Tầm quan trọng của thị trường mỹ thuật nội địa
Nhân dịp triển lãm “Lựa chọn của Grapevine – Phần 2” sắp diễn ra với mục tiêu hỗ trợ các nghệ sỹ trẻ và đóng góp vào việc phát triển thị trường nghệ thuật tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu chuỗi 3 bài viết về thị trường mỹ thuật của nhà báo / tác giả Đào Mai Trang, với bút danh Phong Vân.
Bài viết 1: Tầm quan trọng của thị trường mỹ thuật nội địa
Việt Nam đã có thời kỳ Hội họa đổi mới, trong thập niên 1990, thành công rực rỡ cả về nghệ thuật và kinh doanh. Nhưng ngay trong thời điểm ấy, chưa một ai trong giới mỹ thuật cho rằng: Việt Nam đã thực sự có một thị trường mỹ thuật nội địa, bởi lẽ không hoặc có rất ít khách hàng là người Việt Nam. Việt Nam có hàng nghìn họa sĩ, nhà điêu khắc, có hệ thống bảo tàng mỹ thuật, gallery, có sự tiếp nối các thế hệ nhà sưu tập mỹ thuật, có công chúng yêu thích mỹ thuật, có sự giáo dục mỹ thuật trong nhà trường phổ thông. Nói cách khác, chúng ta có tất cả điều kiện nền tảng nhưng chưa thể kết nối các điều kiện đó thành một nền tảng vững chắc và thuận lợi nhất cho sự hình thành, phát triển một thị trường mỹ thuật nội địa.
Tại sao giá tranh đương đại của nghệ sĩ Trung Quốc lại được đẩy lên rất nhanh? Bởi có một số nhà tài phiệt Trung Quốc tham gia các phiên đấu giá của những trung tâm đấu giá danh tiếng thế giới và không chỉ dừng lại vậy, các trung tâm đấu giá đã nhanh chóng xuất hiện ở những thành phố lớn của nước này, bao gồm từ các trung tâm của người Trung Quốc cho đến chi nhánh của các tên tuổi như Christie’s và Sotheby’s. Song song với sự ra đời của hệ thống các bảo tàng nghệ thuật mới của nhà nước và tư nhân, ngày càng rộng lớn và hiện đại, hệ thống các hội chợ và liên hoan nghệ thuật đương đại định kỳ như biennal, triennial, các gallery và không gian nghệ thuật thử nghiệm, các phiên đấu giá mỹ thuật thường kỳ cho thấy sự cởi mở và minh bạch và bền vững của thị trường mỹ thuật. Nhờ đó, người ta hoàn toàn có thể nhìn thấy đó là một kênh đầu tư lâu dài, ổn định, lợi nhuận lớn, nhất là với những nhà tài phiệt giàu kinh nghiệm đầu cơ tài chính.

Tại sao Singapore nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường mỹ thuật trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, châu Á nói chung khi quốc đảo này chỉ có vài triệu dân? Tại sao một Singapore Biennale chỉ mới ra đời từ năm 2006 đã nhanh chóng trở thành một biennale uy tín, mỗi kỳ thu hút hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu lượt khách tham qua dù giá vé không hề rẻ. Tại sao họ lại có thể biến bảo tàng nghệ thuật quốc gia của họ (Singapore Art Museum) nhanh chóng trở thành một bảo tàng quan trọng của mỹ thuật khu vực trong khi nó mới ra đời cách đây chỉ khoảng 20 năm?
Trong khi đó thông tin về giá tranh Việt Nam suy giảm mạnh, một số bức của họa sĩ tên tuổi còn được bán ra dưới mức giá khởi điểm, tại phiên đấu giá của một nhà đấu giá mới trong khu vực hồi nửa cuối năm 2014 (*), khiến giới mỹ thuật trong nước giật mình. Việc thị trường mỹ thuật trong nước bị coi là đóng băng kể từ khi kinh tế toàn cầu suy giảm năm 2008 đến nay cũng đến lúc được coi là nghiêm trọng đến mức nhà nước gần đây phải có động thái mạnh mẽ là xây dựng đề án phát triển thị trường mỹ thuật nội địa…
Các cụ nhà ta thường nói “quay đầu lại là bờ”. Nhìn sang đời sống kinh tế xã hội hiện nay, mới thấy điều này là thật thấm thía. Bao nhiêu năm mải mê với việc xuất khẩu hay làm gia công hàng cho nước ngoài, thị trường nội tràn lan hàng Trung quốc giá rẻ, nay kinh tế toàn cầu suy thoái, nhiều ngành sản xuất mới lại lao trở về thị trường trong nước “đầy tiềm năng”. Mỹ thuật Việt Nam, cho dù đặc thù đến mấy thì có lẽ cũng không tránh khỏi quy luật thị trường bất biến ấy: phải thực sự phát triển ở trong nước thì mới có đà để phát triển lâu dài và bền vững ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Phong Vân
–
(*) Thể Thao Văn Hóa: Kết quả đấu giá nhà Larasati: Tranh Việt bán hết, dù giá thấp
Cùng trong chuỗi bài viết:
Bài viết 2: Hi vọng về người Việt mua mỹ thuật Việt
Bài viết 3: Phỏng vấn chủ nhân bộ sưu tập mỹ thuật Thanh Uy: Sưu tập mỹ thuật Việt Nam – như những cơn sóng ngầm
Thank you for this article — I am looking forward to read more on the topic on the pages of THG.
Re:”Art auctions quickly appeared in the big cities of the country including the Chinese auction house and big names such as Christie’s and Sotheby’s.”
I think that only after the auction system is established locally as a proper mechanism for creating and establishing the local art market, the value of the artworks produced by local artists can not be substantially eroded at a level of the international art market.
The “art auction culture”, starting from auctioning artworks for fundraisers or charity at a grass roots level, say, local schools, etc. to opening local art auction houses in addition to the gallery system, is to create a proper local market place, something that helps establish and stabilize the local prices of artworks before they go onto the international market.
Once in place, it serves to guaranty the bottom-line price of the locally produced art and to establish, so to speak, the ‘starting bid’ on international level.
As it stands at present, the devaluation of art works by some contemporary Vietnamese artists on international auctions could be seen as a market correction, but, the gap that appears in evaluating art by VN artists seems unbridgeable as it has no place to return to — i. e. well established local market price.
In support of the above thoughts and as a general information on the state of the contemporary art and the art world in Vietnam, I would like to refer the readers to the paper “The Professional Visual Artist in Vietnam”, section “The role of the public auction”
by Annette van den Bosch, School of Literary, Visual and Performance Studies at Monash University, Clayton, Victoria, Australia; published in the
Asia Pacific Journal of Arts and Cultural Management Vol. 2 Issue 2 December 2004 pp 108-114 © University of South Australia ISSN 1449-1184