Trò chuyện cùng Brianne Cohen

Trò chuyện cùng Brianne Cohen

Đăng vào
0

logo_DOCLAB

18:30, thứ ba 12/06/2018
DOCLAB

Thông tin từ DOCLAB:

Hanoi DocLab mời các bạn tham dự sự kiện đầu tiên tại không gian mới của chúng tôi:

“Vừa Kịp hay là Đã Quá Muộn? Công lý Khí hậu và Thẩm mỹ Pháp y”

Brianne Cohen
Đại học Colorado, Boulder

Làm thế nào để các nghệ sĩ có thể giúp đỡ trong cuộc chiến vì công lý khí hậu? Qua câu hỏi này, tôi muốn nói đến sự phản kháng chống lại bạo lực quy mô lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu, cùng đó là mạng lưới trách nhiệm phân phối phức tạp và không cân bằng. Một số bộ phận rõ ràng phải chịu trách nhiệm về, cũng như chịu hậu quả của, bạo lực môi trường nhiều hơn một số khác ở các nơi khác nhau trên thế giới. Bài nói chuyện này xem xét khái niệm và phương pháp của thẩm mỹ pháp y trong tương quan với những tội ác gây hại cho Trái Đất.

Thẩm mỹ pháp y là một khái niệm nghệ thuật gần đây đã đạt được sức hút phổ biến trong giới nghệ thuật đương đại, ví dụ, nhận được nhiều lời khen ngợi tại Documenta 14 hè năm ngoái. Hiện tượng này phát sinh từ một nhóm các nghệ sĩ-nhà hoạt động xã hội ở Luân Đôn – được biết đến với tên gọi Forensic Architecture (Kiến trúc Pháp y) – công việc của họ ghi chép tư liệu về những tàn bạo hàng loạt và đưa chúng ra ánh sáng trong các diễn đàn đa dạng như triển lãm nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng, và phòng xử án. Công việc này thậm chí nhằm mục đích xử án và đưa thủ phạm ra công lý một cách hợp pháp. Một số thành viên của nhóm tập trung vào bạo lực sinh thái hàng loạt. Buổi nói chuyện này đưa ra câu hỏi xem cách tiếp cận và sự chú ý tới hoạt động lên án có phải đã đến đúng lúc, khi chúng ta có các công cụ lập bản đồ và kỹ thuật số thế kỷ 21 cần thiết để ghi lại các tội lỗi ở địa điểm xa xôi, hoặc quá muộn, bởi ngăn chặn nóng lên toàn cầu có thể cấp bách hơn việc “chỉ tay đổ lỗi” sau khi chuyện đã rồi.

Trong bài nói chuyện này, tôi nhằm mục đích chỉ ra cả giá trị và giới hạn của một cách tiếp cận thẩm mỹ pháp y cho các nghệ sĩ. Công lý khí hậu đòi hỏi không chỉ mang tội phạm ra xét xử sau khi bạo lực đã xảy ra, mà còn tưởng tượng một chăm sóc ít rõ ràng và chậm hơn, cần thiết để ngăn chặn bạo lực như vậy ngay từ đầu.

Về Brianne Cohen:

Brianne Cohen là giáo sư lịch sử nghệ thuật đương đại tại Đại học Colorado, Boulder. Nghiên cứu và giảng dạy của cô tập trung vào nghệ thuật đương đại trong không gian công. Từ nghệ thuật can dự đến hoạt động xã hội qua ống kính, cô nghiên cứu các thực hành nghệ thuật cụ thể liên quan đến di cư toàn cầu, lịch sử hậu thuộc địa, bạo lực chính trị, sinh thái và chủ nghĩa môi trường. Dự án sách của cô, “Công chúng dự phòng: Nghệ thuật đương đại và Khái niệm châu Âu”, phân tích các tác phẩm nghệ thuật đương đại vật lộn với liên kết xuyên văn hóa ở châu Âu thế kỷ 21. Tập trung quanh nghệ thuật của Harun Farocki, Thomas Hirschhorn, và nhóm nghệ sĩ Những Người Vợ của Henry VIII, dự án lập biểu đồ về cách nhìn thay đổi qua thế hệ về nhận dạng châu Âu xuyên quốc gia, từ thời điểm thống nhất hậu-Holocaust và giải thuộc địa, đến các vấn đề gây tranh cãi gần đây như chủ nghĩa thế tục, toàn cầu hóa và phong trao di dân của người tị nạn. Cô đã công bố các bài báo liên quan đến nghiên cứu này trong Third Text (Văn bản thứ ba), Journal of European Studies (Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu), và Image [&] Narrative (Tường thuật [&] hình ảnh), cũng như tuyển tập New Silent Cinema (Tân Điện ảnh Vô Thanh) (Routledge / AFI, 2015).

Cô cũng đang ở giai đoạn đầu trong một dự án sách khác liên quan đến những câu hỏi vật chất-thị giác về sự tàn phá sinh thái ở Đông Nam Á. Dự kiến ​​mang tên “Chất liệu công: Bạo lực môi trường và Nghệ thuật đương đại qua ống kính ở Đông Nam Á,” nghiên cứu này điều tra những tác phẩm tài liệu sáng tạo có vai trò xúc tiến phản kháng xuyên-khu-vực và tăng cường quảng bá toàn cầu để ngăn chặn phá hủy môi trường trong khu vực.

Trước khi giảng dạy tại Đại học Colorado, Boulder, cô đã là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Brown và Amherst College. Sau khi nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Pittsburgh vào năm 2012, cô nhận học bổng hậu cao học tại Đại học Công giáo Louvain và Trung tâm Lieven Gevaert ở Bỉ. Trong thời gian đó, cô đồng biên tập cuốn sách, The Photofilmic: Entangled Images in Contemporary Art and Visual Culture (Tính phim-ảnh: Hình ảnh Thắt quyện trong Nghệ thuật Đương đại và Văn hóa Thị giác, NXB Đại học Leuven và Đại học Cornell, 2016).

Ngôn ngữ: Tiếng Anh, có phiên dịch tiếng Việt (bởi Quyên Nguyễn)

Vào cửa tự do. Vì chỗ ngồi có hạn, mời các bạn tới sớm để đảm bảo có chỗ ngồi.

(Chúng tôi không có chỗ để xe, mời các bạn tới sớm và để xe bên khu vực đền bên đường đối diện với Ngõ 378 Thuỵ Khuê, rồi đi bộ vào ngõ 376, tới ngách 12 bên tay phải các bạn rẽ vào, nhà 11 nằm ở 2 mặt ngách)

Chú thích hình ảnh: Bộ phim Đất Nung Hiếm, tác phẩm của Unknown Fields (2014-15)

Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện

DOCLAB
376/12/nhà số 11 Thuỵ Khuê, Hà Nội

NO COMMENTS

Leave a Reply