Home Sự kiện Mĩ thuật Cristina Nualart – Các khuynh hướng nghệ thuật tại Hong Kong Art...

Cristina Nualart – Các khuynh hướng nghệ thuật tại Hong Kong Art Basel 2013

Đăng vào
1

Cristina NualartHK Art Basel  Cristina Nualart HG 7

Lời mở đầu

Những cụm từ như “Art Fair”, “Art Basel”, “Art Stage”, “Art Expo”, “Art Show” (tạm dịch chung là “Hội chợ nghệ thuật”) nghe có vẻ khác nhau, nhưng đều mang cùng một ý nghĩa: Một không gian hội chợ thương mại trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thị giác, là nơi để các nghệ sỹ, giới phê bình, gallery, các nhà sưu tầm hay đơn thuần là những người yêu nghệ thuật đến để thưởng lãm, ngưỡng mộ, ngợi khen, công kích, mua bán. Hay đơn giản hơn, người ta có thể tưởng tượng những hội chợ đó giống như một triển lãm nghệ thuật, nhưng là một triển lãm cực lớn với sự tham gia trưng bày của nhiều gallery trong hay ngoài nước, và những gallery đó mang đến các tác phẩm đẹp nhất từ những nghệ sỹ tên tuổi nhất mà họ có.

Những hội chợ nghệ thuật hàng đầu thế giới thường quy tụ ở Mỹ và châu Âu, ví dụ như Art Basel ở thành phố Basel (Thụy Sỹ), Art Fair London (Anh), Art Basel Miami (Mỹ), tuy nhiên châu Á cũng đang nổi lên nhanh chóng với những sân khấu nghệ thuật không kém phần hùng vĩ. Chúng ta có thể kể đến Art Fair New Delhi (Ấn Độ), Art Dubai (Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất) và Hong Kong Art Fair trước kia (hiện đã đổi tên thành Hong Kong Art Basel kể từ năm nay). Thậm chí chỉ ngay trong khu vực Đông Nam Á của chúng ta thôi cũng có những hội chợ lớn như Singapore Art StageMalaysia Art Expo.

Hình thức quảng bá nghệ thuật theo kiểu hội chợ này mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm đó vẫn còn khá mơ hồ, đơn giản là bởi chưa từng có một hội chợ nghệ thuật nào như vậy diễn ra trên đất nước của chúng ta cả.

Và nhờ có nhà phê bình, nghệ sỹ, khách mời của chúng tôi, chị Cristina Nualart, chúng ta sẽ có cơ hội có một cái nhìn cận cảnh về một sân chơi nghệ thuật đẳng cấp thế giới, hội chợ nghệ thuật “Art Basel Hong Kong 2013”.

Xem bài viết và xem ảnh một số tác phẩm nghệ thuật được trưng bày phía dưới:

Nguồn: Cristina Nualart – các khuynh hướng nghệ thuật tại Hong Kong Art Basel 2013 (tiếng Anh)

Sau 5 năm tăng trưởng mạnh mẽ Hội chợ Nghệ Thuật Hồng Kông (Hong Kong Art Fair) năm nay đã đổi tên thành Hong Kong Art Basel. Không gian vẫn như vậy, nhưng phí vào cửa đã tăng lên – chắc là vì thương hiệu. Hội chợ nghệ thuật (Art Fair), một sáng kiến thương mại nhằm giới thiệu tác phẩm nghệ thuật từ các phòng tranh cả phương Tây và phương Đông, đã mở rộng phạm vi hoạt động với các cuộc nói chuyện và các sự kiện trên toàn thành phố.

Intelligence Squared đã mào đầu các ý tưởng mới với một cuộc tranh luận về giá trị của nghệ thuật. Matthew Collings đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc với vai trò diễn giả, và là người điều hành tuyệt vời, nhưng đóng góp khá nhất đến từ một khán giả chia sẻ với giám khảo Amy Capellazzo rằng lập luận của cô về việc thị trường là thước đo đánh giá nghệ thuật tốt nhất đã hủy hoại sự kỳ diệu của các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trong hội chợ này!

Hội chợ nghệ thuật Hong Kong (Hong Kong Art Fair) quả đúng như nghĩa của nó. Thêu dệt từ những quầy bán rượu sâm banh 20$ một ly đến những chiếc xe ngựa cho trẻ con, nhiều chủ đề dường như nổi bật và lặp lại ở hai tầng của các phòng tranh trên khắp thế giới. Dưới đây là góc tổng quan với ảnh minh họa.

Não

Chủ đề về Bộ máy suy nghĩ của chúng ta có lẽ xuất hiện quá thường xuyên nhắc chúng ta nhớ rằng không thể để tất cả các hoạt động trí tuệ cho máy móc tự động.

HK Art Basel Cristina Nualart HG 1
Show Through I của Tabaimo
In thạch bản (in đá hay in li tô), trên giấy gampi, sợi nylon trên khung gỗ tếch, 2009.
Gisant (the Silk Spun in the Brain) by Jan Fabre Marble sculpture, 2012
Gisant (the Silk Spun in the Brain) của Jan Fabre
Điêu khắc đá cẩm thạch, 2012
Roman Standard by Tracey Emin Patinated bronze and wood, 2007
Roman Standard của Tracey Emin
Đồng và gỗ cũ gỉ, 2007

.

Thảm thêu

Trong năm 2008, giống như tất cả mọi thứ, nghề thủ công cũng bùng nổ về mức độ phổ biến, một cuộc triển lãm thảm thêu đương đại ở Anh đã thu hút một số nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới quay lại kỹ thuật gần như bị lãng quên sau thời kỳ Phục hưng này. Một số ví dụ về các chủ đề cho nghệ thuật dệt rải rác hội chợ nghệ thuật châu Á này.

Detail of a large tapestry by Kiki Smith
Một tấm thảm lớn của Kiki Smith
Detail of a tapestry by Kimsooja
Một tấm thảm thêu của Kimsooja
Self Portrait as a Coffee Pot III by William Kentridge and Marguerite Stephens
Tác phẩm “Self Portrait as a Coffee Pot III” của William Kentridge và Marguerite Stephens
Thảm thêu Mohair, 2012

Những thứ lộng lẫy, hạt, giả kim cương và những thứ long lanh khác

Có phải là phú quý sinh lễ nghĩa, do ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau tới sàn diễn thời trang toàn cầu hay bởi thách thức của việc thắt lưng buộc bụng? Dù là lý do gì đi chăng nữa, những thứ long lanh này đã tỏa sáng trong thị trường nghệ thuật thập kỷ vừa qua.

Detail from The Disambiguation of the Myth of the last Shinobi by Raqib Shaw Oil, acrylic, enamel, glitter and rhinestones on birch wood, 2011-12.
Trích từ tác phẩm The Disambiguation of the Myth of the last Shinobi của Raqib Shaw
Sơn dầu, acrylic, men, chất làm bóng và giả kim trên gỗ bạch dương, 2011-12.
Cosmic Dust Gold by Kengo Kito Oil and glitter on canvas, 2013
Cosmic Dust Gold của Kengo Kito
Sơn dầu và chất làm bóng trên toan vải, 2013

.

Bird Girl by Farhad Moshiri Glass bead embroidery on canvas, 2013
Bird Girl của Farhad Moshiri
Hạt kính thêu trên toan vải, 2013
An Old Breeze 13-3-2 by Whang Inkie Car bonnet with pearly rhinestones
An Old Breeze 13-3-2 của Whang Inkie
Nắp ca-pô xe với kim cương giả ngọc trai

Nghệ thuật cắt dán

Cùng với vẽ tranh hành động, nghệ thuật cắt dán có vẻ là một trong những phát minh đem lại cảm hứng bất tận trong thế kỷ 20.

Cắt dán ảnh của Pietro Ruffo về một thế giới Hồi giáo mực thước thật quyến rũ bởi hiệu ứng 3D đạt được bằng cách sử dụng đinh ghim để cố định từng hình.

Cắt dán ảnh của Pietro Ruffo
Maths by Bharti Kher Bindis on panel, 2012
Maths của Bharti Kher
Dấu bindi (dấu trang trí thường thấy trên trán phụ nữ Ấn Độ) trên bảng, 2012
Pictures of Magazine 2: Vase of Flowers after Claude Monet by Vik Muniz C-print, 2013
Pictures of Magazine 2: Vase of Flowers after Claude Monet của Vik Muniz
C-print, 2013

Thậm chí có cả một số tác phẩm điêu khắc là tác phẩm cắt dán, chẳng hạn như chiếc xe đẩy trong siêu thị chứa đầy kim loại phế liệu, như Wagon (miles and miles), của Ida Ekblad, hoặc các mảnh sứ của Francesca DiMattio dưới đây:
HK Art Basel  Cristina Nualart HG 14 HK Art Basel  Cristina Nualart HG 15

Các tranh trừu tượng hấp dẫn

Nhựa polyester (thứ hóa chất giống như thủy tinh mà các cửa hàng cho khách du lịch ở Việt Nam rao qua bán lại với tên “sơn mài”) hoặc lớp men nhỏ giọt dày làm cho bề mặt bóng loáng.

I have hated you too much to be grateful of the day(part of a dyptich) by Ivan Lam House paint, resin and model submarine on canvas, 2013
I have hated you too much to be grateful of the day (một phần của bộ tranh) của Ivan Lam
Sơn nhà cửa, hạt nhựa và tàu ngầm mô hình trên toan vải, 2013
Peter Zimmerman pours thick layers of coloured resin over large canvases. Vanilla, Strawberry by Kenjiro Okazaki Acrylic on canvas, 2000
Peter Zimmerman đổ lớp dày nhựa màu lên các bức tranh sơn dầu lớn.
Vanilla, Strawberry by Kenjiro Okazaki Acrylic on canvas, 2000
Vanilla, Strawberry của Kenjiro Okazaki
Acrylic trên toan vải, 2000
Katharina Grosse plays with enamel paint.
Katharina Grosse thử nghiệm với sơn men
Tiang #2 by Handiwirman Saputra C-print and acrylic coating on metallic paper, 2012
Tiang #2 của Handiwirman Saputra
C-print và phủ acrylic trên giấy mạ kim loại, 2012

Nhưng tác phẩm nghệ thuật làm hầu hết mọi người phải mỉm cười lại không nằm trong trung tâm triển lãm, mà lênh đênh hạnh phúc trên vịnh Hồng Kông: chú vịt cao su của Florentijn Hofman
HK Art Basel  Cristina Nualart HG 21

* Một số thông tin về sự kiện:

Art Basel Hong Kong 2013 diễn ra từ ngày 23 – 26/05 tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Hong Kong (Hong Kong Convention and Exhibition Centre).  Hội chợ có sự tham gia của 245 gallery đến từ 35 quốc gia, đại diện cho hơn 2000 nghệ sỹ khắp nơi trên thế giới. Vé vào cửa là 25 đô / ngày.

Hội chợ Art Basel Hong Kong lần thứ hai sẽ được tổ chức từ ngày 15 – 18/05/2014.

Lời mở đầu, thông tin về sự kiện và bản dịch của Hanoi Grapevine

Cristina Nualart là nghệ sĩ sáng tạo hiện đang sống và làm việc tại TP HCM. Chị đã đến thăm các triển lãm và nói chuyện với các họa sĩ và vẽ/xem tranh/suy ngẫm. Các ý kiến chị đưa ra là đúc kết của bán cầu não trái hoặc não phải, sự dũng cảm nói lên quan điểm của mình hoặc cũng có thể xuất phát từ sự tức giận.

1 COMMENT

Leave a Reply