Trịnh Lữ – Vẽ gì cũng là tự họa

Trịnh Lữ – Vẽ gì cũng là tự họa

Posted on
0

Triển lãm: 09:00 – 21:00, 04 – 11/01/2022.
Giới thiệu sách: 09:30 – 11:00, Thứ ba 11/01/2022
The Muse Artspace
47 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN

Thông tin từ ban tổ chức:

Vẽ gì cũng là tự họa – Đó là tên cuốn sách mỹ thuật của Trịnh Lữ, và triển lãm cá nhân của ông được diễn ra tại The Muse Artspace dưới sự đồng tổ chức của 3 nhà The Muse, Omega+ và The Book Lag.

Trịnh Lữ quả thật không phải là cái tên xa lạ gì với cả giới hội họa và văn học, một phần là vì người có cả hai cái tài như ông cũng không nhiều, phần thứ hai là bởi trong lĩnh vực nào ông cũng đạt đến một mức độ thành quả mà những người trong giới ấy không thể phủ nhận.

Chúng tôi xin được điểm qua Trịnh Lữ trong lĩnh vực hội họa: ông học hội hoạ và thiết kế từ nhỏ với bố là Hoạ sỹ Trịnh Hữu Ngọc (Khoá 9 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và mẹ là Hoạ sỹ Nguyễn Thị Khang. Sau này ông tu nghiệp thêm về hội hoạ và tâm lý học thị giác ở Đại học Cornell (1992-1994); hội hoạ, lịch sử và phê bình mỹ thuật tại đại học Wisconsin ở Milwaukee (2014-2018) tại Hoa Kỳ. Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông được tổ chức năm 1993 tại Upstair Gallery ở Ithaca và tờ nhật báo Ithaca Journal bầu chọn Trịnh Lữ là “Nghệ sỹ của năm”. Triển lãm cá nhân thứ hai cũng tại Ithaca, do Artifax Gallery tổ chức năm 1994. Các ấn phẩm thiết kế của ông đã từng dùng tại Citibank và Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc tại New York. Năm 2015, ông trưng bày 67 bức tranh tại phố cổ Hàng Đồng. Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến đọc diễn từ khai mạc cuộc trưng bày này, coi đây là một hoạt động văn hoá tự phát đặc biệt có ý nghĩa đánh dấu 20 năm ngày nối lại bang giao Việt-Mỹ. Cuốn sách mỹ thuật “Vẽ gì cũng là tự họa” của ông do chính tay ông tự thiết kế và viết chú thích cùng lời tựa được viết bởi họa sỹ nhà phê bình nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng, và điêu khắc gia Đào Châu Hải. Những bức tranh trong cuốn sách cũng được chọn lọc để đưa vào triển lãm.

Tranh của Trịnh Lữ lần này được trưng bày theo 3 mảng chính: tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật theo phong cách “bức tường tranh” (gallery-wall). Thật khó để có thể trong một vài dòng tóm tắt được cả ba mảng tranh của một người đã vẽ đến năm ngoài bảy mươi, trải qua cả sự giáo dục mỹ thuật ảnh hưởng Đông Dương và phương Tây; nhưng triển lãm này hứa hẹn sẽ đem lại những rung cảm nghệ thuật đầy tri thức và ấm áp.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply