Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Những khuôn mặt nhân bản tại Bảo tàng Mỹ thuật

KVT – Những khuôn mặt nhân bản tại Bảo tàng Mỹ thuật

Đăng vào
0

KVT 2014
Let time pass by

KVT cố gắng hiểu thấu nội dung những tác phẩm của Nguyễn Khắc Chinh

IMG_1609

Một thời gian dài trước đây, khi bắt đầu làm quen với nghệ thuật ở Hà Nội, tôi đã say mê những nhân vật cách điệu nghiêng đầu ở những góc độ bất thường, mà chủ yếu là (thứ lỗi cho tôi nếu tôi nói sai) những nhân vật nữ, được nghệ sĩ Nguyễn Khắc Chinh hồi sinh trong những hình ảnh hấp dẫn tại triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật.

Seeking the real face 3

Thế nhưng dọc theo hành lang là một hình ảnh vô cùng ấn tượng về một người đàn ông tay cầm hoa sen, đầu nghiêng bất thường ở một góc độ đối lập.

Men and Lotus

Tâm trí rối loạn của tôi muốn dành thời gian khám phá nhiều hơn hình ảnh người đàn ông trong tư thế cầm hoa sen đầy nữ tính nhưng tôi sẽ để lại vào những phần sau. Ít nhất cũng đủ để thấy rằng những hình ảnh người nam giới mang đậm tính nữ nhuốm màu metrosexual đang dần được xã hội chấp nhận. (Lời biên tập: “Metrosexual” là một thuật ngữ mới chỉ những người đàn ông, có thể đồng tính hoặc không, coi trọng vẻ bề ngoài, thích mua sắm, có lối ăn mặc và phong cách như một người nam đồng tính, ví dụ David Beckham đã từng được mô tả là “hình ảnh metrosexual lớn nhất của nước Anh”.)

Việc quảng bá cho bộ sưu tập cá nhân của Nguyễn Khắc Chinh cũng đủ hấp dẫn để khiến tôi mặc dù đầu óc vẫn còn quay cuồng do chênh lệch múi giờ, giờ đây lại đi dọc hành lang chiêm ngưỡng bộ sưu tập tại bảo tàng, nơi hai hình ảnh nghiêm trang chào đón tôi ngay khi bước vào. Nghiêm trang là từ khóa quan trọng bởi bạn có thể nhìn thấy tia sáng lấp lánh trong đôi mắt của cả chàng trai metrosexual và những người phụ nữ trẻ hiện đại.

IMG_1612

Tôi cảm thấy váng đầu nhẹ, cảm giác đi cùng với sự rối trí do chênh lệch múi giờ, khiến nhận định về các tác phẩm của Chinh có vẻ hơi lan man … nhưng như nhân vật yêu thích của tôi trong văn học, chú mèo Mehitabel thường xuyên thốt lên … “Cái quái gì thế!” Nếu tôi có thể khuyến khích một vài người đọc đi cùng tôi tới bảo tàng để chiêm ngưỡng các tác phẩm trước khi chương trình kết thúc vào ngày 14, có lẽ tôi cũng có ích đôi chút. (Lời biên tập: Mehitabel là nhân vật chú mèo trong chuyên mục châm biếm xã hội mang tên “Archy and Mehitabel” của nhà văn/nhà báo người Mỹ Don Marquis cho tờ The New York Evening Sun năm 1916.)

Khó có thể nói là họa sĩ còn trẻ (anh sinh năm 1984), nhưng tôi sẽ coi như thế. Tác phẩm của anh bắt đầu được trưng bày kể từ khi anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 2006 tại một số phòng tranh như Hanoi Studio, Mai Gallery, Nguyen Art GalleryArt Tunnel. Để bắt đầu bài viết về triển lãm này, tôi sẽ đi từ tác phẩm anh vẽ năm 2011, điểm nhấn của một trong các phòng tranh kể trên và được đề giá khá cao.

Nguyen Khac Chinh 1

Đây là một trong những tác phẩm của anh đã làm tôi cực kỳ ấn tượng. Tác phẩm là hình ảnh mong manh của người phụ nữ trẻ, tự hỏi mình nên mang vẻ mặt nào để đối diện với thế giới. Thế giới hiện đại đòi hỏi cô đa bản sắc bởi cô có nhiều phương tiện thông tin khác nhau, từ cá nhân tới công khai như mạng xã hội Facebook và các “tác dụng phụ” của nó.

Là một người phụ nữ cô đã bước vào mê cung phức tạp của những kỳ vọng giới tính trong nền văn hóa đặc thù của cô.

Bức vẽ năm 2013 dưới đây khắc họa hình ảnh người phụ nữ trẻ giữa ranh giới của kỳ vọng truyền thống về giới tính nữ với mong muốn, khát vọng về một lối sống hiện đại… Sự hiện đại với mái tóc ngắn gợi ra nhiều liên tưởng.

