Sự kiện “Tiệc 20+ IN : ACT”

Sự kiện “Tiệc 20+ IN : ACT”

Đăng vào
0

18:30, thứ sáu 14/12/2018
Nhà Sàn Studio
Ngõ 462 Đường Bưởi, hoặc Ngõ 6 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Thông tin từ Nhà sàn Collective:

Các bạn thân mến, chúng tôi thân mời các bạn tới dự tiệc IN : ACT, trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm sinh nhật 20 của Nhà Sàn.

Nếu có một hoặc một vài mảng thực hành chủ lưu giữa các thế hệ nghệ sĩ Nhà Sàn, thì nghệ thuật trình diễn luôn có vị trí vô cùng sáng tỏ. Nếu hình dung thực hành nghệ thuật trình diễn mà chúng ta đang nói đến là một thứ cầm nắm được, thì điều đó đưa đến cảm giác các thế hệ nghệ sĩ ở đây có thói quen truyền tay nhau và họ như có ký hiệu truyền đạt đặc biệt.

Giám tuyển: Vũ Đức Toàn
Nghệ sĩ: Nguyễn Hữu Hải Duy, Lại Thị Diệu Hà, Nguyễn Hồng Hải, Lem TragNguyen, Vũ Hồng Ninh, Phụ Lục, Nguyễn Đình Phương, Seiji Shimoda, Síu Phạm, Phan Đông Thái & Nguyễn Quốc Thành

Đồng thời, chúng tôi sẽ giới thiệu chuỗi phỏng vấn với các nghệ sĩ trình diễn do Bill Nguyễn, Gabby Miller, Phương Linh, Đỗ Tường Linh và Vũ Đức Toàn thực hiện. Vựng tập bao gồm các trao đổi với Lại Thị Diệu Hà, Phụ Lục, Kim Ngọc, Seiji Shimoda, Trương Tân, Nguyễn Thuỷ Tiên, Nguyễn Quốc Thành, Tuấn Mami sẽ ra mắt vào tháng 3 sang năm.

Về giám tuyển và các nghệ sĩ

Nguyễn Hữu Hải Duy:
Nguyễn Hữu Hải Duy sinh ra tại Hà Nội. Anh bắt đầu có những trải nghiệm sáng tác lần đầu tiên thông qua sự lắng nghe. Ngoài ra thường thường, anh dành phần lớn thời gian của mình để đi lại và ghi chép cũng như lưu trữ vào đầu óc những hiện tượng lông bông và khó hiểu.

Lại Thị Diệu Hà:
Diệu Hà tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2005. Nghệ thuật của cô rất độc đáo, đầy ám ảnh và đa diện. Thời gian đầu cô chuyên về nghệ thuật trình diễn, thể hiện cái nội tại bức bối về nguồn cơn của chính nó và mọi cái nó va chạm vào. Cô thường dùng cơ thể của chính mình như đối tượng nghiên cứu và thực hành. Cô thí nghiệm, đặt câu hỏi và thách thức bản thân, nửa gợi mở nửa thách đố để khán giả tự đưa ra câu trả lời. Thông qua nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc, sắp đặt và video, Diệu Hà sử dụng các vết mờ tâm lý để làm rõ và hình thành nên tiếng nói nghệ thuật của mình. Các triển lãm đáng chú ý trước đây của cô gồm: ‘Tâm kịch trị liệu’, Liên hoan Nghệ thuật biểu diễn quốc tế Rapid Pulse, Chicago, Mỹ, 2014; ‘Tâm trí, Xác thể, Vật chất; Sàn Art, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Năm 2015, Triển lãm cá nhân đầu tiên của Diệu Hà, ‘Bảo tồn sức sống’ được Cuc Gallery tổ chức ở Hà Nội, Việt Nam.
Nguồn: Sàn Art

Nguyễn Hồng Hải (Jonathan Hải):
Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Hải từng tham gia các liên hoan nghệ thuật trình diễn ‘Kết nối’, một phần của triển lãm POST-ĐỔI MỚI: Nghệ thuật Việt Nam sau 1990 tại bảo tàng mỹ thuật Singapore (2007), và ‘5 phút trình diễn’ ở Nhasan Studio (2007).

Lem TragNguyen:
Lem TragNguyen là nghệ sĩ thị giác. Sinh ra ở Đức và lớn lên trong sự giao thoa của hai nền văn hóa cảnh tượng Đông – Tây. Lem không giới hạn mình đến một hình thức nghệ thuật cụ thể; đối với cô, thực hành nghệ thuật là không gian để cô tự mình khám phá trong quá trình sáng tạo đặc trưng bởi sự kết hợp giữa hành động và thử nghiệm; để tạo ra những phương tiện thiết yếu để thực hành ý tưởng; không gian đó chứa đựng tiềm năng của cả thực tại tuyệt đối lẫn sự mô phỏng cho trí tưởng tượng.

Vũ Hồng Ninh:
Vũ Hồng Ninh sinh năm 1982, hiện sống và làm việc tại Hà nội và Hoà Bình. Ninh tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật Việt Nam và ngay sau đó đã tham gia nhiều triển lãm. Anh thực hành trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhằm hướng tới bản chất hữu hạn và tù túng của con người. Ninh tham gia Singapore Biennale lần thứ 4 (2013); triển lãm “Lim Dim” tại Stenersenmuseet, Oslo, Na uy (2009), và nhiều triển lãm khác ở Việt Nam, Nhật và các nước châu Âu.

