Home Sự kiện Mĩ thuật Ilza Burchett – Nói về nghệ thuật của Trần Trung Tín

Ilza Burchett – Nói về nghệ thuật của Trần Trung Tín

Đăng vào
3

Ilza

Art teacher and students at Tran Trung Tin's exhibition
Giảng viên và các sinh viên nghệ thuật tại triển lãm Trần Trung Tín

Một triển lãm có sức lôi cuốn – “Bi kịch lạc quan” – đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, với các bức tranh chưa từng được trưng bày, của cố họa sĩ tài danh Trần Trung Tín (1933 -2008).

Được trình bày xuất sắc khác thường, các họa phẩm tinh tế này hút mắt người xem bởi cách truyền cảm vô cùng thanh nhã, bởi màu sắc và phong cách nghệ thuật nhã nhặn, nhưng không đem lại cảm giác ủy mị, vì chúng chuyển tải truyền đạt một cảm giác bình an đạt được ngay giữa thời chiến, và giữa cả những kìm kẹp về tâm lý.

Tran-Trung-Tin-2
Người họa sĩ này từng tham gia vào công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc mình khi còn là một cậu bé mười hai tuổi.

Trên hành trình cuộc sống chiến tranh, người họa sĩ này chỉ tìm thấy bình yên trong nội tâm, khi đã tứ tuần, bằng cách dùng hội họa tạc nên cõi đời gần gụi với ông, cõi của những con người của ông– những người chống chọi với những hăm dọa giữa thời chiến tranh như chính ông – để gìn giữ tình yêu của mình, đất nước của mình, cảm nhân tự do cho mình.

Đâu có ai dạy ông hội họa. Ông vớ được cái bút, rồi vẽ, thế thôi.

Ông vẽ những khuôn mặt kinh hoàng bởi chiến tranh với nét cọ phóng túng, tuôn chảy trong màu nhạt, chỉ có độc con mắt thấm đẫm màu khiếp hãi bởi bị khủng bố… Tranh ông như hố nước u ám đầy tràn miệng thứ bi kịch phải gánh những ký ức gian nan của một đời người bị nhấn chìm vào chiến tranh.

Ông vẽ một Hà Nội của “riêng Trần Trung Tín”, với những mảng màu đẹp, màu xếp chồng lên nhau – chính là mảng hiện thực của “trường hợp Trần Trung Tín” gắn với một địa danh mà ông yêu dấu – “Hà Nội của tôi”, “Hà Nội trong tâm trí tôi”, họa sĩ đặt tên cho những bức tranh ấy của mình.

Ông sáng tác hiện thực của ông: thứ hiện thực bị kiềm tỏa.

Và ông kiến giải: “Nên tôi chỉ còn biết cắm đầu vẽ”.

Ông vẽ những cô gái mang súng cùng với những cánh chim, rồi ông vẽ thần tượng sắc đẹp – cơ thể phương phi của thần Vệ nữ; vẽ một người mẹ ôm chặt đứa con, không rời ra; và những cái nhìn trừu tượng của ông, khi thiền định… một cái mái chèo đè lên ô kính cửa sổ – nhòe đi trong những nét bút màu vung phóng khoáng trên nền báo cũ –bằng chứng in hằn những dấu vết hiện thực đương đại của ông, của dân tộc ông – như lớp vật liệu nền, như những chất liệu làm nên cuộc sống, nên phong cách nghệ thuật của ông.

Tran-Trung-Tin-3

Vì thế, Trần Trung Tín tự nhủ: “đi trong mơ khi hai mắt vẫn mở, người họa sĩ giữ cho tâm thức bền mãi vạn sắc màu…”

Các tác phẩm khác, những bức tiểu họa vẽ trên giấy ảnh, được Trần Trung Tín sáng tác vào khoảng giữa các năm từ 1975 đến 1984, khi ông từ Hà Nội trở vào Sài Gòn sinh sống.

Những bức này nhấn mạnh một nhìn nhận mới của nghệ sĩ về nỗi sợ, những con chim vốn biểu tượng cho hy vọng và tự do trong các bức tranh thời kỳ đầu của ông, tới lúc này hấp hối, hay đau yếu. Nỗi sợ bị giam cầm cộm lên trong các tranh này, như sờ thấy được, trên nền các mảng màu đậm đặc, tối sầm hơn trước, nét lạc quan không còn, chỉ thấy trang nghiêm, và dự cảm hiểm nguy.

Tran-Trung-Tin-4

Cuộc triển lãm được bổ sung về mặt nội dung, nhờ trình chiếu video các lưu trữ thuyết minh bằng hình ảnh về lao động nghệ thuật vào những năm cuối đời của Trần Trung Tín, cùng ảnh chụp một số bức sơn dầu của ông, không được trưng bày lần này.

Cho dù các tác phẩm của Trần Trung Tín được bảo hộ về học thuật, tiếc thay, cuộc chiêm ngưỡng trong hồi tưởng về nghệ thuật Trần Trung Tín này của công chúng đâu được trọn vẹn.

Tới triển lãm tranh này, người xem hẳn không chỉ được thưởng thức nghệ thuật của Trần Trung Tín, mà cả vị thể quan trọng mà nó chiếm, trong ngôi đền Pantheon của nghệ thuật thị giác Việt Nam. Còn có một an bum tuyệt vời của Sherry Buchanan – Hội họa và thơ ca Việt Nam, nhưng ai muốn mua cần đặt trước.

Bản dịch của: Lê Đỗ Huy

Ilza tin tưởng sâu sắc rằng không gì có hại hơn sự bàng quan lãnh đạm và rằng chỉ những bài phê bình dựa trên đánh giá bình đẳng về thực tiễn nghệ thuật đương đại mới là cách để mở mang và khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo cũng như những ý tưởng nghệ thuật độc đáo — từ đó bồi đắp cho sự am hiểu về nghệ thuật thị giác đương đại cũng như vai trò sáng tạo những giá trị văn hóa của người nghệ sỹ.
Ilza Burchett là một nghệ sỹ đã tham gia nhiều triển lãm trên thế giới, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam.

3 COMMENTS

  1. This is indeed a valuable peer to peer review drawing attention to the artist’s underlying strength of character and sense of purpose. Only sorry I am not in Hanoi to take in the exhibition

Leave a Reply