Seeking the real face 3

Trong nhiều bức vẽ gần đây của Chinh, mâu thuẫn, xung đột giữa cái mới và cái cũ được khám phá một cách tinh vi hơn …… như khác biệt giữa trà và cocktail

Confiding

hay trà xanh và thuốc lá.

IMG_1593

Cuộc triển lãm là một giao lộ thú vị giữa những tác phẩm của Chinh từ năm 2011 và các chủ đề về nữ giới như hình ảnh những cô ma-nơ-canh tìm kiếm danh tính và gương mặt được xã hội chấp nhận. Các tác phẩm trước đó trần trụi và gợi cảm. Các tác phẩm sau này mang nhiều tính truyền thống và kín đáo hơn. Khi quan sát các tác phẩm, bạn sẽ sớm nhận thấy rằng tất cả các nhân vật dường như là bản sao của nhau.

Một trong những tác phẩm yêu thích của tôi thể hiện xung đột cao trào của Chinh giữa cái cũ và cái mới. Các nhân vật đại diện cho trào lưu đô thị hóa, phụ nữ miền Bắc Việt Nam từ những định kiến truyền thống đang tiến đến toàn cầu hóa.

Đồng thời diễn ra sự chuyển đổi về phương tiện truyền thông và các thiết bị liên lạc.

Manequins Life Nguyen Khac Chinh 5

Một chi tiết thú vị là họa sĩ đã sử dụng chính hình ảnh những tác phẩm trong sê-ri Vô Diện của mình để đưa lên trang bìa của tờ báo….

IMG_1609

Và khắc họa một hình ảnh còn gây tranh cãi hơn trên tờ báo mà theo tôi là sắp thành đồ cổ.

IMG_1610

Ngược lại hình ảnh trên chiếc iphone cho chúng ta biết mọi cập nhật đang diễn ra… ngay lập tức, chỉ bằng một vài động tác đơn giản.

Đã đến lúc quay lại nói tiếp về bức vẽ nhân vật Ma-nơ-canh của Chinh, và tôi rất nóng lòng được nói tiếp về cuộc đối đầu trực diện của những kỳ vọng và mong muốn giữa truyền thống và hiện đại.

Nguyen Khac Chinh 2

Tôi thích hình ảnh được tạo nên bởi các tấm ván sàn mà dường như phản ánh sự liên kết gần như không thể giữa sàn nhà với các đồ vật trong những bức chân dung tổ tiên đã qua đời thường xuất hiện trên bàn thờ gia đình…..nhưng tôi sẽ không đi theo hướng đó trong bài viết này!

Hai tác phẩm cũ khác, thể hiện ràng buộc văn hóa truyền thống đối với các thế hệ mà người nghệ sĩ muốn nhấn mạnh giới nữ ngày nay phải mạnh dạn đấu tranh. Cả hai đều ám chỉ đến tình dục và tôn giáo.

IMG_1584

IMG_1585

Một chi tiết khác được người nghệ sĩ sử dụng là việc đưa các vầng hào quang lên đầu các nhân vật, những vòng tròn ánh sáng quanh nhân vật trong các tác phẩm và các nhân vật truyền thống đeo băng che mắt. Tôi đoán họa sĩ thực hiện điều này để thể hiện hình ảnh người phụ nữ trong một xã hội gia trưởng của nam giới vừa là vị thánh vừa là người đàn bà quyến rũ tình dục.

Các cô gái trẻ ở miền Bắc thường đội những chiếc khăn truyền thống, một biểu tượng của vẻ đẹp, phiên dịch viên của tôi nói rằng đây là khăn mỏ quạ, bắt nguồn từ hình ảnh con quạ, được đặt tên theo chiếc mỏ chim như đã giải thích ở đây.

IMG_1590

Người phiên dịch cũng nói với tôi rằng, con quạ là một biểu tượng đẹp của tình yêu và lòng biết ơn, sự hiếu thảo và là biểu tượng mặt trời, một điềm thuận lợi. Mặt khác, nó là một con chim màu đen và cũng có thể hiểu là dấu hiệu của ác linh và đe dọa.

Kitô giáo coi quạ là biểu tượng của Đức mẹ Maria trinh trắng và hình ảnh dưới đây xứng đáng được dùng để trang hoàng trong bất kỳ một nhà thờ Công giáo nào.

IMG_1591

Tác phẩm này thì khó hiểu hơn, một tư thế thiền định đa văn hóa

IMG_1594

Nhưng cũng có một cách giải thích kinh điển về hình ảnh con quạ là dấu hiệu của sự cám dỗ tình dục theo các nhân vật trong Kinh Thánh.

Trong tiếng Anh, “một đàn quạ” được gọi là “a murder of crows” (murder còn có nghĩa là tội ác). Danh từ số nhiều chỉ một đàn quạ không lấy gì làm đẹp đẽ.

