TP HCM – Đêm nhạc Beethoven

TP HCM – Đêm nhạc Beethoven

Đăng vào
0

beethoven

20:00, thứ ba 19/09/2017
Nhà hát lớn TP HCM

Thông tin từ nhà tổ chức:

Beethoven là nhà soạn nhạc vĩ đại và có vai trò quan trọng trong lịch sử âm nhạc thế giới. Ông được đánh giá là người chuyển tiếp giữa trường phái Âm nhạc cổ điển và Âm nhạc lãng mạn bởi sự phát triển tột bậc ngôn ngữ âm nhạc cổ điển và đưa ra những cách tân táo bạo, mở đường cho nghệ thuật lãng mạn sau đó. Đêm hòa nhạc ngày 19/9 của HBSO sẽ giới thiệu các tác phẩm nổi bật của Beethoven, với sự tham gia của nghệ sĩ violin lừng danh Bùi Công Duy và nhạc trưởng quốc tế David Gomez Ramirez cùng dàn nhạc giao hưởng HBSO.

Concerto cung Rê trưởng dành cho violin, Op 61 của Beethoven là bản nhạc có số phận nhiều thăng trầm trong gia tài âm nhạc của nhạc sĩ người Đức. Bản nhạc được công diễn lần đầu vào năm 1806 tại Áo, vốn là bản nhạc nhạc sĩ dành tặng riêng cho một đồng nghiệp – nghệ sĩ violin hàng đầu lúc đó là Franz Clement. Tuy nhiên, bản nhạc khi mới ra đời không được công chúng đón nhận và nó gần như bị quên lãng. Cho tới năm 1844, sau khi Beethoven qua đời, Bản nhạc sau đó đã được thừa nhận là một trong những tác phẩm hay nhất của Beethoven viết cho violin.

Bản concerto duy nhất viết cho violin với dàn nhạc của Beethoven thuộc vào số những tác phẩm phức tạp nhất của chương mục biểu diễn của violin. Vấn đề không hẳn chỉ là những cái khó về kỹ thuật không có giá trị độc lập, mà chủ yếu là ở chiều sâu của nội dung, đòi hỏi mức độ trưởng thành về biểu diễn. Bản concerto cho violin này về cơ bản là một tác phẩm trữ tình. Cảm xúc trầm tĩnh, điềm đạm, nhưng nội tâm phong phú mang màu sắc của tính khác quan sử thi. Màu sắc điệu trưởng, sự rõ ràng khúc chiết, sự kiềm chế cao thượng những tình cảm, chất nghệ sĩ chiếm ưu thế trong tác phẩm. Những đặc tính ấy đã thể hiện rõ từ trong chương I (Allegro ma non troppo), có hơi thở cảm xúc rộng lớn, vô cùng phong phú về giai điệu. Sự “can thiệp” đáng lo ngại của chủ đề đầu tiên gồm 4 tiếng trống định âm, dẫn đến những hưng phấn kịch tính, nhưng vẫn không phá vỡ không khí điềm tĩnh chung. Nhưng nhân tố trữ tình được thể hiện đặc biệt rõ trong chương II (Larghetto), được trình bày trong những âm thanh trong sáng, hơi nén xuống một chút, suy tư mơ mộng, và thậm chí trong chương cuối (Rondo), dựa trên chủ đề có tính chất nhảy múa với tiết nhịp sắc và đều đặn, vẫn cảm thấy có “âm hưởng” trữ tình mà chủ đề thứ hai bổ túc vào – chủ đề đầy tươi mát và đẹp đẽ. Cách giải quyết như thế của bản concerto xác định phong cách của nó. Trong đó có tính chất giai điệu du dương. Các chương đều phong phú giai điệu, chúng nảy sinh không những trong các diễn giải, mà đó là đặc điểm của Beethoven cả trong những phần phát triển, rất phóng khoáng, được phủ một màn đăng ten mỏng những hình âm và những nét lướt.

Giao hưởng số 8 của Beethoven. Fa trưởng. Tác phẩm số 93 (1812).

Biểu diễn lần đầu ngày 27 tháng 2 năm 1814 ở Vienna, Giao hưởng số 8 đứng tách ra hơi xa với tuyến chủ yếu của nhạc giao hưởng của Beethoven. Đó là một loại intermezzo (khúc trung gian thể tự do), một phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trước lúc tấn công lên điểm cao cuối cùng – giao hưởng số 9, như ta đã biết, đã được nghiền ngẫm trong nhiều năm rồi. Chính Beethoven gọi giao hưởng số 8 là “giao hưởng nhỏ”. Đúng thế, về thể thức ngắn gọn nó gần với những tác phẩm thời Haydn và không những về hình thức, mà còn về phong cách. Cũng hơi lạ lùng là ở ngưỡng cửa của giao hưởng số 9 mới mẻ, Beethoven lại làm sống lại, dù không toàn bộ, cách viết đã đi vào quá khứ. Tuy nhiên sự phục hồi này – không phải là sự phục hồi nguyên xi. “Chủ nghĩa tân cổ điển của giao hưởng số 8 để lộ chút sắc thái cách khoan thai mỉa mai. Người nghệ sĩ – nhà triết học đã trải qua những bi kịch của tồn tại con người, với nụ cười châm biếm độ lượng, ngoảnh lại nhìn về thế kỷ 18 điền viên xa xưa về tinh thần, và với tính chất nhẹ nhàng khôi phục lại hình thức âm nhạc vốn có của nó. Sự trong sáng, rõ ràng, sự cân đối ngự trị trong tác phẩm, phong thái nghệ sĩ tế nhị nằm trên tất cả, và chỉ thỉnh thoảng trong thế giới của vẻ đẹp trong sạch và niềm sung sướng bỗng tuôn trào sức mạnh chinh phục thật sự Beethoven.

Chương I đơn giản, vui tươi theo phong cách của Haydn, trong khi chương II – scherzo – lại hài hước, khi nhà soạn nhạc mang vào chủ đề luân phiên lặp lại mô phỏng âm thanh lặp lại của chiếc metronome như dành tặng cho người bạn cũng là nhà phát minh, Maelzel. Ở chương II, Beethoven khôi phục điệu menuet, làm người nghe nhớ lại những âm điệu thôn dã của thế kỷ 18, trong khi chương cuối tươi sáng, đầy ắp sáng tạo với một chủ đề chính tươi vui, rộn rã và tràn sắc màu.

Giá vé: 550.000 – 400.000 – 350.000 – 200.000 – 80.000 VNĐ (vé sinh viên)

Đặt và giao vé: 028 3823 7419, Ms. Hương 098 987 4517, Ms.Hương Ly: 090 805 7972
Tại Nhà hát Thành phố, 7 Công trường Lam Sơn
Online Booking: ticketbox.vn

Theo dõi cập nhật trên trang sự kiện.

Nhà hát lớn TP HCM
Số 7 công trường Lam Sơn, Quận 1, TP HCM

NO COMMENTS

Leave a Reply