Triển lãm XEM

Triển lãm XEM

11:00 – 19:00, 29/10 – 29/11/2023 (đóng cửa Thứ Hai & ngày lễ)
The Ngee Ann Kongsi Galleries 1 & 2
NAFA Campus 1, 80 Bencoolen St, Singapore

Thông tin từ ban tổ chức:

“…một nỗ lực đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho sự bất an và không thỏa lòng trong tôi. Lịch sử là một cái gì đó / một kẻ sống đâu đó trong vùng mờ giữa những gì được nhìn thấy và những gì được che khuất, nó luôn vật vờ và luôn chuyển động, và việc giành lấy nó… yêu cầu sự quả quyết để giành lên trên bằng được cái hệ nhị nguyên thiếu chiều sâu giữa chủ quan và khách quan.”

“Sự khác biệt nằm chính trong khoảng cách giữa tôi và những sự kiện này. Tôi không cảm thấy phải biện hộ hay bào chữa cho cái gì hay cho ai, hay phải chọn phe hay chọn một cái mục đích để có quan điểm riêng. Cũng như bao nghệ sĩ trẻ khác, cách chúng tôi hiểu lịch sử vốn không đồng lòng với một cái lịch sử khuôn mẫu… Một tác phẩm lịch sử vẫn gánh theo nghĩa vụ và trách nhiệm, nhưng đây là trách nhiệm với không gì khác ngoài chúng tôi dưới tư cách nghệ sĩ, trách nhiệm với tự do của chính chúng tôi.”

Trương Minh Quý: A Vietnamese on Mars, trích đoạn, phỏng vấn thực hiện bởi Graiwoot Chulphongsathorn, cùng phiên dịch viên Nhân Nguyễn. Antennae, Số 54, ‘Uncontainable Natures’

Mười năm trước, một nhóm bạn chung nhau xây dựng một không gian nơi họ có thể chủ động trao đổi về thực hành nghệ thuật cá nhân. Họ tìm cách đối thoại mà không cần phải trực tiếp nói chuyện với nhau. Những ai thích nói chuyện có lẽ sẽ thấy điều này khó hiểu. Những buổi gặp mặt và trao đổi của Trúc (Nguyễn Thanh Trủc), Quang Lâm, Phan Quang, Cầm (Hoàng Dương Cầm) và Ưu Đàm (UuDam Tran Nguyen) đã mang lại rất nhiều kết quả, dù trong chất liệu in, trong chất liệu số, hay trong lưu trữ. XEM, tức chính là động từ ‘xem’. Trong từ điển, xem còn gần với ‘nhìn’, ‘để ý’, ‘chú ý’, hay với những danh từ như ‘người xem bói.’ Chỉ một từ đơn giản vậy thôi mà lại mang lại rất nhiều ý nghĩa để nghĩ về chức năng biểu tượng và kiến tạo của nó, ít nhất là với nhóm năm người bạn này. Chúng ta nghĩ về sự nhìn, cách chúng ta nhìn, và chúng ta là ai khi chúng ta nhìn. Khi chúng ta xem, khi chúng ta quan sát, khi chúng ta giải nghĩa thứ mà chúng ta tiếp nhận được trong tầm thị giác.

Buổi triển lãm này có thể tự nói ra những gì nó muốn. Nó đánh dấu “chất’ Xem như một dạng thực hành cũng như một quãng nghỉ. Nó nói rằng cách chúng ta nhìn luôn đi kèm một tập hợp những suy nghĩ, thi tính, ký ức, và phê bình.

XEM đến từ Việt Nam, ở giữa bối cảnh nghệ thuật Đông Nam Á. Những trường thị giác ở Việt Nam dĩ nhiên không thể bị gói gọn trong những thành phố nổi bật như Hà Nội, Sài Gòn (Hồ Chí Minh), Huế, Đà Lạt, và Đà Nẵng. Việt Nam được dựng lên từ trời và biển, từ núi và đất, cứ như vậy trải qua ngàn năm. Những thế kỉ chiến tranh và bạo loạn từ gần tới xa, từ biên giới tới kinh đô, từ miền bắc đến miền nam đã để lại một Việt Nam vẫn bên đà triển vọng. Nhưng không có chút gì mang tính trách móc hay nặng nề trong chất-Xem. Những tiếng nói không tự nhận bản thân đang lên tiếng cho ai, kể cả cho chính mình. Ở đây là các tác phẩm video, ảnh chụp và chuỗi tác phẩm, trò chơi điện tử, tác phẩm chiếu đa phương tiện, các tác phẩm found object, sắp đặt, hoặc thậm chí cả những con voi thổi hơi; chúng ở đây để định hướng lại thế giới cho người xem. Lịch sử luôn trong guồng quay, như nhà làm phim Trương Minh Quý đã nói. Giữ nó lại, dù chỉ một chút thôi, cũng là lúc các ký ức, niềm vui, niềm tin, phản bội, tức giận, hối hận, ước mơ, và hy vọng cọ sát lẫn nhau. Và đây là khoảnh khắc trao quyền. Đây là ý nghĩa đằng sau sức sống. Tầm nhìn của chất-Xem đặt cái niềm tự hào Việt Nam lên trên những bề mặt đang phản chiếu ánh sáng, tức những khuôn mặt, những tòa nhà ta ở, cây cối quanh ta, và những màu sắc thay đổi theo trời, theo ngày. Ánh sáng phủ đậm xe cộ ta đi, tài nguyên ta sử dụng, những thứ ta làm ra, và những ý tưởng ta nghĩ đến. Đã bao giờ bạn bất chợt thấy một tia nắng hắt lên từ mặt gương? Cái ánh sáng lòa đó vụt qua và bạn đã thành mù lòa trong chốc lát.

Nhà thơ Mai Văn Phấn gần đây đã viết những dòng bộc lộ rất tài tình và ý nghĩa trong thể thơ và văn xuôi, và trong chương cuối cùng, chương IX. KẾT NỐI, anh viết:

“Tâm linh và cơ điện vi mô. Kinh mạch và kiến trúc phần mềm. Những dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc tâm linh, vật chất. Những mặt người, muông thú, cỏ cây được liên thông suốt chiều dài lịch đại và khoảng không đồng đại.
Những vong linh dữ liệu chờ được giải nén, giục giã người đương thời không nên chậm trễ, loay hoay một chỗ.
Các nhân vật hiện trên cửa sổ giao diện trỗi dậy tái sinh, chọn lại những giá trị khác. Con đường khác. Triết thuyết khác. Lối rẽ khác. Thần tượng khác. Mô hình khác. Độc lập khác. Tự do khác. Hạnh phúc khác. Ý chí khác. Cảm xúc khác.”

Chúng thấm đẫm trường thị giác của chất-Xem qua 10 năm cảm tượng. Mỗi khoảnh khắc là một thay đổi, một biến đổi. Chúng ta là sự sống vẫn đang tự duy trì và theo đuổi rất nhiều những mặt khác nhau của sự thật để lưu giữ cái hồn của tự do, cũng như sự tự do của tâm hồn.

NO COMMENTS

Leave a Reply