Lan man một chút về con quạ, cũng không rõ đó có thực sự là ý tưởng trong tranh Nguyễn Khắc Chinh hay không, nhưng nhân nói tới cái “không đẹp đẽ” chúng ta hãy cùng nhắc tới “buôn chuyện”… Mỏ quạ màu đen, nghĩa là tiếng quạ kêu báo điềm gở. Và buôn chuyện cũng là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm của Chinh…

IMG_1596

IMG_1593

Một chủ đề nữa trong các tác phẩm của họa sĩ là chủ đề về sự bất hòa, và cảm giác thuộc về đám đông…

Let time pass by

Và sự tự mãn mà cô gái tuổi teen nào cũng có khi được là một phần trong một nhóm được ngưỡng mộ.

IMG_1599

Tiếp đó là những hình ảnh gần đây của nữ nghệ nhân ca trù, thường biểu diễn ở những địa điểm phục vụ các đấng mày râu như tôi từng viết trong bài “Một tối ca trù với Trí Minh và những người bạn”:

“Khán giả toàn là nam giới, chúng ta có thể tưởng tượng mình quay ngược thời gian tới một quán cô đầu thế kỷ 17 ở phố Khâm Thiên, gần chợ Đồng Xuân, hay Hàng Gai, nơi giới thượng lưu thường ghé đến và tặng các đào nương thẻ điểm thể hiện sự đánh giá cao. Các thẻ điểm sẽ được đổi thành tiền sau canh hát. Nếu nghiên cứu của tôi là chính xác, trong Hán Việt “ca” có nghĩa là từ ca hát và “trù” có nghĩa là thẻ. Do đó loại hình nghệ thuật này được gọi là ca trù, mặc dù nó bắt nguồn từ hoàng cung nơi những đào nương biểu diễn ở cung đình triều Lý (1010-1225) nhưng sau đó được lan ra những ngôi nhà của giới quý tộc và các quán cô đầu như tôi đã nhắc đến ở trên.

Khó mà có được cái nhìn tổng quan về lịch sử của ca trù và các vị tiền bối, nhưng tôi khá chắc chắn rằng một số tiểu thuyết lịch sử lãng mạn nóng bỏng có thể được viết về sự sa đoạ (trong giai đoạn ca trù bị suy thoái) và các câu chuyện tình giữa những đào nương danh giá và các triều thần, quan lại của các triều đại khác nhau, hay giữa những cô đào rượu (người tiếp rượu nhưng không biết hát) với các quan viên chức thấp trong những quán cô đầu.

Những đào nương hàng đầu được coi là tầng lớp thượng lưu và có ảnh hưởng đến triều chính và tôi dám chắc rằng một số đóng vai trò tương đương với rất nhiều nhân vật nổi tiếng ở châu Âu thời trước với việc sử dụng tài năng và mưu chước của mình để đạt được tiền tài và danh vọng … Tuy nhiên, giống những nhân vật đó tôi đoán rằng những đào nương ca trù cũng có thể bị ruồng bỏ khi tài năng và sắc đẹp đã bị lu mờ.”

IMG_1600

IMG_1598

Đã đến lúc chia tay phòng tranh và những người phụ nữ của Chinh trước khi những nhà nữ quyền nổi nóng với tôi. Hẳn họ sẽ có những quan điểm khác về các tác phẩm này và tôi hi vọng nhận được bình luận thể hiện những quan điểm đó ở cuối bài viết.

IMG_1607

Tuy nhiên, đừng vội rời hai phòng trưng bày cho đến khi bạn nhận ra khả năng nắm bắt chi tiết một cách siêu thực của họa sĩ … đặc biệt là các mẫu thêu trên vải.

Và hãy chiêm ngưỡng hai bức tranh dù chúng đi khá xa so với chủ đề của cuộc triển lãm và thể hiện những mâu thuẫn ngầm.

Một đại lộ dài vắng vẻ, đưa ta tới một đích đến mơ hồ hay một cuộc phiêu lưu vô định…….

IMG_1604

……… và nhắc nhở tôi về chủ đề mối bất hòa vốn có trong tác phẩm nghệ thuật của Jeffery Smart.

Một bức tranh khác là hình ảnh người đàn ông nhảy dây với hình ảnh một tòa tháp vàng ở phía xa. Thật không may là kỹ năng máy ảnh của tôi cùng với chứng váng đầu khiến hình ảnh chụp lại mơ hồ, mờ ảo … tính từ mà rất nhiều độc giả hẳn đã nhận thấy ở bài viết lan man này.

IMG_1603

Tôi suýt quên nói rằng tôi thực sự thích lang thang trong triển lãm. Đó là một thói quen tốt để giải mã những biểu tượng mà họa sĩ khắc họa trong tác phẩm của anh. Tôi hy vọng mình đã phần nào làm được điều đó!

Dịch: Lăng Mạnh Hùng

Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây.

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply