệ thuật cho nghệ sĩ địa phương là điều Nhà Sàn COLLECTIVE hướng tới.

Nếu bạn quan tâm tới nghệ thuật thử nghiệm và muốn gặp để giao lưu, trao đổi với nghệ sĩ, mời bạn ghé thăm

logo_Nhasan Collective
Nhà sàn Collective
Tầng 15, Hanoi Creative City, 01 Lương Yên, Hà Nội
Website: http://nhasan.org/
Email: [email protected]
 

NO COMMENTS

Leave a Reply