Phụ Lục:
Phụ Lục là nhóm thực hành nghệ thuật trình diễn tại Hà Nội được sáu thành viên sáng lập vào năm 2010. Hiện nay, nhóm tiếp tục hoạt động với bốn thành viên chính là Nguyễn Huy An, Vũ Đức Toàn, Nguyễn Song và Ngô Thành Bắc. Sử dụng những đồ vật hàng ngày mang tính ẩn dụ, Phụ Lục thường thực hiện các trình diễn với những hành động được lặp đi lặp lại chậm rãi, đôi lúc dường như phi lý trong một quãng thời gian kéo dài giữa bối cảnh được dàn dựng, ám thị đến các vấn đề xã hội hoặc những trăn trở cá nhân. Nhóm Phụ Lục đã tham gia chương trình Những chân trời có người bay 2 tại Hà Nội cũng như các liên hoan nghệ thuật trình diễn quốc tế tại Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore.

Nguyễn Đình Phương:
Nguyễn Đình Phương sinh năm 1989 tại Mộc Châu, tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2016. Phương được biết đến bởi các tác phẩm trình diễn được thực hiện liên tục và nhất quán trong một thời gian dài. Trong hai năm 2012-2013, Phương sống trong túp lều nhỏ, liên tục di chuyển đến nhiều nơi ở thành phố, nông thôn, cũng như đến các khu vực miền núi xa xôi. Trong quá trình thử nghiệm này, anh đã gặp gỡ người dân địa phương, người vô gia cư, người bán hàng, cảnh sát, và có nhiều trao đổi thú vị. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phương trở lại quê mình ở miền núi Tây Bắc, tiếp tục thử nghiệm với những không gian khác nhau và với chính cơ thể mình. Năm 2017, anh thực hiện chuỗi trình diễn tại các vùng nông thôn, đặt câu hỏi về chuyển động của cơ thể trong mối quan hệ tới sự thay đổi của nhận thức về không gian cũng như sự thấu hiểu nó, và tới sự hình thành của thế giới.

Seiji Shimoda:
Sinh năm 1953 tại Nagano, Nhật, Seiji Shimoda là nhà thơ, nghệ sĩ và là người sáng lập và giám đốc điều hành NIPAF (Nippon International Performance Art Festival), liên hoan nghệ thuật trình diễn được ông sáng lập năm 1993. Trong những năm qua, NIPAF đã có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của nghệ thuật trình diễn cũng như mạng lưới nghệ sĩ trình diễn tại châu Á. Seiji Shimoda cũng là giảng viên – cộng tác viên tại Musashino Art University (Tokyo, từ năm 2000) và and Keio University (Tokyo, từ năm 2015). Từ năm 2004 ông là thành viên thường trực ban giám khảo của Chinese Performance Art Document tại bảo tàng Macau Museum of Art ở Macau.

Síu PHẠM:
học Triết học tại Sài gòn và Lịch sử nghệ thuật và kịch tại ĐH Geneva.

Phim truyện:
– «Đó… hay Đây?», 2010,
LHP: Busan International Film Festival 2011, Osaka Asian FF, CPH Pix Copenhagen, Hanoi IFF.
– «Căn phòng của mẹ/Homostratus », 11. 2013
Giải thưởng “Nhãn quan độc đáo” tại Queens World Film Festival, New York, 2014,
Đề cử Phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, dựng phim xuất sắc nhất: AIFFA 2015.
– “Con đường trên núi”, 2016, CPH Pix Copenhagen 2016, World FF in Montreal, Poetic Cinema Award at Queens World FF, New York.

Phim tài liệu:
– «Saigon´s Blues», 2000
– «The Script of Udaipur», 2004,
– “Swallow an Angel” 2005
– “Sương mù trên đỉnh núi” 2012-14, South Asia Taiwan

Kịch bản
«Other side of a dream»,
Giải thưởng của SSA,
LHP: Festival International de Film Locarno, 2002

Vũ Đức Toàn:
Sinh năm 1982, sống và làm việc tại Hà nội, Việt Nam. Vũ Đức Toàn tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật Việt Nam năm 2007. Năm 2010, Toàn đồng sáng lập nhóm Phụ Lục cùng năm người bạn cũng là nghệ sĩ. Toàn đã tham gia nhiều triển lãm, liên hoan nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam và các nước và vùng lãnh thổ khác tại châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung quốc, Đài Loan, Cambodia và Singapore.

Phan Đông Thái & Nguyễn Quốc Thành:
Phan Đông Thái và Nguyễn Quốc Thành sống và làm việc tại Hà nội. Thái là kỹ sư, còn Thành là người đồng sáng lập Nhà Sàn Collective năm 2013, và cũng là người sáng lập và điều hành Queer Forever!. Bộ đôi bắt đầu trình diễn cùng nhau năm 2016 với ý định tìm hiểu về sự riêng tư và đồng hành.

Cảm ơn sự ủng hộ của: Andrea Fam, Nguyễn Huy An, Nguyễn Mạnh Đức, Phương Linh, Mẹ Lương, Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Phương Thảo.

Cảm ơn các bạn tình nguyện viên.

Chương trình nhận được tài trợ của Hội Đồng Anh tại Việt Nam, Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hoá Đan Mạch (CDEF), Quỹ Nhật Bản, Prince Claus.

Đối tác: Á Space, Đom Đóm, Hanoi Grapevine, Queer Forever!

Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply