TP HCM – ‘Trí / Thức’ giới thiệu hai buổi diễn thuyết...

TP HCM – ‘Trí / Thức’ giới thiệu hai buổi diễn thuyết của diễn giả Inrasara

Đăng vào
0

Encounter - Inrasara

Buổi diễn thuyết I: Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa | 18:30, thứ ba 08/04/2014
Phòng NZ0903 (lầu 9)
Buổi diễn thuyết II: Tinh thần mở – Hồi giáo Chăm ở Việt Nam | 18:30, thứ năm 10/04/2014
Phòng NZ0204 (lầu 2)
Đại học Hoa Sen

Thông tin từ nhà tổ chức:

Inrasara sẽ giải nén lịch sử của ba vương quốc cổ đại làm nên đất nước Việt Nam ngày nay, từ đó nhận định nguyên do tại sao lịch sử phải thừa nhận không chỉ là những tường thuật mang tính áp đặt trong quá khứ, mà còn là, câu chuyện dân tộc nhỏ hơn nhưng không kém quan trọng làm nên sự hợp nhất của một dân tộc, một cộng đồng, một quốc gia.

Buổi diễn thuyết I: Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa

Inrasara chia sẻ thành quả nghiên cứu của mình về sự đóng góp của người Chăm vào nền văn hóa Việt Nam, từ văn hóa biển cổ đại của Vương quốc Champa (tk 7-1832), về sự kết nối giữa Champa với Nhật Bản, với Malaysia; hay những câu chuyện quanh địa danh Harok Kah hoặc đức lý của Chế Bồng Nga đầy sức mạnh nhưng không tham lam chiếm hữu cái không phải của mình. Đối với Inrasara, phát hiện những huyền thoại này và cả tính toàn vẹn của nền văn học đa dân tộc Việt Nam là để nhận chân giá trị của chúng, từ đó cung cấp ý nghĩa và định hướng cuộc sống đương đại.

Buổi diễn thuyết II: Tinh thần mở – Hồi giáo Chăm ở Việt Nam

Inrasara sẽ tập trung vào vai trò của đạo Hồi trong tinh thần mở của người Chăm. Đặc biệt là đức tin ấy đã cung ứng phương tiện cho sự cởi mở của người Chăm đối với sự khác biệt như thế nào. Ông cũng sẽ đề cập đến mối tương quan giữa kiến trúc và thái độ con người. Trong suốt quá trình tồn tại, vương quốc Champa thể hiện sự hòa hợp tuyệt vời giữa đức tin khác nhau và dân tộc khác nhau. Ở người Chăm, đức tin Bà-la-môn (Ấn giáo cổ) và Phật giáo và Hồi giáo từng sống chung với nhau, điều đó thể hiện rất rõ trong kiến ​​trúc. Ông cũng chia sẻ những câu chuyện buôn bán xưa của người Chăm, từng được xem là những “Digan Đông Nam Á”; đặt nghi vấn về lý do người Chăm ưa thích buôn bán nhưng vẫn còn thiếu hiệu quả.

Inrasara sinh năm 1957 tại Ninh Thuận, làng Chakleng, làng cổ nhất của Chăm, là đứa con Chăm sống và viết giữa hai dòng văn hóa Chăm – Việt. Làm thơ và sưu tầm văn học dân tộc từ thuở Trung học, mãi tuổi tứ thập ông mới in công trình nghiên cứu đầu tiên: Văn học Chăm khái luận (Giải thưởng CHCPI, Sorbonne) và in tập thơ đầu tay: Tháp nắng (1996, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam). Ông cùng với vài trí thức Chăm ra đặc san Tagalau, sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm, để bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc. Sau 12 năm, Tagalau giới thiệu nhiều các cây bút mới góp mặt trên diễn đàn văn học cả nước. Làm thơ là chính, vài năm qua, ông dấn mình vào lĩnh vực tiểu luận và phê bình văn học. Đối với ông, “Phê bình Lập biên bản” là phê bình ý hướng đạp đổ bức vách ngăn văn học ngoại vi với trung tâm, đấu tranh cho mọi dòng văn chương, mọi khuynh hướng sáng tác tồn tại công bằng trong một nền văn học lành mạnh.

ĐH Hoa Sen
8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp.HCM

NO COMMENTS

Leave a Reply